HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm câu ghép I. Đặc điểm của câu ghép
Gv treo bảng phụ
Đọc kĩ các câu in đậm, sau đó vận dụng kiến thức về thành phần chính của câu và việc dùng cụm CV để mở rộng câu đã học ở lớp 6,7
Hs đọc đoạn văn sgk
- Nhận xét
1. Ví dụ
? Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm?
? Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm CV?
=> Em hãy chú ý thành phần VN của câu có cấu tạo là một CĐT , mà trung tâm là ĐT quên được bổ nghĩa bằng phụ ngữ là hai cụm C-V có quan hệ so sánh.
+ những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
+(như) mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
=>Đây là câu có nhiều cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.->2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT quên và ĐT nảy nở. - Thực hiện trên phiếu bài tập.
- Làm theo cặp.
- Trả lời
- Nhận xét 2. Nhận xét
- “Tôi//quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 11: Câu ghép - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của câu ghép.
- Nắm được 2 cách nối các vế câu trong câu ghép.
2. Kĩ năng :
-Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu câu mở rộng thành phần
-Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
-Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ:
- Vận dụng câu ghép vào các văn bản.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: đọc hiểu, tự nhận thức, đánh giá
- Năng lực riêng: thẩm mĩ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu, ảnh tác giả O. hen- ri.
- HS: Trả lời câu hỏi sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới (44 phút)
Hoạt động của GV
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’)
Tổ chức trò chơi: “Nếu...thì”
Chia lớp làm 2 đội
Đội 1 viết: nếu + câu đơn
Đội 2: thì + câu đơn
Giáo viên chọn 1 đại diện ghép đáp án của 2 đội.
GV dẫn vào bài
Dẫn vào bài
Ở lớp dưới các em đã được học về câu đơn. Vậy câu ghép khác câu đơn như thế nào? Câu ghép có những đặc điểm gì? có những cách nối các vế câu nào trong câu ghép? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ những điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm câu ghép
I. Đặc điểm của câu ghép
Gv treo bảng phụ
Đọc kĩ các câu in đậm, sau đó vận dụng kiến thức về thành phần chính của câu và việc dùng cụm CV để mở rộng câu đã học ở lớp 6,7
Hs đọc đoạn văn sgk
- Nhận xét
1. Ví dụ
? Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm?
? Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm CV?
=> Em hãy chú ý thành phần VN của câu có cấu tạo là một CĐT , mà trung tâm là ĐT quên được bổ nghĩa bằng phụ ngữ là hai cụm C-V có quan hệ so sánh.
+ những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
+(như) mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
=>Đây là câu có nhiều cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.->2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT quên và ĐT nảy nở.
- Thực hiện trên phiếu bài tập.
- Làm theo cặp.
- Trả lời
- Nhận xét
2. Nhận xét
- “Tôi//quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
-> có 3 cụm C-V
+Cảnh vật chung quanh tôi //đều thay đổi
+lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn
+tôi //đi học.
=> 3 cụm C-V trên ko bao chứa nhau. Câu này được gọi là câu ghép.
Cụm C-V thứ 3 giải thích nghĩa cho cụm C-V thứ 2.
? Trình bày kết quả ptích ở 2 bước trên vào bảng theo mẫu sgk?
-“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C - V
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu có hai hoặc nhiều cụm C - V
Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Các cụm C-V không bao chứa nhau
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
3.Kết luận
Ghi nhớ :sgk
HĐ 2: Tìm hiểu cách nối các vế câu
II.Cách nối các vế câu
? Dựa vào những kiến thức đã học,cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn,câu nào là câu ghép?
(Câu: mẹ tôi// âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.->có 1 cụm C-V,đó là câu đơn)
? Qua tìm hiểu vd cho biết thế nào là câu ghép?
- Phân tích, rút ra kết luận.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự các câu ( Từ câu 1 đến câu 7) và sau đó xác định trong những câu trên câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
-> Khi tìm câu ghép trong đoạn trích thì phải căn cứ vào đặc điểm của câu ghép. Câu nào có từ 2 cụm
C-V ko bao chứa nhaủ trở lên thì đó là câu ghép.
