Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Hoa

A/ Mục tiêu bài học:

 Qua tiết học giúp HS:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ – khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

 B/ Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài giảng + Sơ đồ biểu diễn qua bảng phụ.

 - HS : Đọc kĩ nội dung bài - trả lời các câu hỏi vào vở soạn .

C/ Lên lớp.

 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.

 2. Bài mới.

 

doc128 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Bài 1: Tiết 1-2: Ngày 20 tháng 08 năm 2012 Văn bản: Tôi Đi Học -Thanh Tịnh- A. Mục tiêu bài học: - Qua hai tiết học giúp hs: + Cảm nhận và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, những cảm xúc mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. + Cảm nhận được cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đến trường. + Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh . + Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi - biểu cảm. B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài giảng HS: Đọc kỹ văn, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở soạn. C. Các hoạt động dạy và học: 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS. 2. Giới thiệu bài. Trong cuộc đời mỗi con người, những KN tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, “Đáng nhớ” hơn cả là các kỷ niệm, các ấn tượng của ngày ấy tựa Trường đầu đầu tiên, Thanh tịnh đã ghi lại những KN, những ấn tượng ấy bằng truyện “Tôi đi học”chúng ta sẽ cùng tác giả quay trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại “những KN miên man” ấy. I. Tác giả- Tác phẩm: - Gọi 1 HS đọc phần (*). - (H) Nêu vài nét chính về tác giả? - GV bổ sung: Tên Thanh tịnh từ năm tác giả 6 tuổi. - (H) các tác phẩm của ông được giới thiệu trong sách giúp gì về ông? 1. Tác giả : - Trần Văn Ninh (1911-1988), quê ở Huế, thành công ở nhiều truyện ngắn, sáng tác đậm chất trữ tình, trong trẻo, êm dịu... => Thành công nhất là truyện ngắn và truyện thơ. - Văn ông nhẹ nhàng mà thắm đượm, man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến 2. Tác phẩm: In trong “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. II. Đọc, từ khó- bố cục- Thể loại: - (H) Chúng ta nên đọc với bằng ngữ điệu như thế nào? - Gv hướng dẫn: Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý câu nói của nhân vật Tôi, người mẹ, ông đốc. - Gv đọc mẫu 1 đoạn - Chú ý chú thích 2,6,7. - (H) Theo em có thể xếp bài này vào thể loại nào? -(H) Theo em vb có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần? - 2 hs đọc tiếp- nhận xét. + Chú thích. + Thể loại. - Hs thảo luận. - Thể loại: Từ sự giàu chất trữ tình. + Bố cục: 2 phần. 1. Từ đầu đến ngọn núi: Tâm trạng và cảm xúc nhân vật Tôi trên đường đến trường. 2. Còn lại: Tâm trạng lúc ở trường. III. Phân tích: 1. Tâm trạng và cảm xúc của Tôi ngày đầu tiên đi hoc: - GV hướng dẫn HS phân tích . - HS đọc lại đoạn: đầu -> ngọn núi. - Nỗi nhớ ngày tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao? (cuối thu, đầu tháng 9, khai trường; cảnh thiên nhiên: lá, mây ; cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ...) Tâm trạng “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào ? Hết tiết 1. - HS tóm tắt đoạn tiếp ->chút nào hết. - Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật tôi khi đứng trước trường, rời ay mẹ, vào lớp...? - Nhận xét của em về cách kể,tả của tác giả ở đoạn văn trên ? . HS đọc diễn cảm đoạn cuối . - Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” lạ lùng như thế nào ? Hình ảnh “một con chim ... bay cao” có ý nghĩa như