A. Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS :
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
Biết viết những đoạn văn có cảm xúc tương tự.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, sách tham khảo văn học, bảng phụ, hình ảnh minh hoạ về mùa thu
Học sinh: SGK, Vở soạn bài, hình ảnh minh hoạ (nếu có).
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.(2)
3. Dạy bài mới:
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn : 29 / 8 / 2007
Từ 03 /9/ đến 8/9/2007 Ngày dạy : 03 / 9 / 2007
Tiết 1 + 2 : TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh.
A. Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS :
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
Biết viết những đoạn văn có cảm xúc tương tự.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, sách tham khảo văn học, bảng phụ, hình ảnh minh hoạ về mùa thu…
Học sinh: SGK, Vở soạn bài, hình ảnh minh hoạ (nếu có).
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.(2’)
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : (1’) Khởi động:
GV: Đọc một khổ thơ trong bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư để dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2 : (81’) Tìm hiểu văn bản .
I. Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
GV: Cho học sinh đọc phần chú thích * (SGK) để tìm hiểu về tác giả Thanh Tịnh.
GV: Tiếp tục cho học sinh tìm hiểu một số chú thích ở SGK .
2. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
? Xét về mặt thể loại Vb thì Vb này được xếp vào loại Vb nào ?
& : Thuộc kiểu VB biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên .
? Hãy phân chia bố cục của VB ?
& : Chia làm 5 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu ……tưng bừng rộn rã : Khơi nguồn nỗi nhớ.
- Đoạn 2: Tiếp theo …….trên ngọn núi : tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tựu trường.
- Đoạn 3: Tiếp theo …… trong các lớp : tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường nhìn mọi người và các bạn.
- Đoạn 4: Tiếp theo …… chút nào hết : tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
- Đoạn 5 : Phần còn lại : tâm trạng của tôi khi bắt đầu tiết học .
GV: Học sinh có thể ghép đoạn 1, 2 thành một đoạn và đoạn 3, 4, 5 thành một đoạn.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của nhân vật tôi và các bạn trong buổi đầu tựu trường.
GV: Cho học sinh đọc toàn bộ VB với giọng chậm bồi hồi.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ đâu ? Vì sao ?
& :* Thời điểm gợi nhớ : vào cuối thu - thời điểm tựu trường (tháng 9).
Cảnh thiên nhiên : lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
Cảnh sinh hoạt :
* Lí do : Sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại với quá khứ của bản thân tác giả.
? Cảnh vật khi nhân vật tôi đi học có sự thay đổi không ?
& : Cảnh vật vẫn vậy không có sự thay đổi.
?Tại sao lại hồi hộp lo lắng ?
& : Vì đây là ngày đầu tiên đi học .
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự mới lạ, bỡ ngõ của nhân vật tôi khi lần đầu đến trường ?
& : Cảm thấy đứng đắn với bộ quần áo mới. Xin mẹ được cầm bút thước …
Sân trường đầy người, ai cũng quần áo sạch sẽ, nghiêm túc.
Cảm nhận về ngôi trường xinh xắn và oai nghiêm.
Khi nghe gọi tên thì hồi hộp lo lắng.
? Khi vào lớp cảm xúc của các bạn cũng như nhân vật tôi như thế nào ?
& : Các bạn thì thút thít khóc còn bản thân hồi hộp gục đầu vào lòng mẹ và thút thít khóc.
? Tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào khi nhìn thấy con người và cảnh vật mới lạ ?
& : Bản thân cảm thấy nhỏ bé, hồi hộp, lo lắng và suy nghĩ vấn vơ.
Gv : Cuối cùng nhân vật tôi và các bạn đã tự tin bước vào buổi học đầu tiên.
2, Thái độ của người lớn đối với các em.
? Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến con em họ như thế nào ?
& : Quan tâm hết sức chu đáo đối với con em mình. Họ đã trân trọng dự buổi lễ khai giảng năm học mới.
? Hãy liên hệ đến bản thân em và gia đình em.
GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến phát biểu của học sinh.
