I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
+ Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
+ Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích.
3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm yêu mến mảnh đất mình đang sống.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
- Bảng học của nhóm.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Qua bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” em cảm nhận được điều gì về cảnh sắc thiên nhiên và tình cảm của tác giả?
*Trả lời: Bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” đã làm hiện lên cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc tràn đầy sức sống và có sự thay đổi đặc biệt. Từ đó hiển hiện lên nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04/ 12/ 2008 Tuần: 17
Tiết 64: Hướng dẫn đọc thêm:
SÀI GÒN TÔI YÊU
Minh Hương
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức:
+ Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
+ Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích.
3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm yêu mến mảnh đất mình đang sống.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS:
Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
Bảng học của nhóm..
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Qua bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” em cảm nhận được điều gì về cảnh sắc thiên nhiên và tình cảm của tác giả?
*Trả lời: Bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” đã làm hiện lên cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc tràn đầy sức sống và có sự thay đổi đặc biệt. Từ đó hiển hiện lên nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
3/ Bài mới:
a .Giới thiệu bài mới:(1’)
Sài Gòn – “Hòn ngọc Viễn Đông” – nay đã trở thành thành phố mang tên Bác, nhưng cái tên Sài Gòn vẫn còn in đậm trong trái tim những người dân Việt Nam. Đã có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn với bao tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào. Tiết học này, chúng ta cùng nói về thành phố Sài Gòn qua văn bản “Sài Gòn tôi yêu”.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung .
I-Tìm hiểu chung:
Hướng dẫn HS đọc:giọng hồ hởi,vui tươi,sôi động
GV đọc đoạn đầu.,gọi HS đọc
GV uốn nắn, sửa chữa cách đọc.
HS đọc tiếp theo.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
s Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào?
s Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính?
Lưu ý: cách chia này dựa theo mạch cảm xúc hợp lí, thực ra bài tuỳ bút này bố cục khá lỏng lẻo. Đ2 có thể chia làm 2 đoạn nhỏ nữa
s Văn bản viết theo thể loại nào?
GV nói về đặc điểm của văn tuỳ bút:là một thể bút ki thiên về biểu cảm trữ tình,về cảnh vật,con người,cuộc sống mà nhà văn đã trải qua và chứng kiến
4Khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của người dân thành phố, cư dân và phong cách người Sài Gòn
4-Đ1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu với thành phố ấy.
-Đ2: Từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu” là cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
-Đ3: Từ “vậy đó mà” đến hết bài: khẳng định lại tình yêu đối với thành phố ấy.
4Thể tuỳ bút
2.Bố cục: 3 đoạn
4-Đ1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu với thành phố ấy.
-Đ2: Từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu” là cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
-Đ3: Từ “vậy đó mà” đến hết bài: khẳng định lại tình yêu đối với thành phố ấy.
3. Thể loại: Tuỳ bút
18’
Hoạt động 2:Tìm hiểu chi tiết.
II-Tìm hiểu chi tiết:
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 1.
s Trong đoạn 1 tác giả trình bày mấy ý ? đó là những ý nào?
-Đọc đoạn 1
42 ý: cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu; Tình cảm với thành phố
1.Sự cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu và tình cảm tác giả đối với Sài Gòn
s Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận của tác giả?
s Giải thích từ “cây mưa”, “ui ui”, “tông chi”?
4-Hiện tượng thời tiết có những nét riêng biệt: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cây mưa nhiệt đới bất ngờ.
-Sự thay đổi nhanh chóng của: trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.
-Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ
vào giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.
-Hiện tượng thời tiết có
những nét riêng biệt.
-Thời tiết thay đổi nhanh chóng.
-Không khí, nhịp điệu cuộc sống thành phố đa dạng.
s Nhận xét của em về sự cảm nhận của tác giả?
4Cảm nhận tinh tế.
-> Cảm nhận tinh tế.
s Để thể hiện tình cảm của với Sài Gòn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
s Biện pháp nghệ thuật đó, đã giúp tác giả thể hiện tình cảm với Sài Gòn như thế nào?
GV: để rồi từ đó tác giả biện minh
bằng câu ca dao về qui luật tâm lí của con người
4Điệp ngữ “tôi yêu”, điệp cấu trúc câu.
4Yêu mến tất cả những nét riêng của thành phố kể cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu.
- Điệp ngữ , điệp cấu trúc câu.
=> Tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với tất cả những nét riêng của thành phố kể cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu..
Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 2.
Đọc đoạn 2.
s Nội dung chính của đoạn này?
4Phong cách con người Sài Gòn
2.Phong cách con người
Sài Gòn:
s Để thể hiện nội dung đó, đoạn văn có trình tự kết cấu cụ thể như thế nào?
4-Đặc điểm của cư dân Sài Gòn.
-Phong cách con người Sài Gòn.
-Sài Gòn nơi đất lành dù ít chim.
s Những nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn?
Cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên, mạnh bạo mà vẫn ý nhị và trọng đạo nghĩa
Cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên, mạnh bạo
mà vẫn ý nhị và trọng đạo nghĩa
s Giải thích “hề hà, hướng đạo, guốc vuông trơn, bến Nghé”?
4Xem chú thích 6,10,11,13
.
s Đoạn văn trên thể hiện được điều gì của tác giả với Sài Gòn?
4Sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc về con người Sài Gòn
-> Sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc về con người Sài Gòn.
s Vì sao tác giả lại có sự hiểu biết về Sài Gòn cụ thể và sâu sắc như thế?
4Yêu mến, gắn bó.
s Từ đó đoạn cuối tác giả muốn nói lên điều gì?
4Tình cảm đậm đà và sâu sắc.
5’
Hoạt động 3: Tổng kết.
III- Tổng kết:
s Qua tùy bút, em hiểu được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn?
4Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu
-Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu
-Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng nghĩ
s Em hiểu gì về tình cảm của tác giả với Sài Gòn?
4Tình cảm gắn bó, sự am tường và cảm nhận tinh tế.
-.Tình cảm gắn bó, sự am tường và cảm nhận tinh tế.
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.
-Đọc ghi nhớ
5’
Hoạt động 4: Luyện tập
IV-Luyện tập:
s Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó?
4HS viết.
Viết đoạn văn.
2’
Hoạt động 5: Củng cố.
sNêu chủ đề bài tuỳ bút “Sài Gòn tôi yêu”
4Tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn (Khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của người dân thành phố, cư dân và phong cách người Sài Gòn)
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ:
Học thuộc nội dung và ý nghĩa trong từng đoạn và toàn bài tùy bút.
Cảm nhận của em về Sài Gòn và tình cảm của tác giả với Sài Gòn qua bài tùy bút của Minh Hương.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài Luyện tập sử dụng từ
.+ Lập bảng theo SGK; Các nhóm đổi bài viết Tập làm văn
+ Tự đọc bài viết của bạn,tìm ra lỗi và chữa lại điền vào bảng
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:06/12/ 2008 Tuần: 17
Tiết 65: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Hiểu được rõ các yêu cầu trong việc sử dụng từ; Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng mực.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ.
3/Thái độ: Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học tiếng Việt nói riêng,môn Ngữ văn nói chung ,tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
-Thực hiện các câu hỏi SGK/179
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi Nêu những chuẩn mực cần phải có khi sử dụng từ ?
*Trả lời: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính ta; Sử dụng từ đúng nghĩa; Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ; Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách; Không lạm dụng từ địa phương, Hán Việt.
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở tuần trước ta đã học qua về chuẩn mực sử dụng từ. Tiết học hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức đã được học để tự đánh giá, rút kinh nghiệm qua các bài làm của mình để từ đó có thể sử dụng thật chính xác ngôn từ Tiếng Việt.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
25’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS sửa lỗi dùng từ trong các bài TLV
I .Sửa lỗi dùng từ trong các bài viết:
-GV yêu cầu HS đọc lại các bài viết từ đầu năm, tự ghi ra các từ dùng sai (lỗi sử dụng từ).
-Cá nhân tự tìm trong các bài TLV của mình lỗi sai về sử dụng từ
1 Tự sửa lỗi trong bài viết của mình:
Lưu ý: từ dùng sai phải được đặt trong câu văn (ngữ cảnh) cụ thể.
Từ dùng sai
(đặt trong câu văn cụ thể)
Cách sửa
-GV yêu cầu HS lên bảng ghi vào bảng sửa sai.(Chú ý số HS đạt điểm TB,yếu)
-Lần lượt 3HS lên trình bày
-Yêu cầu HS chú ý các lỗi bạn trình bày
-Quan sát chú ý,nhận xét
Hướng dẫn HS: Sửa sai theo nhóm ( 2 HS ngồi
cùng bàn) trao đổi bài
Tập làm văn,ghi và sửa lỗi sai .