thế nào ? - Dòng chữ “ Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì ? . GV bình giảng :( hình ảnh con chim ... có dụng ý nghệ thuật gợi nhớ, tiếc ngày trẻ thơ tự do chấm dứt -> giai đoạn mới: làm h/s, làm người lớn... ; + “Tôi đi học” kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài song mở ra một thế giới, khung trời trời mới -> thể hiện chủ đề của truyện ngắn.) - Nhận xét chung của em về tâm trạng, cảm giác cuả “tôi”qua truyện ngắn trên ? - Trong truyện ngắn em thấy người lớn (phụ huynh + thầy giáo ) đối với các em bé lần đầu tiên đi học như thế nào ? Cảm nhận của em về những cử chỉ, hành động, thái độ ấy của họ ? - HS thảo luận nhóm - trình bày -nhận xé t- bổ sung. GV: Liên hệ với cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. Hướng dẫn HS tổng kết bài. - Cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn ? * Nói truyện có chất thơ ? Vậy nó được tạo ra từ đâu? (dành cho HS khá) - HS đọc lại ghi nhớ ở SGK / 9. * Khi nhớ lại: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã -> từ láy =>cảm xúc trong sáng . * Khi cùng mẹ đến trường : - Con đường, cảnh vật vốn quen thuộc -> thấy lạ . - Quần áo... thấy trang trọng, đứng đắn... - Muốn cầm sách vở-> nâng niu, lúng túng => ngộ nghĩnh, đáng yêu. * Khi nhìn ngôi trường, cảnh vật : - Sân trường dày đặc người, quần áo, gương mặt ai cũng sáng sủa... - Ngôi trường : xinh xắn, oai nghiêm. * Khi rời tay mẹ,vào lớp học: - Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng, sợ ->bật khóc. - Vào lớp: thấy vừa xa lạ vừa gần gũi -> tự tin mà ngỡ ngàng. Kể, tả hay và tinh tế, kết hợp hài hoà với bộc lộ cảm xúc ->nổi bật tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, cảm xúc mới lạ như bước vào một thế giới khác lạ . 2. Hình ảnh người lớn. - Ông đốc: ôn tồn, cặp mắt hiền từ. - Thầy giáo: tươi cười, đón chúng tôi - Phụ huynh: chu đáo, dịu dàng... - Giàu tình thương yêu, có trách nhiệm, là nguồn động viên, nuôi dưỡng HS trưởng thành. V/ Tổng kết. Ghi nhớ SGK / 9. Củng cố- Dặn dò: . Em hãy khái quát, tổng hợp lại dòng cảm xúc của “Tôi” theo trình tự thời gian. - Học bài giảng . Làm bài luyện tập (SGK /trang 9) - Soạn tốt bài : Trong lòng mẹ . Bài 1: Tiết 3: Ngày 20 tháng 08 năm 2012 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A/ Mục tiêu bài học: Qua tiết học giúp HS: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ – khái quát của nghĩa từ ngữ. - Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. B/ Chuẩn bị: - GV: Soạn bài giảng + Sơ đồ biểu diễn qua bảng phụ. - HS : Đọc kĩ nội dung bài - trả lời các câu hỏi vào vở soạn . C/ Lên lớp. 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. - Ở lớp 7 HS đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, lên lớp 8 bài học nói về mqh khác về nghĩa của từ, đó là mối quan hệ bao hàm. Tức là phạm vi khái quát nghĩa của từ. Nghĩa của từ bao giờ cũng là sự khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng, loại bỏ những nét ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật hiện tượng. Hoạt động của thầy, trò thú ccáá voi, hươu, ... sÎ, tu hó,... C¸ Động vật Chim Thó Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa rộng – nghĩa hẹp của từ ngữ. . Tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua hệ thống câu hỏi ở SGK. ?Nghĩa của từ “động vật”rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? Tại sao ? - Rộng hơn, vì phạm vi của động vật bao hàm nghĩa của từ thú ,chim ,cá. ? Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “tu hú ”, “sáo”? Tại sao? ? Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá rô”, “cá thu”? - Phạm vi nghĩa rộng hơn, bao hàm . Đại diện các nhóm trả lời –nhận xét – bổ sung . GV dùng sơ đồ hình tròn (2) để chốt ý về mối quan hệ bao hàm trên. - Em hiểu thế nào là nghĩa rộng,nghĩa hẹp? Một từ có thể có nghĩa rộng, nghĩa hẹp ? Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả phân tích . . Qua việc phân tích trên em hãy phân biệt các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ ? - GV chốt ý học sinh đọc ghi nhớ. BT ứng dụng: Tìm các từ ngữ có phạm vi rộng, hẹp của các từ: Cây cỏ, hoa? vẽ sơ đồ? Hoạt động 3: H.dẫn HS làm bài tập . . GV cho HS tự làm bài tập 1(theo sơ đồ . Tổ chức HS làm nhóm bài tập 2,3. . HS đọc yêu cầu bài tập- xác định rõ yêu cầu –tiến hành làm . . Đại diện nhóm trình bày(gọi bất kỳ ) nhận xét - bổ sung. . GV chốt ý đúng - đánh giá thi đua. . Hướng dẫn làm bài 5 tập trung (Dành cho HS khá, giỏi ) Nội dung ghi bảng I/Từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp: 1. voi, hươu... Sáo, tu hú... Cá rô,cá thu ... 2. Động vật C¸ r«, c¸ thu, ... - Từ có nghĩa rộng :+ động vật ( thú, chim, cá) +thú ( voi, hươu,...) + chim (tu hú,sáo...) + cá ( cá rô, cá thu,...) - Từ : thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ: động vật. *Ghi nhớ: (SGK/10) Thực vật Cây cỏ Hoa Cau, bưởi, lúa gấu, gà, mật cúc, lan, huệ II. Bài tập: Bài 1: - HS tự làm theo sơ đồ (1,2) Y phục Quần áo (quần dài, quần đùi) (aó dài, áo sơ mi) Bài 2: a/ Chất đốt; b/ Nghệ thuật c/Thức ăn ; d/ Nhìn ; e/ Đánh Bài 3: a/ xe cộ : xe đạp, xe máy, xe hơi ... b/ kim loại : vàng, sắt, đồng ... c/ hoa quả : Cam, chanh, quýt... d/ họ hàng : nội , ngoại , chú, gì ... e/mang : vác, xách, gánh ... Bài 5*: - ĐT nghĩa rộng: khóc - ĐT nghĩa hẹp: sụt sùi ,nức nở ... Củng cố –Dặn dò: Em hãy phân biệt các cấp độ khác nhau của nghĩa từ ngữ? . Học bài – thuộc ghi nhớ – làm bài tập 4. Bài 1: Tiết 4 Ngày 20 tháng 8 năm 2012 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề trong văn bản trong cả hai bình diện : hình thức và nội dung. - Rèn luyện kỹ năng nói, viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc trong mình. B.Chuẩn bị: . GV: Nghiên cứu SGK-SGV – tài liệu ... Soạn bài giảng . . HS : Chuẩn bị tốt các yêu cầu ở SGK vào vở soạn . C. Lên lớp: 1. Bài cũ: Tiết mở đầu phần TLV – GV kiểm tra kỹ việc chuẩn bị bài của HS- rút kinh nghiệm cách soạn. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: * Hình thành chủ đề VB. . HS đọc thầm lại VB “Tôi đi học ”. (H) Tác giả nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi những ấn tượng gì trong lòng tác giả ? (H) Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì ?(để bộc lộ ý kiến, cảm xúc về buổi tựu trường lần đầu tiên trong đời .) - Gọi đó là chủ đề văn bản vậy em hiểu thế nào là chủ đề văn bản ? . GV chốt ý – HS đọc rõ lại ghi nhớ 1. GV: Đối tượng của văn bản có thể là: Có thật và tưởng tượng, người hoặc vật nào đó, một vấn đề. VD:- Chủ đề trong văn bản nghị luận: Tư tưởng, quan niệm của người viết đối với vấn đề cần bàn bạc. - Chủ đề trong văn bản Thuyết minh: đối tượng cần thuyết minh * Hình thành khái niệm về tính thống nhất của chủ đề văn bản. . GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: (H) Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào ? - Văn bản đã tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ - Để tô đậm cảm giác ấy, tác giả đã sử dụng các từ ngữ và chi tiết nghệ thuật nào ? - Đại diện trả lời -HS bổ sung - nhận xét. - GV chốt ý đúng. ?Qua việc phân tích trên em hiểu: (H) Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản ? (H) Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào? Làm thế