* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐATìm hiểu tác giả .
-HS cần nắm được những nét chung về tác giả .
-GV lưu ý HS đặc điểm sáng tác của tác giả .
HĐB Tìm hiểu văn bản .
HĐ1Đọc - Tìm hiểu chung .
1.Đọc.
2.Tìm hiểu chung :
+Nghĩa của từ :mơn man, lớp ba, lớp năm, quả ban .
+Thể loại - xuất xứ của văn bản .
+Nhân vật chính - ngôi kể .
+Nội dung chính của văn bản .
+Trình tự cảm xúc .
HĐ2Phân tích .
HĐaĐàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu cảm nhận chung về ngày khai trường của nhân vật “tôi” .
a.Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ?
HS trình bày .
GV chốt lại :
Cảnh vật (khách quan) Tâm trạng (chủ quan) :
+Cuối thu, lá rụng, mây bàng bạc nao nức những kỉ niệm mơn man củabuổi tựu trường .
140 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Ngữ văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 01 Bài :01
Tiết : 1-2 Phân môn :Văn học
s
TÔI ĐI HỌC
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 03.
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: Không có .
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐATìm hiểu tác giả .
-HS cần nắm được những nét chung về tác giả .
-GV lưu ý HS đặc điểm sáng tác của tác giả .
HĐB Tìm hiểu văn bản .
HĐ1Đọc - Tìm hiểu chung .
1.Đọc.
2.Tìm hiểu chung :
+Nghĩa của từ :mơn man, lớp ba, lớp năm, quả ban .
+Thể loại - xuất xứ của văn bản .
+Nhân vật chính - ngôi kể .
+Nội dung chính của văn bản .
+Trình tự cảm xúc .
HĐ2Phân tích .
HĐaĐàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu cảm nhận chung về ngày khai trường của nhân vật “tôi” .
a.Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ?
HS trình bày .
GV chốt lại :
Cảnh vật (khách quan) Tâm trạng (chủ quan) :
+Cuối thu, lá rụng, mây bàng bạc nao nức những kỉ niệm mơn man củabuổi tựu trường .
+Quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy …(so sánh).
+Em nhỏ rụt rè cùng mẹ tới trường lòng lại tưng bừng rộn rã .
b.Hãy chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc đã được sử dụng –Nêu tác dụng .
HS trình bày .
GV chốt lại :
+Nghệ thuật : *Miêu tả, tự sự, biểu cảm
* So sánh buổi tựu trường đã để lại những ấn tượng đẹp khó phai mờ trong lòng nhân vật “tôi”.
HĐbĐàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày khai trường đầu tiên .
-Lưu ý : Lớp Một trước Cách mạng tháng Tám gọi là lớp Năm.
-Theo dõi SGK từ “Buổi mai hôm ấy …”hết .
*Cảm nhận về quang cảnh ngày khai trường đầu tiên được diễn tả theo trình tự nào ?
HS trình bày .
GV kết luận :
Trình tự không gian + thời gian :
-Trên đường tới trường ;
-Ở sân trường ;
-Ở lớp học .
*Ở mỗi địa điểm tâm trạng nhân vật được thể hiện ra sao ?
a.Trên đường tới trường, tâm trạng nhân vật tôi như thế nào ?
Hình ảnh so sánh “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” có ý nghĩa gì ?
b.Ở sân trường, tâm trạng nhân vật “tôi”như thế nào ?
-Phân tích hình ảnh so sánh : “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả ? Cách dùng từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật “tôi” ?
c.Trong lớp học, tâm trạng nhân vật “tôi”như thế nào ?
*Hãy nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật của văn bản khi miêu tảdiễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”.
HĐbĐàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu thái độ của cha mẹ, thầy cô .
-Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học ?
HĐ3 Tổng kết .
Phát vấn HS để khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
A.Tác giả Thanh Tịnh (1911-1988 )
Tác phẩm toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo .
B.Văn bản “Tôi đi học”
I.Thể loại : truyện ngắn .
II.Phân tích :
1.Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”
a.Trên đường tới trường :
-Con đường quen : tự nhiên thấy lạ.
-Cảnh vật chung quanh : thay đổi .
