Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 15: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020

- Cho HS chơi trò chơi ghép dấu câu vào nội dung các câu cho sẵn sao cho hợp lý.

- Luật chơi: Chia lớp thành bốn nhóm (Theo tổ). Các nhóm lần lượt chạy nhanh về phía bảng sắp xếp để hoàn thiện phần thi của nhóm mình. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất thì thắng. - Hoạt động dưới sự điều khiển của quản trò - Ghép đúng dấu câu vào các vị trí tương ứng ở các câu cho sẵn

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25 phút)

* GV: Để ôn tập công dụng của các dấu câu, chúng ta đi vào tổng kết theo bảng sau:

Chiếu bảng liệt kê tên các dấu câu đã học, trống phần công dụng, yêu cầu Hs lần lượt điền.

? Dựa vào kiến thức đã học em hãy nêu công dụng của các dấu câu trong bảng. - Quan sát.

- Hoạt động nhóm 2, thời gian 3 phút, trả lời vào phiếu BT I. Tổng kết về dấu câu.

Dấu câu Công dụng

Dấu chấm Đặt cuối câu trần thuật, để kết thúc câu.

Dấu chấm than Kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán.

Dấu chấm hỏi Đặt cuối câu nghi vấn dùng để hỏi.

Dấu phẩy Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

* Chuyển: Các em đã nắm chắc được các công dụng của các dấu câu ở lớp 6. Để ôn tập về các dấu câu ở lớp 7, chúng ta cùng làm bài tập sau:

