Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 17: Văn bản Cổng trường mở ra - Năm học 2020-2021

1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

* Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục

- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.

- Tự nhận thức và xác định được giá trị lòng nhân ái và trách nhiệm với gia đình– nhà trường – xã hội

- Giao tiếp – phản hồi - lắng nghe tích cực trình bày ý nghĩ – ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước những cảm xúc của nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.

3.Thái độ

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Nghiêm túc tự giác trong học tập

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.

- Hiểu thấy rõ được ý nghĩa của ngày khai trường- nâng niu trân trọng những kỉ niệm của tuổi đến trường.

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 17: Văn bản Cổng trường mở ra - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Theo Lí Lan, báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1-9-2000) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em - tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II. TRỌNG TÂM(ghi theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN) 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. * Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục - Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình. - Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con. - Tự nhận thức và xác định được giá trị lòng nhân ái và trách nhiệm với gia đình– nhà trường – xã hội - Giao tiếp – phản hồi - lắng nghe tích cực trình bày ý nghĩ – ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước những cảm xúc của nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản. 3.Thái độ - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình. - Hiểu thấy rõ được ý nghĩa của ngày khai trường- nâng niu trân trọng những kỉ niệm của tuổi đến trường. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh - Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ... - Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ... - Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân. - Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh III. CHUẨN BỊ Giáo viên -Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên => Soạn giáo án. - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. 2. Học sinh: - Đọc văn bản ít nhất 3 lần => trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài. - Ôn lại một số văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6. IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK) * Mục tiêu: kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh * Phương án: Kiểm tra trước khi vào tìm hiểu bài mới Kiểm tra SGK, vở soạn, vở bài tập và vở ghi của hs. 3. Tổ chức dạy và học bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình * Kỹ thuật : Động não * Thời gian: 1’. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chú “ Ngày đầu tiên đi học Mẹ dắt tay đến trường Em vừa đi vừa khóc Mẹ dỗ dành yêu thương” Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. ->Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. - Học sinh lắng nghe và ghi tên bài. - Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. - Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em . HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. * Kỹ thuật: Động não, giao việc, . * Thời gian: 27- 30’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN GHI CH 1: Đọc - hiểu chú thích. GV cho HS đọc truyện. Hướng dẫn cách đọc cho HS: đọc với giọng tự nhiên, chậm rãi, rõ ràng. Góp ý ngắn gọn cách đọc cho HS. (?) Văn bản này thuộc loại văn bản nào? (?) Em nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng. 2: Tìm hiểu văn bản. Em hãy tóm tắt đại ý của văn bản. Tìm những chi tiết, từ ngữ để biểu hiện tâm trạng của 2 mẹ con? (?)Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để thể hiện tâm trạng của 2 mẹ con ? (?) Theo em, tại sao người mẹ không ngủ được (?) Vậy chi tiết nào cho thấy ngày khai trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người mẹ? (?) Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào? GV bình: è Mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng mỗi khi ta bệnh, lo âu dõi theo bước chân ta, bảo vệ ta khi gặp nguy hiểm, vỗ về an ủi ta lúc buồn phiền, động viên khích lệ ta mỗi khi ta gặp khó khăn và luôn ở bên ta cho hết cuộc đời. Bởi thế có một danh nhân đã nói rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan duy chỉ có trái tim người mẹ là vĩ đại hơn hết” (?) Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói chuyện với con không? Theo em, người mẹ đang nói với ai? (?) Cách viết này có tác dụng gì? (?) Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Câu hỏi thảo luận: Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “bước qua thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới đó là những gì sau 6 năm học qua. (èHiểu biết về thế giới xung quanh, tư tưởng, đạo lý, tri thức nhân loại, tình bạn, thầy trò ) GV bình: Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, quãng đời đẹp nhất là quãng đời chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. “ Thế giới kỳ diệu” đó đang chờ chúng ta khám phá với bao vui, buồn, hơn, giận. Và dù gì đi chăng nữa, hãy nhớ rằng: chúng ta không bao giờ đơn độc một mình. Vì bên cạnh ta là thầy cô giáo, là bạn bè thân quen. 3 : Hướng dẫn tổng kết Qua tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, em hiểu điều tác giả muốn nói ở đây là gì? GV cho HS nhắc lại ý nghĩa văn bản HS phát biểu. Văn bản nhật dụng Là văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật đề tài có tính thời sự đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài HS phát biểu Viết về tâm trạng của một người mẹ vào đêm trước ngày khai trường khi con vào lớp 1. Mẹ: không tập trung vào việc gì cả, trằn trọc không ngủ được, nhớ về buổi khai trường đầu tiên của mẹ, nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. Con: gương mặt thanh thoát, ngủ ngoan, đôi môi hé nở, thanh thản, vô tư. Nghệ thuật tương phản HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân. Định hướng: - Vì lo lắng cho con - Vì nghĩ về kỉ niệm xưa. “cứ nhắm mắt dài và hẹp” “cho nên ấn tượng bước vào”. Có tình yêu thương con hết mực, mong muốn con cũng có kỉ niệm về ngày khai trường, muốn con có một tâm hồn trong sáng rộng mở. Dự kiến trả lời: Người mẹ không nói với con, người mẹ đang tâm sự với chính mình. Cách viết này nhằm làm nổi bật, tâm trạng của nhân vật, có thể nêu lên những tâm tư tình cảm sâu kín, khó thể hiện bằng lời nói. “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong GD sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” HS thảo luận theo nhóm. HS có thể trả lời theo cách riêng, theo cảm nhận của mình miễn là làm nổi bật lên vai trò và vị trí của nhà trường. Định hướng trả lời theo phần Ghi nhớ ( SGK ) - Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. - Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người. I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH.: Tác giả: Lý Lan. Tác phẩm: Văn bản nhật dụng; trích từ Báo “Yêu trẻ” số 166. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Hoàn cảch nảy sinh tâm trạng: Đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. 2. Diễn biến tâm trạng của mẹ: - Không tập trung được. - Trằn trọc không ngủ được. - Nhớ về buổi khai trường đầu tiên - nhớ sự nôn nao hồi hộp. sự thao thức, suy nghĩ xen lẫn hồi ức, thể hiện tấm lòng yêu thương, tình cảm đẹp đẽ đối với con. Con: ngủ ngoan, thanh thản, vô tư. 3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra: Đi đi conbước qua cánh cổng trường thế giới kỳ diệu sẽ mở ra Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người. III. GHI NHỚ: SGK trang 9 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú Bài tập 1: Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp , lo lắng. Bài tập 2: Những kỉ niệm nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “ cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan . Hãy viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (về nhà) - Hs thảo luận nhóm bàn và bình. - Học sinh nêu cảm nhận. ... IV. Luyện tập. Bài tập phần luyện tập SGK HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác. * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập Bài tập: Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu có sử dụng phép lập luận giải thích về chủ đề tình bạn Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... a. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ? A- Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B- Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C- Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày khai trường đầu tiên. D- Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Bài 2: Vì sao trong đêm trước ngày khai trường, người mẹ lại không ngủ được ? A- Người mẹ đã nhiều năm vất vả, lo lắng cho con B- Vì mẹ quá lo lắng cho buổi đến trường của con C- Vì mẹ quá vui sướng, bởi con mình sắp trở thành học sinh lớp 1 – bậc đầu tiên của nấc thang học vấn. D- Vì mẹ hồi hộp, cảm động, tin tưởng, nhớ ngày khai trường của mình, nghĩ về ngày mai của con. Bài 3: Câu văn nào sau đây thể hiện tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? A- Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường lầ ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đáng và trang trí vui tươi. B- Tất cả quan chưức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đền chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. C- Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ ban giám hiệu, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. D- Thế giới này là của con, con bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Đáp án: 1 – D, 2 –D, 3- D HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập Những kỉ niệm nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “ cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan . Hãy viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày.... Bài tập:Sưu tầm trong cuộc sống hàng ngày Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà 1. Bài cũ Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_17_van_ban_cong_truong_mo_ra_nam.docx