-Bản thân : cảm thấy trang trọng, đứng đắn .
b.Ở sân trường :
-Ngôi trường :thấy vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
-Học trò mới :bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, rụt rè .
-Bản thân :thấy chơ vơ, lúng lúng, bật khóc nức nở .
c.Trong lớp học :
-Mùi hương , hình ảnh trong phòng học : thấy lạ.
-Bạn mới : quyến luyến .
-Nhìn theo cánh chim :luyến tiếc tự do .
-Học giờ đầu tiên chăm chỉ .
Nghệ thuật kể + tả + bộc lộ tâm trạng đặc sắc, tinh tế, chân thực .
2.Thái độ của cha mẹ thầy cô :
-Phụ huynh : âu yếm dắt tay, đưa con em tới trường , cùng thamdự buổi lễ .
- Ông đốc : ân cần dặn dò, hiền từ .
-Thầy giáo : tươi cười đón học sinh .
Gia đình và nhà trường thương yêu, quan tâm ân cần, chu đáo .
III.Tổng kết :
1.Nghệ thuật
2.Nội dung Xem “Ghi nhớ” SGK trang 09 .
III.Hướng dẫn học tập :
1.Học bài :
a.Học bài giảng .
b.Làm BT 02 trang 09 SGK .
c.Sưu tầm tư liệu (ca dao, tục ngữ, danh ngôn, ca khúc … có liên quan đến nội dung bài học . Sưu tầm chân dung Thanh Tịnh) .
2.Soạn bài : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” .
a.Đọc kĩ bài học .
b.Quan sát sơ đồ trang 10. Tìm một VD tương tự .
Bài soạn Ngữ Văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 01 Bài :01
Tiết : 03 Phân môn :Tiếng Việt
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 07.
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: “Tôi đi học”
Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐ1 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu về từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp .
1.HS quan sát sơ đồ trang 10 SGK. Giải thích .
2.HS lần lượt trả lời các câu hỏi a,b,c (trang 10 SGK) để xác định được cấp độ khái quát nghĩa của các từ trong VD
GV chốt lại :
Động vật > thú > voi, hươu
chim > tu hú, sáo
cá > cá rô, cá thu
3.Qua VD em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ ?
HS trình bày .
GV kết luận :Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác .
4.Qua VD em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp ?
HS trình bày .
GV chốt lại (như “Ghi nhớ” SGK)
5.Tìm hiểu lại câu c (trang 10) . Em rút ra được kết luận gì
về mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ?
HS trình bày .
GV chốt lại(như SGK phần “Ghi nhớ”) .
6.Vẽ sơ đồ .
7.Tìm VD.
-GV tổ chức nhóm HS.
-HS trình bàyï trong nhómVD đã tìm ở nhà (tương tự VD
mẫu trang 10 SGK). Chọn VD tiêu biểu cho nhóm .
-GV cho 02 nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày VD của mình .
-HS+GV nhận xét, sửa chữa .
HĐ2 Luyện tập củng cố .
* Bài tập 1,2,3,4 trang 11 SGK
-HS xác định yêu cầu bài tập – làm bài độc lập .
-Sau khi làm xong trao đổi với bạn và kiểm tra lại .
-GV gọi 04 HS lên bảng trình bày 04 bài tập .
-HS+GV nhận xét, sửa chữa .
*Bài tập 07 trang 06 SBT – Thi đoán ô chữ .
-Chia nhóm (02 bàn = 01 nhóm) – Cử thư kí .
-Giải ô chữ .
-Nhóm nào xong trước nộp .
-GV nhận xét - tuyên dương .
I.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ hẹp :
-Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của các từ ngữ khác .
Từ ngữ nghĩa rộng Từ ngữ nghĩa hẹp
Phạm vi nghĩa của Phạm vi nghĩa
từ ngữ đó bao hàm của từ ngữ đó
phạm vi nghĩa của được bao hàm
một số từ ngữ khác trong phạm vi
nghĩa của một
từ ngữ khác .
-Lưu ý:Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác .
II.Luyện tập :
Bài tập 1,2,3,4 trang 11 SGK .