nào để nói, viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản? . Gọi HS đọc lại ghi nhớ: chậm, rõ. . HS đọc yêu cầu bài tập - xác định rõ yêu cầu –tiến hành làm . . HS làm bài tập số 1,2,3 ở lớp theo nhóm tổ. . HS trình bày- nhận xét, bổ sung. . GV kết luận bài tập đúng - tổng kết thi đua. I/ Chủ đề văn bản. Văn bản: Tôi đi học. - Ngày đầu tiên đi học - Tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của “tôi ” trong buổi tựu trường lần đầu tiên . -> Là vấn đề chính, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt một cách nhất quán. II /Tính thống nhất về chủ đề của VB: - Nhan đề: Tôi đi học - Từ ngữ “...Kỷ niệm mơn man...” đến trường đi học, hai cuốn vở mới ,... - Câu: “ Hôm nay tôi đi học. Hằng năm ,...trong sáng ấy . Hai cuốn vở ...nặng . Tôi bặm tay ghì chặt... chúi xuống đất . - Trên đường đi học: + Con đường quen -> bỗng thấy lạ. + Hành động thả diều-> đi học . -> thiêng liêng, tự hào. - Sân trường: Cao ráo... oai nghiêm hơn. -> lo sợ vẩn vơ. - Đứng nép vào...->lúng túng. - Trong lớp học : bâng khuâng khi xa mẹ. =>Là sự thống nhất, nhất quán về các vấn đề chính, ý kiến, cảm xúc của tác giả. -> Thể hiện + Hình thức: nhan đề + Nội dung: mạch lạc, tập trung vào vấn đề chính. * Ghi nhớ: SGK/12. III/ Bài tập . Bài tập 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản. a/- Đối tượng: rừng cọ. - Vấn đề: Tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ - Giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ. -> đã được sắp xếp hợp lí không nên thay đổi. b/ Tình cảm gắn bó của người dân Sông Thao với rừng cọ . c)Hai câu trực tiếp nói tới tình cảm của người dân sông Thao với rừng cọ: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Bài tập 2: Nên bỏ câu b và d. Bài tập 3: - Nên bỏ câu c, h. - Nên viết lại câu b: Con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ. Củng cố- Dặn dò: . Em hiểu thế nào là chủ đề và tính thống nhất của văn bản . Học bài – Chuẩn bị tốt bài “ Bố cục văn bản”. Tuần 2. Bài 2: Tiết 5+6 Ngày 26 tháng 08 năm 2012 Văn bản: Trong lòng mẹ (Trích: Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng - A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng; cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé với mẹ. - Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật , khái quát tính cách nhân vật; cách kể chuyện kết hợp bộc lộ tâm trạng... nhuần nhuyễn. B. Chuẩn bị: . GV: Soạn bài.. . HS : Soạn bài + Sưu tầm truyện “Những ngày thơ ấu ”. C. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “ Tôi đi học”? Văn bản được viết theo thể loại nào, vì sao em biết ? (9 điểm) - ND: tâm trạng hồi hộp và cảm giác bỡ ngỡ của “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên - NT: Biện pháp so sánh đặc sắc; bố cục theo dòng hồi tưởng...đậm chất trữ tình. - TL: Truyện ngắn- hồi tưởng; sự kết hợp giữa kiểu văn bản tự sự- miêu tả- biểu cảm . 2. Giới thiệu bài mới: Ai chẳng có một tuổi thơ, một thời thơ ấu đã trôi qua không bao giờ trở lại. Ở nước ta Nguyên Hồng là nhà văn có một thời thơ ấu thật đắng cay, khốn khổ. Những kỷ niệm ấy được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật. Những ngày thơ ấu kể về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô, và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm . . HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm theo chú thích ở SGK. . HS khác bổ sung. . GV bổ sung thêm – chốt ý đúng. Hồi ký ghi lại chuyện đã xảy ra của chính mình. GV hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh, lời nói thể hiện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật tôi, nhân vật bà cô: giọng đanh đá, kéo dài lộ rõ sắc thái châm biếm cay nghiệt. GV Đọc mẫu - Gọi 2 học sinh đọc tiếp đến hết . GV cho HS kiểm tra một số từ khó SGK ?