? Hãy phát biểu về hình ảnh ông Đốc học và thầy giáo trẻ?
& : Là một người thầy, người quản lí, lãnh đạo trường học nhân từ, bao dung còn hình ảnh thầy giáo trẻ là một người vui tíng giàu tình thương.
? Hãy nhận xét về vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục?
& : Gia đình, nhà trường, xã hội luôn là chỗ dựa tốt cho một nền giáo dục tiên tiến, an tâm cho học trò trên con đường học vấn.
3. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
? Nhận xét về giọng kể của tác phẩm?
& : Truyện kể theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất theo trình tự thời gian buổi tựu trường.
? Đặc điểm về kết cấu, ngôn từ, tu từ của tác phẩm như thế nào ?
& : Kết hợp kể, miêu tả, so sánh để bộc lộ cảm xúc.
? Theo em những chi tiết so sánh nào trong VB mà em cho đặc sắc nhất ?
& :
Tôi quên thế nào được …..trời quang đãng.
Ý nghĩ ấy …….Trên ngọn núi.
Họ như …..
GV bổ sung thêm : SS như vậy để diễn tả tâm trạng cảm xúc của nhân vật tôi có chất trữ tình .
? Sức hút của tác phẩm xuất phát từ đâu ?
& :
Tình huống truyện.
Tình cảm của người lớn đối với trẻ con.
Hình ảnh thiên nhiên và ngôi trường và các so sánh của tác giả.
Hoạt động 3:(5’) Hướng dẫn Tổng kết và luyện tập
III. Tổng kết và luyện tập
1. Ghi nhớ : (SGK)
GV: HD cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Tổng kết phần nội dung và phần nghệ thuật của VB
2.Luyện tập:
GV: HD học sinh thực hiện phần luyện tập SGK và sách BT Ngữ văn
HS: Lắng nghe.
HS: Đọc và tìm hiểu vể tác giavà một số chú thích SGK.
HS: Suy ngĩ trả lời.
HS: Ghi vào vở.
HS: Phân chia bố cục VB.
Và tìm hiểu nội dung của mỗi đoạn.
HS:ĐọcVB theo HD của Gv
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Trả lời cá nhân.
HS: Suy nghĩ – trả lời.
HS: Dựa vào SGK để tìm chi tiết, hình ảnh – Trả lời.
HS: Tìm chi tiết trả lời.
HS: Suy nghĩ trả lời.
Hs : Tìm chi tiết và suy nghĩ trả lời.
HS: trả lời theo cảm nhân của các em.
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS: Ghi Kl vào vở.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Ghi KL vào vở.
HS: Nhận xét về nghệ thuật của VB.
Tìm các đặc điểm để trả lời.
HS: tìm chi tiết ss tiêu biểu để trả lời.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Ghi Kl vào vở.
HS: Đọc to, rõ, chậm phần ghi nhớ SGK.
HS: làm BT 1,2 SGK và SBT Ngữ văn.
D, Phần củng cố và luyện tập:(1’)
- Củng cố : Nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học.
- Dặn dò : Chuẩn bị phần Tiếng Việt : Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
E, Đánh giá, nhận xét sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A, Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS:
Hiểu được rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mỗi quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mỗi quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bài soạn giảng, Các loại sách tham khảo, bảng phụ, sơ đồ.
- Học sinh : Bài soạn, SGK, bảng phụ…
C, Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(4’) ? Hãy cho biết tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu dến trường ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (2’) Khởi động.
GV : Đưa ra một số từ như thú, voi, cá rô hỏi học sinh xem từ nào rộng nghĩa nhất? Từ nào bao hàm nghĩa từ nào? Dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: (25’) Tìm hiểu khái niệm
I. Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp:
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ . Động vật
Thú
Tu hú, sáo, diều
Voi, hươu, nai
Chim
Rô, diếc, thu, ngừ
Cá
? Nghĩa của từ Động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ; thú, chim, cá.
& : Nghĩa từ Động vật rộng hơn nghĩa của các từ Thú, Chim, Cá vì nghĩa của nó đã bao hàm khái quát nghĩa của các từ đó.