1.Lập sơ đồ :
a. y phục
quần áo
quần quần áo sơ
đùi dài dài mi
2.Tìm từ ngữ có nghĩa rộng :
a. Chất đốt
3.Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp :
xe đạp
a.Xe cộ
xe gắn máy
4.Tìm những từ ngữ không thuộc phạm vi của nhóm :
a. Thuốc lào
III.Hướng dẫn học tập :
1.Học bài :
a.Lí thuyết :học thuộc .
b.Thực hành :làm BT 05 trang 11 SGK .
2.Soạn bài : “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” .
a.Đọc kĩ bài học .
b.Đọc lại văn bản “Tôi đi học”.
c.Xác định đối tượng và nội dung chính của văn bản “Tôi đi học” .
d.Trả lời câu hỏi 01 (phần II) trang 12 SGK.
Bài soạn Ngữ Văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 01 Bài :01
Tiết : 04 Phân môn :Tập làm văn
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 09-10 .
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
1.Làm BT 05 trang 11 SGK.
2.Trình bày cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐ1 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu khái niệm chủ đề.
1.Căn cứ vào văn bản “Tôi đi học”, emhãy cho biết :
a.Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu ?
b.Trong sự việc “đi học”, kỉ niệm nào có ý nghĩa nhất ?
c.Qua VD trên, em hiểu chủ đề là gì ?
HS trình bày.
GV chốt lại :
+Tôi (người) Đối
+Đi học (sự việc) tượng Chủ đề
+Kỉ niệm về ngày
khai trường đầu tiên Vấn đề chính
d.GV lưu ýHS :Trong văn nghị luận, chủ đề = luận điểm .
HĐ2 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
HĐa Đàm thoại để tìm hiểu tính chất thống nhất về nội dung .
Đọc văn bản “Tôi đi học” em thấy văn bản này chỉ tập trung nói đến chuyện đi học và kỉ niệm sâu sắc về ngày khai trường đầu tiên hay còn nói đến vấn đề nào khác ?
HS trình bày .
GV chốt lại (như SGK) .
HĐb Đàm thoại để tìm hiểu tính chất thống nhất về hình thức .
a.Tìm hiểu , lí giải câu hỏi 1 phần II trang 12 .
HS trình bày .
GV chốt lại:
+Nhan đề : Tôi đi học
+Quan hệ giữa các phần :
-Trên đường tới trường
-Ở sân trường
-Trong lớp học
+Các từ ngữ then chốt :
-Việc tôi đi học : tôi, tựu trường, vở mới, trường, ông đốc, thầy giáo …
-Tâm trạng :lúng túng, rụt rè, bỡ ngỡ , lo sợ …
để hiểu văn bản
b.GV lưu ý hai trường hợp :
để viết văn bản .
HĐ3 Luyện tập củng cố .
1.Thảo luận nhóm .
-Chia nhóm , cử đại diện
-Thảo luận , đại diện lên trình bày .
-HS+GV nhận xét -Sửa chữa .
I.Chủ đề của văn bản là gì ?
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt .
II.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
1.Nội dung :
Văn bản chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác .
2.Hình thức :
-Nhan đề
-Đề mục
-Quan hệ giữa các phần
-Các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
III.Luyện tập :
Bài tập trang 13-14 SGK.
1.Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản “Rừng cọ quê tôi”.
a.Văn bản viết về rừng cọ quê tôi và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ .
Thứ tự trình bày :Miêu tả rừng cọ trước sự gắn bó giữa con người với rừng cọThứ tự hợp lí, không thay đổi được (phải biết rừng cọ như thế nào thì mới thấy được sự gắn bó đó).
b.Chủ đề của văn bản chính là “ rừøng cọ quê tôi”(đối tượng) và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ (vấn đề chính) .
c.Dựa vào văn bản để chứng minh .
d.Các từ ngữ thể hiện chủ đề của văn
bản như “cọ”(được lặp lại nhiều lần : rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nắm lá cọ, nguời dân sông Thao …)
-Các câu thể hiện chủ đề của văn bản : “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”, “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”.
III.Hướng dẫn học tập :
1.Học bài :
a.Lí thuyết :học thuộc .
b.Thực hành :làm tiếp BT 2,3 SGK.
2.Soạn bài : Bài 2
-Tiết 1,2 :“Trong lòng mẹ” .
a.Đọc kĩ văn bản – Xem chú thích .
b.Trả lời câu hỏi 1,2 trang 20 .
