I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc; Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng cảm nhận thể loại tùy bút.
3/ Thái độ:
Giáo dục tình yêu nét đẹp văn hóa của dân tộc.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
-Tranh minh hoạ.
2/Chuẩn bị của HS:
-Đọc văn bản,trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:( 1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:1/ Chọn đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
2/ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài có tác dụng gì?
*Trả lời:1/ HS đọc.
2/ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc ở đầu các khổ 2,3,4,7 lại gợi về những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
3/ Bài mới:
a .Giới thiệu bài mới:(1’)
“Cốm” một thứ quà riêng biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam đã được Thạch Lam thể hiện rất thành công trong “Hà Nội băm sáu phố phường”. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “Cốm” – Một đặc sản, nét đẹp văn hóa của dân tộc và những tình cảm được gửi gắm của tác giả.
15 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 15 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/11/ 2008 Tuần: 15
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc; Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng cảm nhận thể loại tùy bút.
3/ Thái độ:
Giáo dục tình yêu nét đẹp văn hóa của dân tộc.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
-Tranh minh hoạ.
2/Chuẩn bị của HS:
-Đọc văn bản,trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:( 1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:1/ Chọn đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
2/ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài có tác dụng gì?
*Trả lời:1/ HS đọc.
2/ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc ở đầu các khổ 2,3,4,7 lại gợi về những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
3/ Bài mới:
a .Giới thiệu bài mới:(1’)
“Cốm” một thứ quà riêng biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam đã được Thạch Lam thể hiện rất thành công trong “Hà Nội băm sáu phố phường”. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “Cốm” – Một đặc sản, nét đẹp văn hóa của dân tộc và những tình cảm được gửi gắm của tác giả.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản.
I-Tìm hiểu chung:
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Yêu cầu HS đọc chú thích (*)
HS đọc.
s Cho biết vài nét về Thạch Lam?
4Thạch Lam (1910-1942); tên: Nguyễn Tường Vinh; thành viên nhóm Tự Lực văn đoàn; có sở trường về văn xuôi.
s Vài nét về tác phẩm “Một thức quà của lúa non: Cốm”?
4Rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” – một tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội.
s Những hiểu biết của em về thể tùy bút?
GV lấy một số dẫn chứng cho thấy tùy bút thiên về biểu cảm, ngôn ngữ giàu hình ảnh và trữ tình. Cảm xúc thấm sâu trong trong các chi tiết miêu tả, nhận xét, bình luận. Như: “Dưới ánh nắng của trời”. Hay “Cốm là thức quà ở An Nam”
-GV hướng dẫn HS đọc: cần đọc giọng truyền cảm.
-GV đọc mẫu đoạn đầu, yêu cầu HS đọc tiếp.
-Giải thích từ khó xen kẽ phần đọc văn bản
sBài tùy bút nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy,tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Phương thức nào là chủ yếu?
s Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính mỗi đoạn?
4Trả lời dựa vào phần chú thích
-Nghe hướng dẫn đọc
-Đọc theo yêu cầu của GV
-Trả lời dựa vào phần chú thích
4Một thứ quà của lúa non: cốm-một sản phẩm kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên ,đất trời và sự khéo léo của con người,giá trị của cốm.
-Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt (miêu tả ,thuyết minh ,
biểu cảm,bình luận ).Phương thức chủ yếu là biểu cảm
43 đoạn.
-Đ1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”: Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
-Đ2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũn nhặn”: Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm – thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất trời và đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn
hóa gắn liền với phong tục sêu tết của dân tộc.
-Đ3: Từ “Cốm không phải là thức quà” đến hết: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên, trời đất, lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng
thức món quà này.
( Chú thích *SGK/161)
2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
3.Phương thức biểu đạt:
-Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt (miêu tả, thuyết minh ,biểu cảm,
bình luận ). Phương
thức chủ yếu là biểu cảm
4 .Bố cục:3 đoạn
Đ1:Từ đầu đến “chiếc
thuyền rồng”: Cảm nghĩ về sự hình thành hạt cốm.
-Đ2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũn nhặn”: Cảm nhĩ về giá trị văn hoá của hạt cốm.