-HS đổi bài viết, tìm lỗi sai theo yêu cầu
.
-Đại diện nhóm thực hiện trên bảng.
2. Sửa bài theo nhóm:
Lưu ý: HS phải chú ý phát hiện tất cả các lỗi dùng từ đã học (âm, chính tả, nghĩa; tính chất ngữ pháp của từ; sắc thái biểu cảm, hợp phong cách; lạm dụng từ địa phương,từ Hán Việt).
-GV nhận xét, sửa chữa,
mỗi HS nhận lại lỗi bạn đã phát hiện và tự sửa.
-Nghe ,rút kinh nghiêm,
ghi những lỗi sai của bài mình và tự sửa.
10’
Hoạt động 2: Trò chơi ngôn ngữ phát triển vốn từ theo chủ đề: Học tập
II-Trò chơi ngôn ngữ phát triển vốn từ theo chủ đề: Học tập
GV hướng dẫn cách chơi:
Cho 1 số từ theo chủ đề tìm nhanh các tiếng có thể kết hợp để tạo thành các từ phức
-Cho các từ sau,yêu cầu HS mở rộng vốn từ theo chủ đề học tập:Học, giáo
-Các tổ cử đại diện lên bảng viết ra các từ phức mới trong thời gian là 30 giây,số lượng ít nhất là 5 từ
-Bác học,học sinh;tiểu học,trung học,đại học. Học đường;học tập,học hành;khoa học,
văn học,sử học,khảo cổ học,số học,hình học,
toán học,thực vật học,động vật học,sinh học;
học kì,học lực,học vấn, học phí
-Thầy giáo,cô giáo, giáo viên,giảng viên,giáo huấn,tuyên giáo
2’
Hoạt động 3:Củng cố.
-Yêu cầu HS nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ.
-Sử dụng từ đúng âm, đúng chính ta; Sử dụng từ đúng nghĩa; Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ; Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách; Không lạm dụng từ địa phương, Hán Việt.
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: Tiếp tục tự chữa lỗi dùng từ trong bài viết của mình.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài “Ôn tập Tác phẩm trữ tình”.
+ Đọc ,trả lời các câu hỏi SGK
+ Nắm các nội dung trong phần ghi nhớ
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:8/ 12/ 2008 Tuần: 17
Tiết 66: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuât phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
2/ Kĩ năng: Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức thích học môn Văn và cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm trữ tình
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS:
Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
Bảng học của nhóm..
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Qua tuỳ bút “Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương, em hiểu được điều gì về Sài Gòn và tình cảm của tác giả đối với mảnh đất ấy?
*Trả lời: Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài mới: (1’)
Sau khi đã học qua nhiều tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn 7-Học kì I, tiết học này sẽ giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức về các tác phẩm trữ tình đã học.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nêu tác giả của các tác phẩm.
I-Nêu tác giả của các tác phẩm.
- Gọi HS đọc câu hỏi 1
s Nêu tên tác giả của những tác phẩm?
sTại sao người ta gọi lí bạch là thi tiên ,thi tửu. Đỗ Phủ là
- Đọc câu hỏi 1
4Nêu tên tác giả ứng với mỗi tác phẩm
4Lí Bạch ông rất thích uống rượu,du lịch,làm
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lí Bạch.
-Phò giá về kinh – Trần Quang Khải
-Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh.
-Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ Tri Chương.
-Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến
-Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông.
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ.
thi thánh ,thi sử?
thơ.ông làm thơ rất nhanh và hay.
-Đỗ Phủ có tấm lòng như một bậc thánh nhân,thơ ông ghi lại lịch sử đã qua
7’
Hoạt động 2:Hướng dẫn hs nắm nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện trong các tác phẩm.
II- Giá trị nội dung tư tưởng của các tác phẩm trữ tình:
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cà.
-GV treo bảng phụ ghi nội dung đã sắp xếp yêu cầu hs ghi tên tác phẩm ứng với.
-Quan sát nội dung trên bảng phụ
Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
-GV yêu cầu HS thực hiện ghi tên tác phẩm.
-Thực hiện theo yêu cầu ghi tên tác phẩm.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu nặng của người sống xa nhà trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
6’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs sắp xếp lại tên tác phẩm và thể thơ.