Đoạn trích được viết theo thể loại nào? - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Giới hạn ? ý mỗi đoạn ? GV Hướng dẫn HS phân tích văn bản . . HS tóm tắt đoạn 1 thảo luận nhóm. ? Nhân vật bà cô được thể hiện qua những chi tiết kể, tả nào? (H) Em hiểu” rất kịch” nghĩa là gì? - Đóng kịch, diễn rất giả dối, giả vờ. (H) Khi thấy bé Hồng im lặng, cúi đầu muốn khóc, bà cô tiếp tục làm gì? (H) Đánh giá của em về hành động lời nói đó như thế nào? GV: Hai chữ “em bé” cô ngân dài thật ngọt , rõ->bà cô có sự săm soi độc địa, nhục mã vào lòng tự trọng và ngây thơ, nỗi đau, khổ tâm của nó. (H) Sau lời từ chối của bé Hồng , bà ta lại hỏi gì ? Sự thay đổi ấy thể hiện điều gì ? (H) Qua những chi tiết trên em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào? . Đại diện trình bày - nhận xét – bổ sung. GV chốt ý. ? Trong cuộc đối thoại này bé Hồng đã có những cảm nhận nào? GV: Mỗi cảm xúc của bé Hồng có thể gợi lên ở mỗi người những cảm nghĩ riêng về nỗi cay đắng tủi cực mà bé Hồng phải chịu đựng. (H) Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó ntn? GV: Tính cách giả dối nhẫn tâm của người cô, nỗi bật trong sự tương phản với tính cách hồn nhiên, chân thật giàu tình yêu thương của bé Hồng. Sự tương phản này cũng bộc lộ thái độ của tác giả lên án cái xấu, với những hạng người sống tàn nhẫn khô héo cả tình mẫu tử ruột rà trong XH thực dân PK bấy giờ. Đồng thời muốn khẳng định tình mẫu tử không thể bị lay chuyển trong tâm hồn trẻ thơ. Hết tiết 1: . HS tóm tắt lại đoạn 2-> Phân tích ? Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào ? ? Phản ứng tâm lý của Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm sâu sắc đối với mẹ mình như thế nào? ? Cảm giác sung sướng cực điểm khi gặp lại mẹ và được nằm trong lòng mẹ mà chú hằng mong mỏi được thể hiện như thế nào ? ?Tiếng gọi đó bộc lộ cảm xúc gì của bé Hồng? GV: Sự khao khát tình mẹ, mong ước gặp mẹ trong tâm hồn non ớt của đứa trẻ mồ côi. ? Hình ảnh của người mẹ được hiện lên qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương của người con bằng những chi tiết nào? GV: Hình ảnh mẹ hiện lên cụ thể, sinh động hoàn hảo, người mẹ trở về để làm tròn đạo lý với tư cách một người vợ, người mẹ trong gia đình, một người mẹ yêu con, đẹp đẽ can đảm, kiêu hãnh vượt lên mọi lời mỉa mai cay độc của người cô, hai mẹ con gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. ? Qua đó em hiểu thêm điều gì về hình ảnh người mẹ trong lòng bé Hồng? ? Cử chỉ, tâm trạng và hành động của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ ntn? GV: Cảm giác mơn man khắp da thịt, sung sướng vô bờ mùi thơm từ quần áo và miệng nhai trầu của mẹ, tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ, vừa gần gũi. Đó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở hồi sinh, dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. - Với bé Hồng mẹ là tất cả. Người mẹ không thể thiếu được trong cuộc sống của người con. ?Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng ntn? . GV bình giảng, phân tích thêm : Cách diễn tả bằng cảm hứng say mê đặc biệt là những rung động tinh tế .... - Nói văn của Nguyên Hồng là giàu chất trữ tình, em hãy chứng minh ? - Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em ?