Bài soạn Ngữ Văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 02 Bài :02
Tiết :5-6 Phân môn :Văn học
TRONG LÒNG MẸ
( Trích NHỮNG NGÀY THƠ ẤU – Nguyên Hồng )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 13 .
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ”
Làm BT 2,3 trang 14 SGK.
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐA Tìm hiểu tác giả .
-HS dựa vào SGK (phần chú thích *) để nêu những nét chính về tác giả (quê quán , sáng tác …)
HĐB Tìm hiểu văn bản .
HĐ1 Đọc- Tìm hiểu chung .
1.Xác định xuất xứ , thể loại văn bản .
2.Tóm tắt .
3.Đọc .
HĐ2 Phân tích .
HĐa Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu nhân vật người mẹ .
-Đọc phần đầu “Tôi đã bỏ …” “cách đó”.
-Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của mẹ bé Hồng ?
-Qua chi tiết “Nhưng đến ngày… cũng về” và “Xe chạy …rồi mà”(trang 18), em có nhận xét, suy nghĩ gì về mẹ bé Hồng ?
HĐb Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu nhân vật người cô .
-Đọc từ “Một hôm …”(trang 15) “hỏi đến chứ” (trang 17) .
-Trong cuộc đối thoại, có tất cả mấy lần người cô hỏi hoặc nói với bé Hồng ? Thái độ người cô trong cuộc trò chuyện đó ra sao ? Từ ngữ nào thể hiện điều đó ?
-Qua cuộc đối thoại, em thấy nhân vật bà cô là người như thế nào ?
HĐc Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu thái độ, tìm cảm của chú bé Hồng .
-Đọc thầm lại đoạn “Một hôm …hỏi đến chứ”.
-Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ (qua phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc đối với mẹ chú) được thể hiện như thế nào ?
HS phát hiện chi tiết- phân tích .
GV kết luận .
-Đọc phần còn lại, từ “Nhưng đến ngày …” hết .
-Tình yêu thương mãnh liệt (cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi gặp lại và nằm trong lòng người mẹ mong chờ mỏi mắt) được thể hiện ra sao ?
HS phát hiện chi tiết, phân tích .
GV chốt lại .
HĐ3 Tổng kết .
-Qua văn bản trích giảng , emhiểu thế nào là hồi kí ?
-Qua văn bản , tác giả muốn thể hiện điều gì ?
A.Tác giả Nguyên Hồng (1918-1982)
-Thường viết về những người lao động cùng khổ (nhất là phụ nữ và trẻ em) với niềm yêu thương sâu sắc .
-Truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996).
-Tác phẩm chính : Xem SGK trang 19 .
B.Văn bản “Trong lòng mẹ”
I.Xuất xứ – Thể loại :
-Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” là chương IV của hồi kí “Những ngày thơ ấu”.
II.Phân tích :
1.Nhân vật người mẹ :
-Goá chồng
-Nợ nần cùng túng
-Bỏ con cái đi tha hương cầu thực
-Bị khinh miệt
-Về đúng ngày giỗ đầu của chồng
- Âu yếm vỗ về con
Người phụ nữ đáng thương , đáng trọng .
2.Nhân vật người cô :
-Cười hỏi : “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?” thăm dò .
-Ngọt ngào hỏi : “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu !” châm chọc , mỉa mai .
-Tươi cười nói : “ Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ !” nhục mạ, chia re õtình mẹ con .
-Tươi cười kể tình cảnh nghèo khổ của mẹ bé Hồng thích thú với nỗi đau của người khác .
Người phụ nữ giả dối độc ác, thâm hiểm .
3.Nhân vật bé Hồng :
a.Khi trò chuyện với cô :
-Toan trả lời cười lòng thắt lại mắt cay caynước mắt ròng ròng, chan hoà cười dài trong tiếng khóc nghẹn ứ …
Nỗi đau lớn lao, sâu sắc .
Thương yêu kính mến mẹ, không để cho những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến tình cảm thiêng liêng ấy .
Căm tức (muốn vồ, cắn, nhai, nghiến) những thành kiến , cổ tục đã làm khổ mẹ.
b.Khi ở trong lòng mẹ :
-Thoáng thấy bóng người giống mẹ đuổi theo gọi bối rối .