-Cần chú ý những câu có nhiều cụm C-V nhưng ko fải là câu ghép.
-Những câu ghép:1,3,6(câu 4 là câu đơn có cụm C-V nằm trong thành phần trạng ngữ “nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”
->Câu này có 2 cụm C-V
+Cụm C-V làm thành phần chính là “lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”
+Cụm C-V “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường” chỉ là phụ ngữ của động từ thấy nằm trong thành phần trạng ngữ
->Câu này ko fải là câu ghép mà chỉ là câu có thành fần mở rộng bằng cụm C-V.
? Trong mỗi câu ghép ,các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
- Trước hết các em cần xác định đúng các vế câu ghép. Sau đó cần chú ý: phương tiện nối các vế câu trong câu ghép có thể là các từ có tác dụng nối như quan hệ từ ,phó từcũng có thể là các dấu câu như dấu fẩy, dấu chấm fẩy
? Dựa vào những kiến thức đã học hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép?
? Trong các câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Gv lấy ví dụ:
- Dùng các từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ: “nếu chiều nay trời ko mưa thì chúng ta cùng đi tập văn nghệ”
+ Nối bằng 1 cặp fó từ hay 1 cặp đại từ(hoặc chỉ từ hô ứng): “chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu,thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng cặp phó từ cómới)
Nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêubấy nhiêu.
- Ko dùng từ nối
- Trao đổi theo cặp.
- Các vế câu 3-6 nối với nhau bằng quan hệ từ vì, nhưng.
- Vế 1,2 trong câu 7 nối với nhau bằng quan hệ từ vì.
- Các vế trong câu 1, vế 2,3 trong câu 7 ko dùng từ nối.
3. Kết luận
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20’)
III. Luyện tập
? Tìm câu ghép trong các đoạn trích ở bài 1. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
HS lên bảng làm bài.
Nhận xét
BT1 :
- Đoạn a có các câu sau là câu ghép: câu 3, câu 5, câu 6, câu 7 các vế trong những câu này dùng dấu phẩy để nối với nhau.
- Đoạn b có hai câu ghép các vế trong 2 câu này dùng dấu phẩy để nối với nhau.
- Đoạn c có một câu ghép dùng dấu hai chấm và dấu phẩy để đánh dấu ranh giới các vế câu.
- Đoạn d có một câu ghép gồm 3 vế câu (vế hai lược bỏ chủ ngữ) có dùng quan hệ từ(nên, bởi vì) nối các vế câu.
? Với mỗi cặp quan hệ từ trong bài 2, hãy đặt một câu ghép?
Thi làm nhanh.
Nhận xét
BT 2:
- Vì nó lười học nên nó phải thi lại.
- Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi chơi nữa.
- Tuy nhà Lan ở rất xa trường nhưng Lan luôn đi học đúng giờ.
- Nó không những học giỏi mà nó còn rất ngoan nữa
?Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách đã nêu trong bài 3?
GV gọi HS nhận xét, GV kết luận.
Làm việc độc lập.
Nêu các cách giải quyết.
BT 3:
- Nó lười học nên nó phải thi lại.
- Nó phải thi lại vì nó lười học.
GV: Nêu yêu cầu viết đoạn văn. Chấm chữa
- Học sinh viết, đọc, nhận xét
Viết một đoạn văn ngắn về đề tài: thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
Vẽ bản đồ tư duy cho bài học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4 (Tr.114).
- Soạn Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. Yêu cầu:
+ Đọc kĩ phần mục I của bài mới và trả lời các câu hỏi trong mục đó.
+ Sưu tầm thêm một số tờ giới thiệu sản phẩm của một số mặt hàng.
? Đặt 2 câu ghép, một câu có dùng những từ có tác dụng nối các vế, một câu không dùng từ nối?
- Trời nổi gió, cây trong vườn nghiêng ngả.
- Nếu trời mưa thì chúng ta không đi nữa.
*RÚT KINH NGHIỆM:
..
***********************
File đính kèm:
- van-8-cau-ghep-giang_26082020.doc