* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
G : Hướng dẫn đọc: Giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quí mến đối với người thân.
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
? Em hiểu thế nào là ca dao-dân ca?( chú thích *-sgk)
-HS đọc chú thích sgk.( GV giải nghĩa từ khó)
? Ca dao-dân ca được sáng tác theo thể thơ nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HS đọc bài 1
? Đây là lời của ai nói với ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
H : Là lời mẹ ru con, nói với con.- Dựa vào ND và cách dùng từ : con ơi
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
? Công lao to lớn ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào? Hãy PT ý nghĩa của hình ảnh ấy ?
G : Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động
? Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì ?
- Ngôn ngữ âm điệu của bài ca dao có gì hay?
H : Dùng ngôn ngữ : Người đọc như thấy được lời ru như dòng sữa của mẹ truyền vào máu thịt, cơ thể người con.
-Đọc bài 4
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
-Khái niệm ca dao,dân ca
- Nội dung, ngữ nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
2.Kĩ năng:
-Đọc –hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
-Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ t́nh về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức, tình cảm với những câu ca dao về tình cảm gia đình
4. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
* Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
2. Học sinh :
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Ổn định tổ chức:( 1 phút)-ktss.
2- Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới.
3- Bài mới: (44’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
- Nghe nhạc đoán làn điệu dân ca.
-> GV dẫn vào bài: Ca dao - dân ca “là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao-dân ca VN là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người LĐ. Tâm hồn tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Bài ca tình nghĩa trong kho tàng ca dao- dân ca VN vô cùng phong phú. Trong đó 4 bài ca dao về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ NT.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
G : Hướng dẫn đọc: Giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quí mến đối với người thân.
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
? Em hiểu thế nào là ca dao-dân ca?( chú thích *-sgk)
-HS đọc chú thích sgk.( GV giải nghĩa từ khó)
? Ca dao-dân ca được sáng tác theo thể thơ nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HS đọc bài 1
? Đây là lời của ai nói với ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
H : Là lời mẹ ru con, nói với con.- Dựa vào ND và cách dùng từ : con ơi
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
? Công lao to lớn ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào? Hãy PT ý nghĩa của hình ảnh ấy ?
G : Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động
? Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì ?
- Ngôn ngữ âm điệu của bài ca dao có gì hay?
H : Dùng ngôn ngữ : Người đọc như thấy được lời ru như dòng sữa của mẹ truyền vào máu thịt, cơ thể người con.
-Đọc bài 4
? Đây là lời của ai, nói với ai?
H : Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu -lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau
? Tình cảm anh em thân thương trong bài 4 được diễn tả như thế nào?
G: 2 câu đầu như 1 định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa. Từ phân định “nào phải” làm rõ nghĩa câu 1. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng chung bác mẹ” nêu rõ tình cảm ruột thịt: cùng huyết thống, sống chung dưới 1 mái nhà, cùng vui buồn có nhau. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng thân” là kết quả của cụm từ “cùng chung bác mẹ”. Là hình ảnh so sánh
? Hình ảnh so sánh có tác dụng gì?
? Bài ca dao nhắn nhủ chúng ta điều gì?
? 2 bài ca dao trên cùng hướng về chủ đề gì?
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao sử dụng?
? Nội dung của 2 bài ca dao đó đề cập đến những tình cảm của ai, đối với ai?
HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 3: tìm hiểu tổng kết
HS đọc theo hướng dẫn
Giải thích dựa vào chú thích
Trả lời
HS đọc
Trả lời
Nhận xét
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Trả lời
Đọc bài 4
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
Suy nghĩ, phát biểu
Nêu suy nghĩ, phát biểu
Trả lời
Đọc ghi nhớ
Lắng nghe
Nhắc lại kiến thức
I. Tìm hiểu chung:
1.Đọc:
2.Chú thích: sgk
*. Khái niệm Ca dao - dân ca: SGK (35 )
*Từ khó: sgk
3.Thể loại: thơ lục bát.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1/ Bài1: Là lời mẹ ru con, nói với con
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đụng
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
-> Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ và nhắc nhở kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
Công cha - Núi ngấtt trời
Nghĩa mẹ - Nước biển đông
-> Dùng hình ảnh so sánh, ví von quen thuộc của ca dao vừa cụ thể, vừa sụ́ng động.
- Cù lao chín chữ : Cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái
- Dùng ngôn ngữ có âm điệu của lời ru khiến cho nội dung chải chuốt, ngọt ngào.
2-Bài 4 :
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, 1 nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, 2 thân vui vầy.
- Tình cảm anh em là sự gắn bó thiêng liêng như chân, tay
-Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó,keo sơn, không thể chia cắt
=> Bài ca là tiếng hát tình cảm về tình anh em yêu thương gắn bó đem lại hạnh phúc cho nhau.
3.Ý nghĩa của hai bài ca dao:
-T́nh cảm đối với ông bà,cha mẹ.anh em và t́nh cảm của ông bà,cha mẹ đối với con cháu luôn là những t́nh cảm sâu nặng,thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
III. Tổng kết: Ghi nhớ- sgk (36 )
1.Nghệ thuật:
-Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng,tăng cấp.
-Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
2.Nội dung: (ghi nhớ-sgk/36)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của 1 trong 2 bài ca dao
Suy nghĩ, viết
IV. Luyện tập
- Viết đoạn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:(5’)
Em hãy hát một bài hát ru về tình cảm gia đình và cho biết: Ngày nay, những câu ca dao về tình cảm gia đình còn được các nhạc sĩ gửi gắm vào ca từ nữa không? Kể tên một vài bài hát.
Hát
Liên hệ thực tế
Kể tên
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’)
- Học thuộc các bài ca dao đă học.
- Chuẩn bị bài: “ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước”.
+ Đọc văn bản và trả lời phần đọc-hiểu văn bản - Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_2_ca_dao_dan_ca_nhung_cau_hat_ve.docx