+Nghệ thuật so sánh “Ảo ảnh …sa mạc”
Gặp mẹ là niềm khát khao thường trực , lớn lao.
-Thở hồng hôïc , trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, oà khóc nức nở tủi thân, bàng hoàng .
-Nhận ra gương mặt mẹ tươi sáng , đôi mắt trong, làn da mịn, gò má hồng tự hào .
-Cảm nhận cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt , hơi quần áo, hơi thở mẹ thơm tho, sự êm dịu của mẹ vui sướng lớn lao .
-Không nhớ đã nói gì , không nghĩ ngợi gì hạnh phúc tột độ .
III.Tổng kết :
1.Nghệ thuật
Xem “Ghi nhớ” SGK.
2.Nội dung
III.Hướng dẫn học tập :
1.Học bài :
a.Học thuộc bài giảng .
b.Tìm đọc tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
c.Xem lời giải BT 3,5trang 20 SGK ở SBT.
2.Soạn bài : “Trường từ vựng”
- Đọc kĩ bài học .
-Trả lời câu hỏi 1 trang 21, tìm một VD tương tự .
Bài soạn Ngữ Văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 02 Bài :02
Tiết :07 Phân môn :Tiếng Việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 18 , 19 .
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: “ Trong lòng mẹ”
Phân tích tâm trạng chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ .
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐ1 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu thế nào là trường từ vựng .
1.HS quan sát VD ở SGK, cho biết các từ in đậm trong đoạn trích có nét chung nào về nghĩa ?
HS trình bày .
GV chốt lại :
+Các từ in đậm (mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng) đều có một nét chung về nghĩa :chỉ bộ phận của cơ thể con người =>Trường từ vựng .
+Cơ sở để hình thành trường là đặc điểm chung về nghĩa .
2.HS cho VD .
HĐ2 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu một số khía cạnh khác về trường từ vựng .
1.HS quan sát sơ đồ- nhận xét .
Mắt
Bộ phận Đặc điểm Cảm giác Bệnh về Hoạt động
của mắt của mắt của mắt mắt của mắt
con lông tinh lờ chói cộm cận viễn nhìn liếc
ngươi mi anh đờ thị thị
VD trên cho thấy tính hệ thống của trường .
2.HS quan sát lại sơ đồ . Nhận xét về từ loại của trường từ vựng .
Cần lưu ý đặc điểm ngữ pháp của các từ cùng trường .
3.Từ “ngọt”có thể thuộc những trường từ vựng nào ?Từ VD từ “ngọt”, em có nhận xét gì ?
Trường mùi vị Trường âm thanh Trường thời tiết
ngọt cay đắng ngọt the êm (rét) ngọt hanh ẩm
thé dịu
Lưu ý tính phức tạp của vấn đề :Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau do hiện tượng nhiều nghĩa .
4.Quan sát VD d trang 22 . Chỉ ra mối liên hệ giữa biện pháp tu từ (nhân hoa) với trường từ vựng (người).
Các từ : tưởng, mừng, cậu, chực, cậu Vàng thuộc trường từ vựng “người”- Đồng thời đây cũng là biện pháp tu từ nhân hoá.
Cần chú ý mối quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ từ vựng .
HĐ3 Luyện tập củng cố .
1.HS làm việc độc lập .
HS+GV nhận xét, sửa chữa .
2.Tổ chức hoạt động nhóm .
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả .
HS+GV nhận xét, sửa chữa .
3.HS làm việc theo bàn – Trả lời nhanh.
Nhận xét, sửa chữa .
4.HS làm việc độc lập .
Nhận xét, sửa chữa .
I.Thế nào là trường từ vựng ?
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .
VD: mặt, mắt, da, gò má, đùi …
Trường từ vựng “ bộ phận cơ thể con người”.
II.Lưu ý :
1.Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn .
VD:a trang 21
2.Một trường từ vựng có thể bao gồm những khác biệt nhau về từ loại .
VD: b trang 22
3.Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
VD: c trang 22
4.Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh …)
III.Luyện tập :
Bài tập trang 23-24 .