? Nghĩa của từ Thú có rộng hơn nghĩa của các từ Voi, Hươu, Nai không?
& : Rộng hơn và nghĩa bao quát hơn các từ Voi, Hươu, Nai.
* Tương tự Gv đưa hỏi Hs về nghĩa bao quát của các từ Cá, Chim.
GV: Cho HS đưa ra một số ví dụ tương tự như các ví dụ đã được học.
& : Rừng Động vật, thực vật ……
Cây Thân gỗ, dây leo …….
? Nghĩa của các từ Thú, Chim, Cá hẹp so với nghĩa của từ nào?
& : Hẹp so với nghĩa của từ Động vật.
GV: Tổng kết vấn đề :
Từ ngữ có : Nghĩa rộng
Nghĩa hẹp.
- Ghi nhớ:(SGK)
Hoạt động 3 (12’) Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập:
GV: HD học sinh làm các bài tập 1,2,3,4 SGK sau đó lên bảng làm
GV: Nhận xét, sử chữa, bổ sung và cho điểm bài làm của học sinh.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Quan sát sơ đồ suy nghĩ trr lời các câu hỏi.
HS: Quan sát sơ đồ trả lời.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Tự trả lời.
HS: Tìm ví dụ trả lời.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Đọc to ghi nhớ
HS: Lên bảng làm BT
HS khác nhận xét, bổ sung.
D, Phần củng cố và dặn dò:
- Củng cố : Nắm được thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghãi hẹp .
- Dặn dò : Học bài và chuẩn bị bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A, Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS:
Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho van bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên: Một số đoạn văn tiêu biểu (viết sẵn vào bảng phụ)
- Học sinh: Vở soạn, vở bài tập…
C, Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Cho từ : Rừng. Xác định nghĩa rộng và nghĩa hẹp của nó ?
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (1’) Khởi động.
GV: Nói về ý nghĩa của VB để đẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: (31’) Tìm hiểu khái niệm.
I. Chủ đề của văn bản:
GV: Cho học sinh đọc lại Vb Tôi đi học của Thanh Tịnh
? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào thời thơ ấu của mình? Ấn tượng đó như thế nào?
& : Lần đầu tiên đi học với bao cảm xúc; hồi hộp, lo âu, tự hào lần hãnh diện.
GV nhận xét: Việc các em trả lời đúng như trên chính là các bước đi tìm chủ đề của văn bản.
? Vậy chủ đề của Văn bản trên là gì?
& : Tôi đi học.
GV chốt lại vấn đề: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ.
GV: Đưa ra một số ví dụ khác để học sinh xác định chủ đề.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
? Căn cứ vào đâu em biết Vb Tôi đi học của Thanh Tịnh là nói lên những kỷ niệm về ngày đầu đến trường?
Nhan đề Vb?
Nội dung Vb?(Tìm dẫn chứng ở các câu trong Vb)
& : Nhan đề: Tôi đi học.
Một số câu nhắc đến việc tựu trường.
+ Hằng năm cứ vào cuối thu …..
+ Sách vở, bè ban…..
+ Ông Đốc học ….
? Tìm các dẫn chứng nói về các vấn đề sau :
Trên đường đi học?
Trên sân trường?
Trong lớp học?
& : * Trên đường đi học :
- Cảm nhân về con đường : Quen mà lạ.
- Thay đổi hành vi: Lội sông thả diều, ra đồng nô đùa…..
* Trên sân trường:
- Ngôi trường : Cao ráo, sạch sẽ….
- Các bạn rất đông ai cũng ăn mặc sạch sẽ.
* Trong lớp học:
- Cảm giác e sợ khi vào lớp.
- Xa mẹ, nhớ nhà, tủi thân …
GV: Dẫn dắt học sinh đi đến phần Ghi nhớ2
Hoạt động 3: (8’) Hướng dẫn Luyện tập
III. Luyện tập:
GV: HD học làm các bài tập SGK
GV: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa bài cho học sinh
Bài làm tốt thì cho điểm
Gợi ý một số bài tập
BT2: Dấu (x) trước các ý b, c.