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 15: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: HT các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại việc sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viét định diễn đạt. 2. Kỹ năng: Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng đúng dấu câu trong khi viết. Năng lực: Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức, cảm thụ văn học. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi (SGK). C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong bài dạy 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ HS Nội dung cần đạt Hoạt động khởi động (2 phút) - Cho HS chơi trò chơi ghép dấu câu vào nội dung các câu cho sẵn sao cho hợp lý. - Luật chơi: Chia lớp thành bốn nhóm (Theo tổ). Các nhóm lần lượt chạy nhanh về phía bảng sắp xếp để hoàn thiện phần thi của nhóm mình. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất thì thắng. - Hoạt động dưới sự điều khiển của quản trò - Ghép đúng dấu câu vào các vị trí tương ứng ở các câu cho sẵn Hoạt động hình thành kiến thức mới (25 phút) * GV: Để ôn tập công dụng của các dấu câu, chúng ta đi vào tổng kết theo bảng sau: Chiếu bảng liệt kê tên các dấu câu đã học, trống phần công dụng, yêu cầu Hs lần lượt điền. ? Dựa vào kiến thức đã học em hãy nêu công dụng của các dấu câu trong bảng. - Quan sát. - Hoạt động nhóm 2, thời gian 3 phút, trả lời vào phiếu BT I. Tổng kết về dấu câu. Dấu câu Công dụng Dấu chấm Đặt cuối câu trần thuật, để kết thúc câu. Dấu chấm than Kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán. Dấu chấm hỏi Đặt cuối câu nghi vấn dùng để hỏi. Dấu phẩy Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. * Chuyển: Các em đã nắm chắc được các công dụng của các dấu câu ở lớp 6. Để ôn tập về các dấu câu ở lớp 7, chúng ta cùng làm bài tập sau: - GV chiếu bài tập-> HS nối đáp án đúng. * Các em cần phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối + Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. * GV chuyển: Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được học các dấu câu như: dấu ngoặc đơn; dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. Chúng ta tiếp tục ôn tập công dụng của các dấu câu này bằng bài tập sau: - Một em đọc yêu cầu bài tập-> m/c. ? Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống chấm trong câu ở cột B để được câu nêu đúng công dụng của từng dấu câu. A: Dấu câu B: Công dụng Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh hay bổ sung thêm) Dấu hai chấm - Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang) Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ, câu được hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai. - Đánh dấu tên của tác phẩm, tập san, tạp chí.... được dẫn. * Bài tập: Đọc đoạn trích sau và cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép? 1) “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. (2)Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn... (3)Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm... (4)Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: (5) - Sao cô biết mợ con có con?” (Nguyên Hồng, “Trong lòng mẹ”) + Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu đoạn, từ ngữ được trích dẫn trực tiếp; đánh dấu tên đoạn trích. + Dấu hai chấm cuối câu 4 báo trước lời đối thoại của nhân vật (dùng với dấu gạch ngang). + Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích (bổ sung thêm thông tin). =>Như vậy, chúng ta đã ôn lại toàn bộ kiến thức về công dụng của các dấu câu đã học. Xong trong quá trình tạo lập văn bản, các em có sử dụng đúng công dụng của những dấu câu này hay chưa, chúng ta cùng chuyển sang phần II – Các lỗi thường ... II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. - GV đưa VD – SGK 151 ? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?Vì sao? ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? - Dùng dấu chấm sau từ "xúc động", viết hoa từ "Trong". ? Vậy đoạn văn này đã mắc lỗi nào khi sử dụng dấu câu? - HSTL - HSTL - HSTL 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. a.Ví dụ: b.Nhận xét: - Thiếu dấu ngắt câu sau từ "xúc động". - Câu này có 2 ý: + ý 1: Tình cảm của em đối với tác phẩm “ Lão Hạc”. + ý 2 : Cuộc sống nghèo khổ cơ cực của những người nông dân như lão Hạc. c. Kết luận: lỗi: thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. * GV chuyển: Ngoài lỗi sử dụng dấu câu trên, các em còn hay mắc phải lỗi nào, chúng ta tìm hiểu ví dụ 2: - GV đưa VD - HS đọc ? Trong ví dụ trên, dùng dấu chấm sau từ " này" là đúng hay sai? Vì sao? ? Vậy ở chỗ này nên dùng dấu gì? Em hãy sửa lại cho đúng? ? Từ việc tìm hiểu VD trên , em rút ra lỗi nào trong quá trình sử dụng dấu câu? * Gv nhấn: Đây là lỗi thường mắc phải khi tạo lập VB, các em nhầm lẫn giữa thành phần T. Ngữ với câu. - Đọc - HSTL - HSTL - HSTL 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. a. Ví dụ 2: b. Nhận xét: - Dùng dấu chấm sau từ này là sai. Vì cụm từ “ Thời còn trẻ, học ở trường này” chỉ là những thành phần trạng ngữ -> Bỏ dấu chấm, thay bằng dấu (,); không viết hoa từ " ông". c. Kết luận: Lỗi dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. - GV chuyển: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu ví dụ 3: ? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn trên? ( xác định CN-VN) ? Trong thành phần CN có mấy đối tượng được nhắc đến? ( ) ? Xác định từ loại của các đối tượng đó? ? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? ? Vậy, Lỗi thứ 3 các em thường mắc khi sử dụng dấu câu là gì? - Đọc - HS phân tích cấu tạo - HSTL - HSTL - HSTL - HSTL 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. a. Ví dụ 3: b. Nhận xét Cam quýt bưởi xoài // là đặc sản của vùng này. 4 đối tượng trong CN ->“ Cam quýt bưởi xoài” là những DT cùng giữ chức vụ CN hay còn gọi là thành phần đồng chức. -> Câu này thiếu dấu phẩy để phân biệt các thành phần đồng chức: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. c.Kết luận: Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết * Chuyển: ở phần I, các em đã ôn lại công dụng của dấu hỏi chấm và dấu chấm. Vậy nó có được sử dụng đúng ở trong VD sau không? 