1.Tìm trường từ vựng “người ruột thịt” thầy, mẹ, em,cô, nội …
2.Đặt tên trường từ vựng :
a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản .
3.Các từ “hoài nghi”, “khinh miệt”, “ruồng rẫy”, “thương yêu”, “kính mến”, “rắp tâm” thuộc trường từ vựng “thái độ”.
4.Lập bảng :
-Khứu giác :mũi, thơm, điếc, thính .
-Thính giác : tai, nghe, điếc, thính .
III.Hướng dẫn học tập :
1.Học bài :
a.Lí thuyết :học thuộc.
b.Thực hành :-Làm BT 5,6,7 trang 23 SGK .
-Tìm thêm VD .
2.Soạn bài : “Bố cục của văn bản”
a.Đọc kĩ nội dung bài học .
b.Trả lời câu hỏi 1 , 2 , 3 trang 24 SGK .
Bài soạn Ngữ Văn 8
GV thực hiện :
Tuần : 02 Bài :02
Tiết :08 Phân môn :Tập làm văn
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Xem SGV trang 22 .
B.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
I.Kiểm tra bài cũ: “Trường từ vựng ”
1.Tìm trường từ vựng của từ “lưới” .
2.Trường từ vựng là gì ?
II.Tiến hành bài mới:
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG
HỆ THỐNG NỘI DUNG
* Giới thiệu bài .
** Tìm hiểu nội dung bài học .
HĐ1 Đàm thoại giữa GV và HS để tìm hiểu bố cục văn bản là gì – dạng bố cục thường gặp .
HS đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” Xác định chủ đề của văn bản Trả lời câu hỏi :
1.Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó
2.Nêu nhiệm vụ của từng phần .
3.Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản .
HS trình bày .
GV kết luận :
1.Văn bản chia làm 3 phần :mở bài, thân bài, kết bài .
2,3.Nhiệm vụ của từng phần – Mối quan hệ giữa các phần
-Mở bài (đoạn I) : Giới thiệu chung về tài, đức CVA(nêu ra chủ đề của văn bản) .
-Thân bài (đoạn II, III) : Nêu cụ thể về tài , đức CVA .
+Tài cao : học trò đông, đỗ cao, dạy thái tử
+Đức dày : can vua, từ quan, trách mắng học trò Trình bày các khía cạnh của chủ đề.
-Kết bài (đoạn IV) :Thái độ tình cảm của mọi người đối với CVA (tổng kết chủ đề của văn bản) .
=> Ca ngợi tài đức CVA (chủ đề của văn bản) .
4.Từ việc phân tích trên , hãy cho biết :
-Văn bản trên được tổ chức như thế nào ?(có mấy đoạn, mấy phần ? Các đoạn, các phần này có vai trò gì ?).
-Bố cục của văn bản gồm mấy phần ?
-Nhiệm vụ của từng phần là gì ?
-Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ?
HS trình bày .
GV kết luận .
HĐ2 Tổ chức thảo luận nhóm để tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản .
1.GVtổ chức HS thành nhóm (4 nhóm) .
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm (mỗi nhóm 1 câu) .
HS trình bày kết quả thảo luận .
GV chốt lại
+Câu 1 :Văn bản “Tôi đi học” :các sự việc diễn ra theo trình tự : + hồi tưởng (hiện tại quá khứ :
Trên đường
Thời gian Sân trường
Lớp học )
+ liên tưởng đối lập .
+Câu 2:Văn bản “Trong lòng mẹ”, tâm trạng bé Hồng diễn ra theo trình tự tâm lí, cảm xúc :
căm giận
*Khi trò chuyện với người cô
yêu thương
*Khi ở trong lòng mẹ : vui sướng cực điểm
+Câu 3 : Tả người : Tả theo tình cảm, cảm xúc
Tả vật : Tả tổng thể bộ phận .
Tả cảnh : Tả theo trình tự không gian (thời gian).
+Câu 4 :Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”:cách sắp xếp sự việc theo mạch suy luận , theo chủ đề .
2.Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết các cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản .
HĐ2 Luyện tập củng cố .
-HS thảo luận nhóm BT 1,2 trang 26-27 .
-Đại diện HS trình bày kết quả .
GV chốt lại .
File đính kèm:
- Van 8 HK1.doc