III- Tên tác phẩm và thể loại:
Tác phẩm
Thể thơ
GV treo bảng phụ đã ghi tên tác phẩm,yêu cầu hs ghi thể loại ứng với
Quan sát để thực hiện đúng yêu cầu
Sau phút chia li (chữ Hán)
Song thất lục bát.
(Bản dịch chữ Nôm)
GV yêu cầu HS thực hiện điền vào bảng.
HS thực hiện.
Qua đèo Ngang(chữ Nôm)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Bài ca Côn Sơn(chữ Hán)
Lục bát (Bản dịch chữ Nôm)
Tiếng gà trưa
Thơ 5 chữ
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Sông núi nước Nam (Nguyên tác,dịch:chữ
Hán)
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
s Đặc điểm của thể thơ: Bát cú Đường luật, Song thất lục bát, Tuyệt cú Đường luật?
Trình bày đặc điểm thể thơ về số dòng ,số chữ mỗi dòng,vần
10’
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hành
IV-Thực hành:
Bài 1:
-Tổ chức cho HS thảo luận BT1
-Thảo luận,ghi kết quả:
Bàn về thơ, tác phẩm trữ tình và văn biểu cảm.
-GV hướng dẫn HS tìm ra những ý kiến không chính xác.
-Những ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
Những ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
-Tổ chức cho HS thảo luận BT2
GV có thể là một số thể thơ
khác như thể lục bát biến thể
-Thảo luận,ghi kết quả:
a)tập thể và truyền miệng
b)lục bát
c)ẩn dụ, so sánh ,nhân hoá,câu hỏi tu từ...
Bài 2:
a) tập thể và truyền miệng
b) lục bát
c) ẩn dụ, so sánh,nhân hoá,điệp ngữ, câu hỏi tu từ
5’
Hoạt động 5: Ghi nhớ.
V-BÀI HỌC:
-Ghi nhớ 1: nhấn mạnh: “trữ tình” là “biểu hiện cảm xúc” chứ không phải là thơ hay văn.
-Đọc ghi nhớ 1
1.Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm,cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
-Tác phẩm trữ tình gốm có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình
-Ghi nhớ 2:phân biệt thơ trữ tình với ca dao trữ tình.
-Đọc ghi nhớ 2
2.Phân biệt thơ trữ tình với ca dao trữ tình
-Ca dao tác giả là tập thể,tình cảm ,cảm xúc chung của cộng đồng
-Thơ tác giả là cá nhân,tình cảm cá nhân nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng.
-Ghi nhớ 3: phân biệt 2cách biểu cảm trong một số tác phẩm.
-Đọc ghi nhớ 3
3.Cách biểu cảm trong tác phẩm trữ tình: Trực tiếp hoặc gián tiếp
2’
Hoạt động 5: Củng cố .
- Yêu cấu HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn
- Thực hiện theo yêu cầu
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: -Hoàn tất nội dung vừa ôn tập
- Nắm chắc những nội dung vừa ôn tập.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài “ Ôn tập tác phẩm trữ tình (tt)”
Đọc ,Trả lời câu hỏi sgk/192,193
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7-HỌC KÌ I
A-VỀ PHẦN VĂN:
I-Ca dao,dân ca:
1. Khái niệm:
- Ca dao:là lời thơ của dân ca,là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.Ca dao diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
2.Nội dung chính và đặc điểm chung về nghệ thuật của những bài ca dao theo bốn chủ đề:
*Nội dung chính :
a/ Những câu ca dao về tình cảm gia đình:ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưõng to lớn của cha mẹ.
b/ Những câu ca dao về tình yêuquê hương,đất nước,con người:ca ngợi những danh lam thắng cảnh,những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc,của những di tích lịch sử gắn chặt với đời sống tinh thần dân tộc.
c/ Những câu hát than thân:bộc lộ những nỗi lòng tê tái,nỗi khốn khổ,đắng cay,tủi nhụccủa người dân lao động,đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
d/Những câu hát châm biếm:nhằm phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
*Đặc điểm chung về nghệ thuật :
-Đều sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
-Đều sử dụng nghệ thuật so sánh,nhân hoá.
-Đều lấy các sự vật nhỏ bé,gần gũi,quen thuộc để làm rõ điều muốn nói.