-Đ3: Từ “Cốm không phải là thức quà” đến hết: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
25’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản:
II. Tìm hiểu chi tiết:
Yêu cầu HS tập trung vào đoạn 1.
-Theo dõi đoạn 1
1/ Sự hình thành của cốm:
sCảm nghĩ về sự hình thành của cốm được trình bày trong mấy đoạn văn ngắn? Mỗi đoạn nói gì?
-Yêu cầu HS đọc lại từ đầu đến “trong sạch của trời”.
s Cảm hứng về cốm của tác giả đã được bắt đầu gợi lên từ những hình ảnh và chi tiết nào?
s Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài viết?
s Để tạo nên giá trị biểu cảm trong đoạn văn miêu tả trên, tác giả đã huy động những cảm giác, ấn tượng như thế nào?
s Có những từ ngữ, đặt biệt là tính từ nào để miêu tả hương thơm và cảm giác ở trong đoạn mở đầu?
s Giải thích “thanh nhã”?
s Nhận xét về cách dùng từ và âm điệu của đoạn văn?
-Yêu cầu HS theo dõi đoạn “ Đợi đến lúcthuyền rồng”
s Ở đoạn này, tác giả cho ta biết về việc gì?
s Giải thích “làng Vòng”?
s Để nói về nghề làm cốm, tác giả đã miêu tả những chi tiết nào? (có gì khác so với phần trên)
s Với đoạn 1, em hiểu được điều gì về sự hình thành của cốm?
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
s Có một câu văn đã khái quát giá trị đặc sắc của cốm, đó là câu văn nào?
s Giải thích “sêu tết, tơ hồng”?
s Tác giả đã nhận xét và bình luận về tục lệ dùng hồng, cốm là đồ sêu tết qua câu văn nào? Em hiểu như thế nào về lời bình luận đó?
sSự hoà hợp, tương xứng của tơ hồng và cốm được tác giả nói lên qua những phương diện nào?
-Giải thích “ngọc thạch ngọc lựu”.
s Nhân việc nói về những tập tục tốt đẹp, tác giả đã thể hiện quan điểm gì của mình?
s Nếu như ở đoạn 1 tác giả tập trung lựa chọn những từ ngữ để biểu cảm qua miêu tả, thì trong đoạn 2 này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
s Như vậy giá trị đặc sắc của cốm mà tác giả muốn nói đến là gì?
Yêu cầu HS tập trung vào đoạn3.
s Nội dung chính của đoạn này?
s Tác giả đã nói về sự thưởng thức cốm như thế nào?
GV: với Thạch Lam, ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở đó, đấy cũng chính là cái nhìn văn hoá trong ẩm thực.
s Có sự hoà quyện về thiên nhiên trong cốm đã được tác giả nói đến qua hình ảnh nào?
s Bàn về việc thưởng thức cốm, tác giả đã đưa ra lời đề nghị nào với người mua cốm?
s Em có suy nghĩ gì trước lời đề nghị này?
s Suy nghĩ và nhận xét của em về văn hóa trong ẩm thực, về những đặc diểm nghệ thuật ẩm thực của dân tộc?
42 đoạn:- Cội nguồn của cốm.
-Nơi cốm nổi tiếng.
-Đọc theo yêu cầu của GV
4Từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặt biệt của lúa non.
4Rất tự nhiên và gợi cảm
4Huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm của cánh đồng lúa, lá sen và lúa non.
4Lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch
4Giải thích chú thích (2)
4Từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu gần như đoạn thơ văn xuôi. Thể hiện cảm xúc tác giả.
-Tìm hiểu đoạn văn bản
4Nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng.
4Trả lời chú thích (3)
4Không đi vào miêu tả tỉ mỉ, cụ thể công việc làm cốm mà chỉ cho biết đó là một nghệ thuật với “một loạt cách khe khắt giữ gìn”, tập trung miêu tả những cô hàng cốm với “cái đòn gánh thuyền rồng”.
4Cốm – thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
-Đọc lại đoạn 2.