4. Lẫn lộn công dụng của dấu câu. ? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn sau đã đúng chưa? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng? ? Em hãy cho biết lỗi thứ 4 thường gặp về dấu câu là gì? ? Qua việc tìm hiểu các VD trên, em hãy nhắc lại các lỗi thường gặp về dấu câu trong quá trình tạo lập VB? ->GV: Đó chính là nội dung cần ghi nhớ SGK- 151. * GV nhấn lại nội dung cần ghi nhớ. * Trong quá trình tạo lập VB, các em cần tránh. ( 4 lỗi) * Tại sao vậy, các em quan sát vào bảng sau: - Đọc - HSTL - HSTL - HSTL - HS đọc a.Ví dụ: b.Nhận xét: “ Quả thật.... lúc này.” -> là câu trần thuật nên dùng dấu chấm ->Dấu chấm hỏi ở cuối câu đầu dùng sai -> câu thứ 2 là câu nghi vấn -> phải dùng dấu “?” c.Kết luận: Lỗi lẫn lộn công dụng của dấu câu. *) Ghi nhớ (sgk- tr.151) * GV đưa bảng sửa lỗi dấu câu, đối chiếu đáp án đúng – sai. Sử dụng dấu câu sai Sử dụng dấu câu đúng Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất. Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vẫn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vẫn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này. ? Quan sát vào 4 ví dụ sử dụng dấu câu sai đã tìm hiểu ở trên và cho biết: Nếu sử dụng dấu câu sai thì sẽ gây ảnh hưởng ntn gì đến sự diễn đạt? - GV chốt: + Về hình thức: Câu không đúng ngữ pháp. -> từ đó nội dung câu thiếu mạch lạc, rõ ràng làm người đọc không hiểu, thậm chí hiểu sai ý nghĩa của câu. ? Vậy, việc sử dụng đúng dấu câu sẽ đem lại hiệu quả gì cho sự diễn đạt? + Về hình thức: Câu có cấu tạo ngữ pháp đầy đủ-> từ đó giúp người đọc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của câu. Đạt hiệu quả giao tiếp cao. Thảo luận nhóm 2 người, thời gian 3 phút, đại diện trình bày. * GV nhấn mạnh + Dấu câu là kí hiệu dùng trong văn viết để giúp phân biệt ý nghĩa các đơn vị ngữ pháp trong câu, nhờ đó mà người đọc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của câu. Vì thế khi viết, các em ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu để tránh được các lỗi thường gặp. ? Cho biết công dụng của các dấu câu trong đoạn trích sau? ? Dấu chấm lửng được sử dụng được đặt ở đâu và cuối câu có công dụng gì? - kết thúc câu. ? Dấu chấm lửng đặt cuối câu: Cuộc đời... đáng buồn..." còn có giá trị nào khác? - Nhận xét, chốt. - HSTL - HSTL - HSTL * Bài tập nâng cao: "... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn..." ( Nam Cao, Lão Hạc) + Dấu chấm lửng: - Đứng ở đầu đoạn văn: đánh dấu phần VB đứng trước bị lược bỏ. - Đặt ở cuối câu: "Cuộc đời...buồn..."-> mang sắc thái tu từ thể hiện sự diễn đạt chưa hết ý, để lại dư âm sâu lắng, gợi suy nghĩ trong lòng người đọc về con người, về cuộc đời. + Dấu chấm hỏi: Câu " Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?" là câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng băn khoăn, nghi ngờ của ông giáo về lão Hạc khi nghe Binh Tư kể chuyện. Hoạt động luyện tập – vận dụng (14 phút) - Gv chiếu bài tập 1. - HS đọc và nêu yêu cầu BT. - GV giới thiệu: Đoạn văn trích trong tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn NTT. - Hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn. - HS điền. * Gv lưu ý: Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán, câu cầu khiến nhưng trong trường hợp này Dấu chấm than lại được dùng để kết thúc câu trần thuật. Đây là trường hợp đặc biệt vì 2 câu trần thuật này không chỉ thông báo sự việc mà còn bộc lộ tình cảm, cảm xúc mừng vui của nhân vật: cái Tí, thằng Dần thấy anh Dậu trở về. HS làm bài tập * Bài tập 1: “Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít( ) tỏ ra dáng bộ vui mừng( ) Anh Dậu lử thử cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội( ) Cái Tí ( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( ) ( )A( )thầy đã về ( )A ( )Thầy đã về ( )...” ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) + Gv chiếu bài tập. Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)? - Nhận xét, chốt + HS đọc BT. - HSTL Bài tập 2 (SGK - trg 152) * Lỗi sai: lẫn lộn công dụng của dấu câu: + dùng dấu phẩy sau từ "về" là sai ; + Lời dẫn gián tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép; * Cách chữa: - Thay dấu (,) sau từ "về" bằng dấu chấm hỏi (?), - Bỏ dấu hai chấm (:) và dấu ngoặc kép sau từ "là", không viết hoa từ "Anh" vì đây là lời dẫn gián tiếp. => Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập chiều nay. ? Đây là đoạn văn trích từ bài làm của một bạn HS trong bài viết số 2 về văn tự sự có mắc lỗi dùng dấu câu. Em hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng? - Nhận xét, chốt. - HS đọc BT. HS làm bài tập * Bài tập 3: - Câu 1: sử dụng dấu chấm để kết thúc câu là sai -> đây là TP TN. - Câu 3: Đặt dấu (,) sau từ " ông giáo"; sau từ "ngay" đặt dấu (:) và sử dụng dấu "..." đánh dấu lời dẫn trực tiếp "Cậu...a!", đặt dấu (!) sau từ "ạ", viết hoa từ "Cậu". - Câu 6: sd dấu (:), dấu " ", đánh dấu câu hỏi của ông giáo; đặt dấu (?), viết hoa từ "Cụ". - Câu 7: " Bán rồi!" và đặt dấu (-) trước từ " lão Hạc" ? Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) có sử dụng một số dấu câu mà em đã học. - Hướng dẫn: Hình thức: đoạn văn 5 -7 câu; sử dụng từ 2 – 3 dấu câu đã học Nội dung: tự chọn Bài 4: Bút bi có nhiều loại,có hàng nhập từ nước ngoài hàng ngoại, có hàng sản xuất trong nước ( hàng nội). Nhiều người cho rằng: “ Hàng nhập ngoại là tốt nhất!” Nhưng thực ra chưa phải là như thế. Bởi về giá cả của bút bi nội rẻ hơn bút bi ngoại từ 500 đồng đến 10000 đồng còn độ bền như nhau. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút) Thuyết minh về 1 thể loại văn học * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docvan-8-on-tap-ve-dau-cau-giang_26082020.doc