BT3: Ý lạc đề; c,
Thiếu tập trung chủ đề b,c
HS: Lắng nghe
HS: Đọc lại VB
HS: Suy nghĩ Trả lời
HS: Trao đổi đưa ra Kết luận.
HS: Đọc thầm ghi nhớ.
HS: Xác định chủ đề.
HS: Trả lời từng ý GV đưa ra.
HS: Ghi KL vào vở.
Tìm các dẫn chứng để trả lời các ý.
Tìm các câu có dẫn chứng
Tìm các câu có dẫn chứng
Tìm các câu có dẫn chứng
HS: Đọc to phần Ghi nhớ 2 SGK.
HS: Thảo luận nhóm lên bảng làm các bài tập
D, Phần củng cố và dặn dò:(1’)
- Củng cố: Nắm được Chủ đề và tính thống nhất của văn bản.
- Dặn dò: Đọc trước và trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu VB: Trong lòng Mẹ SGK trang 15 20
E,Nhận xét, đánh giá sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-------------J-------------
Tuần 2: Ngày soạn : 6 / 10 / 2007
Từ 10/9/ đến 15/9/2007 Ngày dạy : 10 / 9 / 2007
Tiết 5 + 6 : TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng.
A. Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS :
Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của nhà văn Nguyên Hồng: thấu được chất trữ tình lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, sách tham khảo văn học, chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
Học sinh: SGK, Vở soạn bài, đọc trước văn bản ở nhà
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Cơ sở nào để hiểu được một đoạn văn, bài văn ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (2’) Khởi động.
GV: Đọc một vài câu thơ trong tập thơ Trời xanh và Sông núi quê hương của Nguyên Hồng để vào bài mới.
Dòng sông mang từng trang lịch sử,
Đêm đêm thức những trang linh hồn.
Mắt ngước nhìn lên
Tìm những vì sao và ánh lửa.
Hoạt động 2: (80’) Tìm hiểu nội dung văn bản.
I. Tìm hiểu chung về đoạn trích:
1. Đọc – tìm hiểu chú thích:
GV: Cho học sinh đọc và tìm hiểuài náet về tác giả và tác phẩm.
GV: Bổ sung một số kiến thức về tác giả cho HS nghe.
GV: Cho học sinh đọc hiểu các chú thích 5,8,12,13,14,17…
2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
&: Đoạn trích có thể chia làm hai phần:
Phần 1: Từ đầu…………mày cũng có họ hàng: Cuộc đối thoại giữa cậu bé Hồng và bà cô.
Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bát ngờ vời người mẹ.
II. Tìm hiểu nội dung đoạn trích:
GV:HD cách đọc và cho 3-4 HS đọc hết đoạn trích. Nhận xét cách đọc của HS
1. Nhân vật Người cô trong cuộc đối thoại với cậu bé Hồng.
? Thái độ của bà cô khi đưa ra những câu hỏi với cậu bé Hồng.
&: Cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi, khôngphải nghiêm nghị hỏi càng không phải âu yếm hỏi.
GV: Giảng thêm cho HS về thái độ cay độc trong câu hỏi của bà cô.
? Cậu bé Hồng trả lời như thế nào? Vì sao lại trả lời như vậy?
&: Cúi đầu không đáp vì hiểu được tâm địa độc ác trong câu hỏi của bà cô.
? Sau đó cậu bé Hồng đã trả lời như thế nào?
&: “Không. Cháu không muốn vào. Cuối năm ……”
GV giảng thêm: Bà cô tiếp tục tấn công cậu bé với giọng điệu mỉa mai cay độc. Đây là trò đùa được sắp đặt sẵn.
? Theo em câu nói nào là cay độc nhất?
&: “ Mày dại quá……………. Thăm em bé chứ”
Giọng điệu cay độc đầy sự nhục mạ
? Trước thái độ và tâm địa của bà cô như vậy thì tâm trạng và thái độ của cậu bé Hồng như thế nào?