4Cốm là thứ quà riêng biệt , là thức dâng của những cánh đồng lúa mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
-Cốm làm quà sêu tết.
Trả theo chú thích (5) (6 )
4-“Ai cũng nghĩ việc lễ nghi”.
-Theo tác giả phong tục đó có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị thanh nhã, đậm đà hương đồng cỏ nội, thích hợp với lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp. Thứ lễ vật ấy biểu trưng cho sự hoà hợp, gắn bó.
4-Màu sắc: So sánh với màu ngọc thạch và ngọc lựu.
-Hương vị: thanh đạm với ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau.
- Trả lời theo chú thích7,8
4Bình luận, phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài.
4 Nhận xét, bình luận.
4Cốm bình dị, khiêm nhường,
một sản phẩm quí giá chứa dựng giá trị văn hóa, gắn liền với phong tục của dân tộc.
HS tập trung vào đoạn3.
4Bàn về sự thưởng thức cốm
4ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ mới thấy thu cả hương vị của lúa mới, của hoa cỏ dại
4 trời sinh ra lá sen ủ trong lá sen.-> sự quan sát, nhận xét tinh tế, nhạy cảm.
4Những người mua cốm hãy nhẹ nhàng, trân trọng với sản vật quí giá này thì “sự thưởng thức đẹp hơn”
4Phải biết nâng niu, trân trọng những giá trị kết tinh ở trong cốm và cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực.
4Những món ẩm thực dân dã, bình dị, đó là những sản phẩm của đất trời. Cách thưởng thức thì thật tinh tế, nó gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, cảnh vật,.
Cội nguồn của cốm là
lúa đồng quê
->Tác giả huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm của cánh đồng lúa, lá sen và lúa non.
->Từ ngữ chọn lọc tinh tế
-Nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Cốm làng Vòng dẻo,thơm và ngon nhất
=>Cốm – thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
2/ Giá trị đặc sắc của cốm:
-Cốm là thứ quà riêng biệt , là thức dâng của những cánh đồng lúa mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
-Cốm làm quà sêu tết góp phần cho nhân duyên tốt đôi
->Nhận xét, bình luận.
=>Cốm bình dị, khiêm nhường, một sản phẩm quí giá chứa dựng giá trị văn hóa, gắn liền với phong tục của dân tộc.
3/Bàn về sự thưởng thức cốm
-Cách ăn cốm:
ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ mới thấy thu cả hương vị của lúa mới, của hoa cỏ dại
->Văn hoá trong ẩm thực
-Cách mua cốm:
Những người mua cốm hãy nhẹ nhàng, trân trọng với sản vật quí giá này thì “sự thưởng thức đẹp hơn”
=>Phải biết nâng niu, trân trọng những giá trị kết tinh ở trong cốm và cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực.
4’
Hoạt động 3: Tổng kết.
III- Tổng kết:
s Cảm nhận của em về nhận xét của tác giả “Cốm là thức quà An Nam”?
4Chỉ nước ta mới có món quà đặt biệt này. Nó được kết tinh từ hạt ngọc do trời ban tặng. Nó còn là sản phẩm của chính bàn tay người nông dân và có mặt trên khắp làng quê Việt Nam.
s Những nét đặc sắc của bài tùy bút này?
4Từ ngữ chọn lọc tinh tế, lối diễn đạt nhẹ nhàng thiên về cảm xúc, cảm xúc gắn liền với miêu tả, nhận xét, bình luận.
1.Nghệ thuật:Từ ngữ chọn lọc tinh tế, lối diễn đạt nhẹ nhàng thiên về cảm xúc, cảm xúc gắn liền với miêu tả, nhận xét, bình luận.
s Vấn đề tác giả muốn trình bày qua bài tuỳ bút này là gì?
4HS trả lời theo phần ghi nhớ.
2. Nội dung:Tấm lòng trân trọng, nét đẹp văn hoá dân tộc trong một thứ sản vật giản dị mà đặc sắc của dân tộc
3’
Hoạt động 4: Củng cố
sCảm nhận của em về cốm từ bức tranh minh hoạ trong SGK?
4-Cốm là niềm vui tuổi thơ.