( Dành cho HS khá, giỏi). -> Hiểu, viết nhiều tâm trạng, nỗi đau... của phụ nữ và trẻ em. - Hướng dẫn HS nắm vững nội dung, nghệ thuật bài . - HS đọc lại phần ghi nhớ (2em). GV: Phát phiếu học tập ghi câu hỏi nhân vật bé Hồng trong văn bản ‘Trong lòng mẹ” có thể gợi nhiều suy tư về số phận con người: +Đó là một nạn nhân đáng thương của đói nghèo và cổ tục. +Đó là một thân phận đau khổ và bất hạnh. +Đó là một thân phận đau khổ nhưng không bất hạnh. +Bằng tình mẫu tử, con người có thể vượt qua tủi cực, đắng cay của cuộc đời. - Em cảm nhận theo ý nào? I/ Tác giả - Tác phẩm: 1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982)... là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại. - Là tác giả của nhiều tiểu thuyết: Bỉ vỏ, Cửa biển,... - 1996 được truy tặng giải thưởng HCM... 2. Tác phẩm: trích Những ngày thơ ấu (9 chương), đoạn trích thuộc chương 4. II/ Đọc, từ khó, thể loại, Bố cục 1. Đọc. 2. Thể loại: Hồi ký (Tự truyện) - Nhân vật chính”Tôi” là người kể chuyện, trực tiếp bộc lộ cảm xúc 3. Bố cục: ( 2 phần) a. Đầu -> lắm chứ : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô. b. Còn lại: tình cảm của Hồng khi gặp mẹ. III/ Phân tích: 1. Nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại với Hồng. - “ Hồng ...thăm mẹ mày không?”-> chủ động gặp gỡ. - Cười rất kịch, giọng rất ngọt -> giả dối - Mắt long lanh, nhìn chằm chặp, vỗ vai cười và nói “mày dại quáthăm em bé chứ”. -> Săm soi, độc địa, nhục mạ, hành hạ vào vết thương lòng người khác. - Vẫn cứ tươi cười kể chuyện đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị-> Lạnh lùng , vô cảm. - Cố tình gieo vào lòng Hồng sự “ hoài nghi”, “khinh miệt”, “ruồng rẫy” mẹ. => Độc ác, thâm hiểm, lạnh lùng, tàn nhẫn đến khô héo cả tình cảm ruột thịt (đại diện cho những cổ tục lạc hậu trong giai cấp phong kiến . - Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô. + "nhắc đến mẹ tôi, tôiruồng rẫy mẹ tôi" + "giá những cổ tụcnát vụn mới thôi" - NT: Tương phản- đặt hai tính cách trái ngược nhau -> Làm bật lên tính cách người cô, khẳng định tình mậu tử trong sáng của bé Hồng. 2. Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng đối với người mẹ bất hạnh . a) Trước câu hỏi của cô : - toan trả lời có -> cúi đầu không đáp - cười từ chối – khoé mắt cay - Nước mắt ròng ròng đầm đìa. - cổ họng nghẹn lại “giá ... mới thôi”. => Lời văn dồn dập, hình ảnh, động từ mạnh -> sự căm hận đến tột cùng đối với những cổ tục đã đày đoạ mẹ -> càng yêu mẹ, bảo vệ mẹ đến cùng . b) Khi gặp được mẹ : - Gọi rối rít: Mợ ơi!Mợ ơi... - Ríu cả chân lại, -> khát khao - Thở hồng hộc gặp mẹ. - Oà khóc rồi cứ thế nức nở -> tủi thân -> hạnh phúc, mãn nguyện. - Mẹ đem về nhiều quà - Mẹ cầm tay xoa đầu, lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi - Mẹ tôi không còm cõi xơ xác gương mặt vẫn sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, hơi quần áo, hơi thở thở từ miệng xinh xắn nhai trầuthơm tho lạ thường. -> Người mẹ yêu con, đẹp đẽ, can đảm đã giúp Hồng vượt lên những lời nói mỉa mai, cay độc của người cô. - Được mẹ âu yếm, được ngồi vào lòng mẹ: giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, đẹp nhất quên hết tủi hận, ưu phiền, thoả mãn nỗi nhớ mong xa cách . -> Sung sướng, đê mê, rạo rực quên hết những tủi cực => Rất yêu mẹ . => Bé Hồng: Giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, nội tâm sâu sắc, yêu mẹ mãnh liệt, khát vọng yêu thương. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật. - Chất trữ tình thấm đượm . - Lời văn chân thực, giàu cảm xúc của thể hồi kí được kết hợp nhuần nhuyễn trong kể và bộc lộ cảm xúc . - Hình ảnh so sánh, cách so sánh giàu sức gợi, gây ấn tượng. 