&: Phẫn uất, nấc nở, nước mắt ròng ròng , tủi thân, hết sức căm giận.
? Khi thấy cháu mình như vậy thì bà ta có buông tha không? Bà ta đã hành động gì tiếp theo?
&: Bà ta không chịu buông tha mà còn tiếp tục tấn công: “Cô vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe”
GV giảng thêm: Trò đùa độc ác đó đã làm cho người cháu phẫn uất tột cùng. Cuối cùng bà ta còn vỗ vai an ủi cháu lại càng làm tăng thêm sự giả dối của bà ta.
? Vậy bản chất của bà cô cậu bé Hồng là người như thế nào?
&: Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Bà ta là sản phẩm của xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân đầu thể kỷ XX (thành kiến với những người phụ nữa có con ngoài gái thú).
? Hãy nhận xét về các câu trả lời của cậu bé Hồng với bà cô.
&: Câu 1: Sự ứng xử thông minh.
Câu 2: Đau đớn, khoé mắt cay cay- nước mắt chảy dài.
Các câu còn lại: Tâm trạng uất ức được dâng lên cực điểm
Hết tiết 6 chuyển sang tiết 7
2. Cảm giác sung sướng khi được gặp mẹ.
? Hành động của cậu bé Hồng khi chạy theo mẹ?
&: Vội vã, bối rối, lập cập rồi khóc nấc nở.
? So dánh cái khóc khi nghe bà cô nói với cái khóc khi được gặp mẹ?
&: Cái khóc khi được gặp mẹ là cái khóc của sự sung sướng, sự dồn nén tình cảm mà bấy lâu giữ kín trong lòng giờ mới có dịp bung ra. Hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
GV giảng thêm: Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ. Đó là một hình ảnh đẹp. Một cuộc hồi sinhn đầy ắp tình mẫu tử.
? Cảm giác sung sướng đó có lẫn át được sự tủi nhục mà cậu bé Hồng phải chịu không?
&: Nó đã lẫn át đi những lời nói cay độc, tủi cực của bà cô dành cho cho cậu bé Hồng.
3.Nét nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
GV: Dẫn dắt HS đén phần nghệ thuật của đoạn trích.
? Chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện ở đâu?
&: Chất trữ tình được thể hiện ở các phương diện sau:
Nội dung câu chuyện : cẳm xúc căm giận, xót xa đều thống nhất cao độ.
Tình huống và nội dung câu chuyện: Hoàn cảnh của cậu bé và mẹ cậu bé.
Dòng cảm xúc phong phú của cậu bé: căm giận, quyết liệt, yêu thương.
? Ngôi kể thứ mấy? Cách thể của tác giả như thể nào?
&: Tác giả kể theo ngôi kể ths nhất.
Cách kể trong đoạn trích được kết hợp với bộc lộ cảm xúc.
Các hình ảnh giàu sức gợi cảm.
Lời văn cuối đoạn trích mơn man dạt dào cảm xúc.
Tác phẩm được viết dưới dạng hồi kí.
? Vậy em hiểu hồi kí là gì ?
&: Hồi kí là một thể loại của kí mà ở đó người viết kể lại những điều mình đã trải qua.
GV: Cho HS tìm hiểu câu hỏi 5 SGK
&: Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Nguyen Hồng. Oâng đã dành tình cảm đặc biệt cho họ vì ông hiểu nỗi khổ của họ như bản thân mình.
Hoạt động 3 (2’) Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
GV: Dẫn dắt HS đi đén phần tổng kết của tác phẩm. Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Luyện tập : Tìm đọc hết tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng.
HS: Lắng nghe.
HS: Đọc và tìm hiểu vầ tác giả và tác phẩm.
HS: Đọc hiểu một số chú thích theo HD của GV.
HS: Thảo luận nhóm; tìm bố cục và nội dung .
HS: Đọc hết đoạn trích.
HS: Suy nghĩ trả lời.(chú ý thái độ của bà ta)
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Tìm các chi tiết ở SGK trả lời.
HS: Ghi KL vào vở.
HS: Thảo luận tìm câu trả lời.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Ghi vào vở.