-Cốm là vẻ đẹp của người thôn nữ.
-Cốm là sự chia sẻ và liên kết niềm vui bình dị của con người Việt Nam.
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: -Học thuộc nội dung và ý nghĩa trong từng đoạn và toàn bài tùy bút.
- Cảm nhận của em về cốm qua bài tùy bút của Thạch Lam.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài Trả bài tập làm văn số 3.
+Đọc những câu hỏi nêu trong bài(sgk-tr 179)để nắm hiểu các vấn đề cần sửa trong tiết trả bài
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn:21/ 11/ 2008 Tuần: 15
Tiết 58: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS:
1/ Kiến thức:Biết tự đánh giá bài viết của mình sau khi đã viết bài và tự tìm hiểu thêm ở nhà.Thấy được năng lực làm văn biểu cảm về một con người qua sự đánh giá của GV
2/ Kĩ năng:Tự sửa chữa các lỗi trong bài viết và rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
3/Thái độ: Tạo cho HS có ý thức phải đọc lại bài để biết lỗi tự sửa.
II-CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: - Giáo án, bài đã chấm ghi lại những lỗi cần sửa cho hs.
2/Chuẩn bị của HS: Đọc những câu hỏi nêu trong bài(sgk-tr 137).
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
3/ Bài mới:
a- Giới thiệu bài (1’ ): Điểm số đối với bài làm là quan trọng vì nó thể hiện kết quả cụ thể, tổng hợp năng lực, kiến thức, kĩ năng của học sinh. Nhưng quan trọng hơn, đó là sự nhận thức, tự nhận thức ra các lỗi ưu, nhược điểm về các mặt trong bài viết của mình và tìm cách sửa chữa nó
b- Tiến hành trả bài : (41’ )
Hoạt động 1 : Trả bài.
Giáo viên phát bài cho HS, hướng dẫn HS đọc lại bài viết của mình.
Hoạt động 2 :-GV yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu đề
-Hướng dẫn HS lập dàn ý .
Đề bài : Cảm nghĩ về người mẹ của em.
Lập dàn ý
1.Phần mở bài:
Phải giới thiệu được người mẹ và lí do biểu cảm về đối tượng đó
2.Phần thân bài:
Phải trình bày được các ý:
-Kể và miêu tả các đặc điểm về ngoại hình,lời nói việc làm của mẹ để từ đó biểu cảm.
-Hiểu được sự có mặt của mẹ trong cuộc sống của em ,của gia đình em.
3.Phần kết bài:
Phải nêu được suy nghĩ của em đối với người mẹ.
(Tình cảm:trân trọng,yêu thương ;Suy nghĩ:hiểu được sự hi sinh cả một đời của mẹ cho em,cho gia
đình )
Hoạt động 3 : Nhận xét cụ thể .
* Ưu điểm : hầu hết HS nắm được yêu cầu của đề, trình bày tương đối rõ ràng, có đầu tư; một số bài viết khá, cảm xúc tự nhiên, trong sáng, chữ viết sạch, đẹp.
* Nhược điểm: còn một số em chưa có sự đầu tư vào bài làm về nội dung lẫn hình thức nên chất lượng bài chưa cao; một số bài trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, diến đạt còn hạn chế; nội dung bàu làm thiếu ý ; bố cục chưa rõ ràng, có bài đi chưa đúng yêu cầu đề
Hoạt động 4 : Sửa bài .
- Trước khi sửa bài, GV chọn một bài viết tốt và viết yếu đọc trước lớp để HS rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn HS sửa bài về một số lỗi cụ thể :
+ Nội dung. + Cách tả
+ Hình thức + Diến đạt
+ Bố cục + Chính tả
+ Cách trình bày + Dấu câu
+ Cách dùng từ, đặt câu + Chữ viết
Hoạt động 5 : Thống kê kết quả
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A3
44
7A4
46
7A5
45
4/ Hướng dẫn học tập: (2’)
* Bài cũ: - Về nhà đọc lại bài viết và tự hoàn chỉnh lại bài viết theo đánh giá và sửa chữa của GV.
- Đọc lại lý thuyết về kiểu bài này
* Bài mới : Chuẩn bị bài Chơi chữ.