2. Nội dung: ( Ghi nhớ SGK/21). IV.Luyện tập: HS thảo luận nhóm –Trả lời Củng cố : - Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản: “ Trong lòng mẹ”? Dặn dò: - Tóm tắt tốt đoạn trích. - Đọc thêm: “Những ngày thơ ấu”. - Chuẩn bị tốt: “Tức nước vỡ bờ”. ơ Tiết 7: Ngày 26 tháng 08 năm 2012 Trường từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập những trường từ vựng đơn giản. - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, ... giúp ích cho việc học văn và làm văn. B/ Chuẩn bị: . GV : Soạn bài giảng + Sơ đồ biểu diễn qua bảng phụ. . HS : Đọc kĩ nội dung bài - trả lời các câu hỏi vào vở soạn . C/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ : - Em hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? Cho VD và biểu diễn qua sơ đồ? (-Nghĩa của một từ ngữ cố thể có nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp hơn nghĩa của một số từ ngữ khác ... -HS lấy ví dụ và vẽ sơ đồ đúng.) 3.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm trường từ vựng . - HS đọc kỹ đoạn văn – chú ý từ in đậm. Chúng cùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật ?Tại sao em biết? - Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì? Em hiểu thế nào là trường từ vựng ? HS đọc lại ghi nhớ. - Cho HS làm bài tập nhanh : - Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nó là gì? Hoạt động 2: Các bậc của trường từ vựng ... - HS đọc kỹ mục 2 phần I trong SGK-> thảo luận nhóm theo các câu hỏi. - Trường từ vựng “mắt” có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? Cho VD thêm ? - Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ loại khác nhau được không ? Cho VD? - Do hiện tượng nhiều nghĩa,một trường từ vựng có thể có nhiều trường từ vựng khác nhau không? Cho VD ? - Tác dụng của việc chuyển các trường từ vựng ? VD ? - HS trả lời –nhận xét –rút ra lưu ý .Hoạt động 3: Phân biệt trường từ vựng - cấp độ khái quát... - Trường từ vựng và cấp độ khái quát của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? Cho VD ? - GV lưu ý điểm khác nhau cơ bản. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập . - HS đọc bài tập- xác định yêu cầu - làm - GV hướng dẫn các bài tập 1,2,3. - Phát phiếu làm bài tập - chấm 10 em làm nhanh. - Sửa bài – nhận xét – cho điểm ... I/ Trường từ vựng. VD: da, mắt, mặt, gò má, đùi ... -> bộ phận cơ thể con người .( nét chung) => Tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. *Ghi nhớ :SGK/21 Bài tập nhanh: - Nhóm từ: cao, thấp, lùn, lêu nghêu, gầy, béo, xác ve, bị thịt ... -> chỉ hình dáng con người. 2. Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng . a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn . VD: sgk. b) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều từ có từ loại khác nhau. VD: Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen. c) Do hiện tượng nhiều nghĩa ,một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau . VD: Nghe xao động nắng trưa.( nhìn ) Nghe bàn chân đỡ mỏi.( cảm giác). Nghe gọi về tuổi thơ. (kí ức, hồi tưởng). d) Trong thơ văn - cuộc sống -> chuyển trường từ vựng có thể tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt . 3. Phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ : + TTV: có nét chung về nghĩa ( các từ có thể khác nhau về từ loại) + Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ : Có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp . (các từ phải có cùng từ loại) II/ Bài tập. Bài 1. Các từ thuộc trường từ vựng “ người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ: mẹ, cô, em, mợ, cậu... Bài 2. Đặt tên cho trường từ vựng. a) Dụng cụ đánh bắt thuỷ s

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nguyen_thi_hoa.doc
Giáo án liên quan