HS: Tìm chi tiết trả lời.
HS: Ghi Kl vào vở.
HS: Trao đổi trả lời câu hỏi.
HS: Ghi Kl vào vở.
HS: Thảo luận tìm chi tiết trả lời.
HS: Bổ sung các chi tiết nếu có.
HS: Tìm chi tiết trả lời.
HS: Tìm hình ảnh so sánh để trả lời.
HS: Ghi KL vào vở.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS:Suy nghĩ, tìm chi tiết trả lời.
HS:(Khá, Giỏi) Suy nghĩ trả lời.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Tìm hiểu câu hỏi 5 SGK
HS: Đọc to Ghi nhớ SGK
D, Phần củng cố và dặn dò:(1’)
- Củng cố: Nắm được những nội dung cơ bản của bài dạy (II. 1,2,3).
- Dặn dò: Đọc và soạn trước phần Tiếng Việt : Trường từ vựng SGK trang 21 24
E,Nhận xét, đánh giá sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-------------J-------------
Tiết 7 : TRƯỜNG TỪ VỰNG
A, Mục tiêu cần đạt được:
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các tường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mỗi liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học: Đồng nghĩa, trái nghĩa, các biện pháp tu từ… Từ đó giúp ích cho việc học văn làm văn.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bài soạn giảng, bảng phụ, sơ đồ. Một số ví dụ tiêu biểu về trương từ vựng.
- Học sinh : Bài soạn, SGK, bảng phụ…
C, Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :(15’) 1, Hãy cho biết tâm trạng của bé Hồng khi được gặp mẹ?
2, Suy nghĩ của em khi học xong đoạn trích Trong lòng mẹ trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (1’) Khởi động.
GV: Các từ ; Hổ, voi, khỉ, đười ươi nói về cái gì? Từ đó dẫn dắt HS đi vào bài học mới.
Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu khái niệm.
I. Thế nào là trường từ vựng.
1. Xét ví dụ sách giáo khoa
GV: Cho HS đọc phần I.1 SGK chú ý những từ in đậm.
? Các từ in đậm trong đoạn trích có nét chung về nghĩa là gì?
&: Các từ Mặt, mắt, da ,gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng có nét chung về nghĩa là các từ đó đều chỉ các bộ phận cơ thể con người.
GV: dẫn dắt HS di đến phần Ghi nhớ SGK.
2. Lưu ý: GV cho HS đọc các phần lưu ý trong SGK
GV: Đi giải thích và lấy ví dụ minh hoạ cho các phần lưu ý.
Hoạt động 3: (8’) Hướng dẫn luyện tập
GV: HD học sinh làm bài tập 2, 3 trong SGK tại lớp.
GV: gọi HS lên bảng làm bài tập 2,3,4 Sau đó nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
Gợi ý :
BT2: a, Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b, Dụng cụ để đựng.
c, Hoạt động của chân.
d, Trạng thái tâm lí con người.
đ, Tính cách con người.
e, Dụng cụ để viết.
BT3: Thuộc trường từ vựng : Thái độ.
BT4: Khứu giác: mũi, miệng, thơm, điếc, thính.
Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính
GV: HD học sinh về nhà làm các bài tập 1,5,6,7 SGK trang 23,24
HS: Tìm điểm chung .
Tìm hiểu khái niệm
HS: Đọc ví dụ SGK
HS: Tìm nghĩa từ trả lời
HS: Ghi vào vở
HS: Đọc to Ghi nhớ
HS: Đọc các phần lưu ý trong SGK.
Luyện tập
HS: Làm bài tập 2,3,4 tại lớp theo nhóm.
HS: Sửa sai ghi lại hàon chỉnh vào vở BT.
HS: Về nhà làm các BT
D, Phần củng cố và dặn dò:(1’)
- Củng cố: Nắm được Thế nào là trường từ vựng và các lưu ý về trường từ vựng
- Dặn dò: Đọc và soạn trước phần : Bố cục văn bản SGK trang 24 27
E,Nhận xét, đánh giá sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 8 tu soan.doc