+ Đọc; Trả lời các câu hỏi SGK.
+Tìm hiểu khái niệm và các lối chơi chữ
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 23/11/ 2008 Tuần: 15
Tiết 59 : CHƠI CHỮ
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
- Hiểu thế nào là chơi chữ; Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng;
- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và thực hành phép chơi chữ.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức biết vận dụng chơi chữ khi cần thiết
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS:
Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
Bảng học của nhóm..
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi:Thế nào là phép điệp ngữ? Lấy ví dụ và phân tích tác dụng?
*Trả lời: Phép điệp ngữ là biện pháp lặp lại các từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ .
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Trong giao tiếp hàng này, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy chơi chữ không chỉ là công việc của ngữ pháp mà còn mang lại điều thú vị trong cuộc sống hàng ngày.Chơi chữ là gì? Vận dụng như thế nào? Tiết học này sẽ tìm hiểu
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là chơi chữ.
I-Thế nào là chơi chữ:
GV treo bảng phụ có ghi bài ca dao.
HS đọc.
1. Bài tập tìm hiểu:
s Giải nghĩa các từ “lợi” trong bài ca dao?
4-lợi (1): thuận lợi, lợi lộc.
-lợi (2)(3): một bộ phận nằm trong khoang miệng.
-lợi (1): thuận lợi, lợilộc.
-lợi (2)(3): một bộ phận nằm trong khoangmiệng.
s Em hiểu ông thầy bói nói với bà già điều gì? Căn cứ vào đâu?
4Ý trả lời đầu tiên tưởng như giải đáp đúng ý người muốn hỏi, nhưng đến ý “nhưng ” thì mới thấy được thầy bói muốn nói: bà già rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa
s Nhận xét về cách trả lời của ông thầy bói?
4Gián tiếp, đượm chất hài hước mà không cay độc.
s Để trả lời được như vậy ông đã dựa vào đặc điểm gì của từ “lợi”?
4 âm, nghĩa
->Dựa vào đặc điểm về âm (đồng âm),về nghĩa
s Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
4Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
->Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
s Hiện tượng trên được gọi là chơi chữ. Em hiểu thế nào là chơi chữ?
GV: Trùng trục như con bò thui.
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu
4Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo thành sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
=>Chơi chữ
s Câu trên chơi chữ ở từ nào? Dựa vào hiện tượng gì?
4“chín”. Hiện tượng đồng âm.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk.
Đọc phần ghi nhớ
2. Ghi nhớ: ( SGK/164)
12’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các lối chơi chữ.
II- Các lối chơi chữ:
GV treo bảng phụ ghi 4 ví dụ trong (II).Gọi HS đọc
HS đọc các VD.
1.Ví dụ tìm hiểu:
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm tổ
s Những câu thơ trên đã chơi chữ ở những từ nào? Sử dụng lối chơi chữ gì? (chơi chữ được thực hiện dưa trên hiện tượng nào?)
*GV gợi dẫn tìm hiểu từng VD
s Ở vd1,em đã tìm được những từ nào có lối chơi chữ?Nhận xét về âm,về nghĩa của các từ đó?
s Chỉ ra lối chơi chữ ở vd này? Tác dụng?
s Ở vd 2,nội dung 2 câu thơ nói gì?
s Các từ ngữ diễn tả nội dung này có gì đặc biệt?
s Chỉ ra lối chơi chữ ở vd này?Tác dụng?
s Em cho vd có kiểu chơi chữ như trên?
s Ở vd3,em đã tìm ra những cặp từ nào sử dụng lối chơi chữ?
s Lối chơi chữ ở vd này là gì?Có tác dụng gì?
s Ở vd4,em nhận xét gì về nghĩa của từ “sầu riêng”?
s Em có nhận xét gì về nghĩa 1 và 2 của từ sầu riêng?
s Em có nhận xét gì về nghĩa của từ
Sầu riêng 2-vui chung?
s Chỉ ra lối chơi chữ ở vd này?Tác dụng?
*GV đưa thêm vd 5
1.Tiếng già nhưng núi vẫn non
2. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được,thịt cầy thì không.
s Hai vd trên có lối chơi chữ nào?