-Có sử dụng nghệ thuật phóng đại,nói quá để nhấn mạnh.
-Sử dụng biện pháp điệp ngữ,điệp hình ảnh.
-Đều khá ngắn gọn,không quá dài
II-Các bài thơ trữ tình Trung đại Việt Nam:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Thể thơ
Nội dung
Nguyên tác
Dịch thơ
1
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiệt
Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Thất ngôn
tứ tuyệt
Là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
3
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Thất ngôn
tứ tuyệt
Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu.Ở đây có sự sống con người hoà hợp với thiên nhiên.Điều đó chứng tỏ tác giả có tâm hồn rất gắn bó với quê hương thôn dã của mình.
4.
Bài ca Côn Sơn
Nguyễn Trãi
Thơ cổ (chữ Hán)
Lục bát
Đoạn trích cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao,tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
5
Sau phút chia li
Đoàn Thị Điểm
Thơ cổ (chữ Hán)
Song thất lục bát
Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận.Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa,vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
6
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt(chữ Nôm)
Bài thơ cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp,phẩm chất trong sáng,son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa,vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
7
Qua Đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú
Đường luật
(chữ Nôm)
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ,thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
8
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú
Đường luật
(chữ Nôm)
Bài thơ dựng lên cảnh nghèo đón bạn là để gửi gắm tình cảm vui với cảnh nghèo và bày tỏ quan niệm cao cả về tình bạn của mình một cách tế nhị và kín đáo.
*Hai chủ đề lớn trong nội dung trữ tình của các tác phẩm Trung đạiViệt Nam:
- Tinh thần yêu nước chống xâm lăng ,lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình được thể hiện rõ nét ở các bài thơ như Sông núi nước Nam,Phò giá về kinh,Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Tình cảm nhân đạo thể hiện ở :
+Tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li đầy sầu hận (Chinh phụ ngâm khúc);
+Tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong “bảy nổi ba chìm”mà vẫn trong trắng ,sắt son của người phụ nữ (Bánh trôi nước);
+ Tâm trạng ngậm ngùi,da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất của Bà Huyện Thanh Quan(Qua Đèo Ngang)
III-Các tác phẩm thơ Đường:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Thể thơ
Nội dung
Ngưyên tác
Dịch thơ
1
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Với những hình ảnh tráng lệ,huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thựôc dãy núi Lư,qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ,hào phóng của tác giả.
2
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
Lí Bạch
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện,bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
3
Ngẫu nhiên viết nhân bưôi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
Hạ Tri
Chương
Thất ngôn tứ tuyệt
Lục bát
Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc ,hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
4
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
Đỗ Phủ
Cổ thể (thơ tự do)
Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động từ nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát mà nghĩ đến nỗi khổ của bao người khác ,đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình,dám xả thân vì hạnh phúc của muôn nhà.
*Nội dung trữ tình của các tác phẩm thơ Đường:
-Ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên( Xa ngắm thác núi Lư)
-Thể hiện lòng yêu quê hương sâu đậm,da diết(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ,Ngẫu nhiên viết nhân bưôi mới về quê )
-Thể hiện tình cảm nhân ái,vị tha vì con người(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
IV-Các bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Thể thơ
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
1
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiếnchống
thựcdânPháp
(1946-1954)
Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc,thể hiện tình cảm với thiên nhiên,tâm hồn nhạy cảm,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung,lạc quan của Bác Hồ.
2
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
5 chữ
Trongnhững
nămđầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta (1966-1968)
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
V-Các tác phẩm tuỳ bút:
* Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”-Thạch Lam
Bằng ngòi bút tinh tế,nhạy cảm và tấm lòng trân trọng,Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc của cốm.Cốm được hình thành từ lúa non, từ bàn tay khéo léo của con người. Cốm không phải là một món ăn thông thường, nó kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc: phong tục sêu tết, văn hóa ẩm thực. Cốm bình dị, khiêm nhường.
*Bài “Mùa xuân của tôi” –Vũ Bằng.
Bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” đã làm hiện lên cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc tràn đầy sức sống và có sự thay đổi đặc biệt. Từ đó hiển hiện lên nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
*Bài “Sài Gòn tôi yêu” –Minh Hương.
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận
Cốm được hình thành từ lúa non, từ bàn tay khéo léo của con người; Cốm
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_17_tran_thi_kim_oanh.doc