-Các nhóm tổ:Tổ1-vd1;Tổ2-vd2;Tổ3-vd3;Tổ4-vd4
4Thảo luận nhóm theo các ý câu hỏi GV nêu,ghi kết quả thảo luận:
1-“ranh tướng”: lối nói trại âm.
2-Lặp âm “m”: dùng điệp âm.
3-cá đối-cối đá; mèo cái-mái kèo: lối nói lái.
4-sầu riêng-vui chung: dùng từ trái nghĩa
4Ranh tướng-danh tướng
->gần âm
Danh tướng nồng nặc->tương phản về nghĩa
4Dùng lối nói trại âm (gần âm)châm biếm,đả kích
4Miêu tả cảnh và diễn tả tâm trạng
4Lặp phụ âm đầu “m”
4Dùng cách điệp âm,độc đáo,thú vị
4Tìm kiếm phát biểu:Bà ba béo bán bánh bèo bên bờ biển.
4Cá đối-cối đá
Mèo cái-mái kèo
4Dùng lối nói lái,dí dỏm, hài hước
4Sầu riêng1: một loại quả ở Nam Bộ
-Sầu riêng2:Chỉ trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân
4Đồng âm,khác nghĩa
4Trái nghĩa nhau
4Dùng từ ngữ trái nghĩa,diễn đạt phong phú
*Đọc vd 5
4Già-non,núi-non
Thịt chó-thịt cầy
=>Trái nghĩa,đồng nghĩa
.
VD1:
Ranh tướng-danh tướng
->gần âm
-Danh tướng nồng nặc
->tương phản về nghĩa
=>Dùng lối nói trại âm (gần âm)châm biếm,đả kích
VD2:
Lặp phụ âm đầu “m”
=>Dùng cách điệp âm,
độc đáo,thú vị
VD3:Cá đối-cối đá
Mèo cái-mái kèo
=>Dùng lối nói lái,dí dỏm, hài hước
VD4:
-Sầu riêng 1-sầu riêng 2
->từ đồng âm
-Sầu riêng 2><vui chung
=>Dùng từ ngữ trái nghĩa,diễn đạt phong phú
VD 5:
Già-non,núi-non
Thịt chó-thịt cầy
=>Dùng từ ngữ trái
nghĩa,đồng nghĩa
s Như vậy có những lối chơi chữ nào thường gặp?
4Các lối chơi chữ thường gặp:
-Dùng từ đồng âm.
-Dùng lối nói trại âm (gần âm)
-Dùng cách điệp âm.
-Dùng lối nói lái
- Dùng từ trái nghĩa,
đồng nghĩa, gần nghĩa
s Chơi chữ thường được sử dụng trong trường hợp nào?
GV: lưu ý chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức.
4Chơi chữ thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặt biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố
.
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
-Đọc ghi nhớ
2.Ghi nhớ: (SGK/165)
12’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
III-Luyện tập:
-Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1.
-Đọc và thực hiện BT theo nhóm.
Bài 1.Từ ngữ chơi chữ :
liu điu,rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang->Chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần giống nhau: từ chỉ các loại rắn:
-Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT2.
-Cá nhân thực hiện tìm những tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau:
-Thịt ,mỡ,dò, nem ,chả.
-Nứa , tre, trúc,hóp
->Chơi chữ bằng cách ghép các nhóm từ liên quan để diễn đạt ý
Bài2. Những tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau:
-Thịt ,mỡ,dò, nem ,chả.
-Nứa , tre, trúc,hóp
->Chơi chữ bằng cách ghép các nhóm từ liên quan để diễn đạt ý
-Yêu cầu HS đọc bài tập 4.
-Đọc BT4
Bài4. Thành ngữ Hán
Việt:
s Có thành ngữ Hán Việt nào được sử dụng trong bài thơ của Bác? Giải nghĩa?
4Dành cho HS khá giỏi
khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến):
hết khổ sở đến lúc sung sướng
-> Lối chơi chữ đồng âm.
khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến.):hết khổ sở đến lúc sung sướng
->Lối chơi chữ đồng âm.
3’
Hoạt động 4: Củng cố
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ
HS nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ:
- Học định nghĩa và các lối chơi chữ thường gặp.
Tiếp tục hoàn tất các bài tập vào vở.
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài Làm thơ lục bát
+ Tìm hiểu về thể thơ lục bát bằng cách đọc và trả lờicác câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu về luật thơ lục bát
+ Tự sưu tầm và tự làm 1 vài đoạn thơ lục bát.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:23/11/ 2008 Tuần: 15
Tiết 60: LÀM THƠ LỤC BÁT
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
Hiểu được luật thơ lục bát.Thực hành làm thơ lục bát.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết một bài lục bát đúng luật.Rèn luyện kĩ năng làm thơ lục bát.
3/ Thái độ:
Bước đầu cảm nhận được cách làm thơ lục bát Yêu thích bộ môn và hứng thú học tập
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ,các mẫu thơ lục bát, phiếu
2/Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
-Bảng học của nhóm,các bài thơ lục bát đã sáng tác.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Trong chương trình văn học vừa qua,các em đã được học những bài thơ nào được viết dịch theo thể thơ lục bát? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ này?
*Trả lời: HS trình bày:- Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
-Cặp lục bát gồm một câu 6 tiếng,một câu 8 tiếng
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Lục bát là một thể thơ độc đáo của văn học nước ta. Người dân Việt Nam nào cũng có thể ngâm nga vài câu lục bát. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được luật thơ lục bát và làm thơ theo thể này đúng luật. Tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu và sáng tác thơ lục bát theo đúng thể.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
16’
Hoạt động1:Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát
I-Luật thơ lục bát:
GV treo bảng phụ có ghi bài ca dao.
Đọc và ghi bài ca dao vào vở.
1/ Bài tập tìm hiểu:
Bài ca dao (SGK/155)
s Hãy giải thích: vì sao gọi là lục bát? (dựa vào số chữ trong mỗi dòng thơ)
4Vì: dòng 1 có 6 tiếng, dòng 2 có 8 tiếng. Bài ca dao có 2 cặp lục bát.
1.Về cấu tạo:
--Cặp câu thơ lục bát có: dòng trên gồm 6 tiếng
dòng dưới gồm 8 tiếng
-Bài ca dao có 2 cặp lục bát.
s Tìm các tiếng có gieo vần với nhau trong bài ca dao?
s Xác định cách gieo vần trong thơ lục bát.Em đã biết có những cách gieo vần nào trong thư lục bát?
sEm có nhận xét gì về vị trí gieo vần trong thơ lục bát?
4nhà-cà ;tương-sương - đường
4+ Cách gieo vần:
-Tiếng 6(câu lục)vần với tiếng 6 (câu bát)
Tiếng 8(câu bát trên)vần tiếng 6 (câu lục dưới)
=>Gieo vần liền(vần được gieo liên tục ở các dòng thơ),vần bằng
4+ Vị trí gieo vần:
Một cặp lục bát có thể gieo vần ở 3 vị trí:
-Ở câu lục chỉ có 1 vần ở tiếng thứ 6
-Ở câu bát có 2 vần ở tiếng thứ 6 và thứ 8
2.Về gieo vần:
+ Cách gieo vần:
-Tiếng 6(câu lục)vần với
tiếng 6 (câu bát)
Tiếng 8 (câu bát trên)vần
tiếng 6 (câu lục dưới)
=>Gieo vần liền(vần được gieo liên tục ở các dòng thơ),vần bằng
+ Vị trí gieo vần:
Một cặp lục bát có thể gieo vần ở 3 vị trí:
-Ở câu lục chỉ có 1 vần ở tiếng thứ 6
-Ở câu bát có 2 vần ở tiếng thứ 6 và thứ 8
.s Hãy chỉ ra những đặc điểm về thanh và vần trong bài ca dao trên
bằng cách điền các kí hiệu vào những ô bỏ trống?
- GV nêu các quy ước để HS nắm:
+Các tiếng có dấu huyền và ngang gọi là than
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_15_tran_thi_kim_oanh.doc