Giáo án ngữ văn lớp 8 – học kỳ II

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

-Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả ,biểu cảm , nhận ra chỗ mạnh chỗ yếu của bài làm văn .

-Ôn lại phần VHVN , luyện cách dựng đoạn , phân biệt các thuật ngữ .

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. Kiểm tra bài cũ:

-Nêu những yêu cầu của 1 bài văn thuyết minh .

-Kể tên những phương pháp thuyết minh , nêu tác dụng của từng phương ph áp .

2.Bài mới :

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 8 – học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ TIẾT: 1 TIẾT THỨ: 48. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : -Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả ,biểu cảm , nhận ra chỗ mạnh chỗ yếu của bài làm văn . -Ôn lại phần VHVN , luyện cách dựng đoạn , phân biệt các thuật ngữ . II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: -Nêu những yêu cầu của 1 bài văn thuyết minh . -Kể tên những phương pháp thuyết minh , nêu tác dụng của từng phương ph áp . 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1 :Học sinh đọc lạiđề bài TLV & phân tích những yêu cầu của đề . Giáo viên gọi đọc mẫu bài khá nhất . Học sinh thảo luận & đánh giá . Giáo viên gọi đọc mẫu bài kém nhất . Học sinh thảo luận & đánh giá . Giáo viên cho học sinh lập lại dàn ý . MB: -Giới thiệu con vật nuôi . -Kỉ niệm đáng nhớ là gì ? TB: -Miêu tả con vật nuôi . -Tập trung kể về kỉ niệm . +Xảy ra lúc nào ? ở đâu ? +Diễn biến . +Điều gì khiến em đáng nhớ ? đáng nhớ như thế nào ? KB: cảm nghĩ về kỉ niệm . I.TLV: *Đề :Hãy kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích . 1.Định hướng : -Thể loại :tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . -Kể lại kỉ niệm phải có cốt truyện nhân vật , câu chuyện phải là câu chuyện đáng nhớ . -Sử dụng yếu tố miêu tả ( tả con vật hành động ) -Sử dụng yếu tố biểu cảm (tình cảm của em đối với con vật nuôi và ngược lại ) . -Dàn bài rõ ràng , mạch lạc . -Cách hành văn trong sáng , đúng ngữ pháp . 2.Nhận xét : a.Ưu điểm : -Nắm được yêu cầu thể loại . -Biết xây dựng cốt truyện . -Dàn bài mạch lạc . b.Khuyết điểm : -Đa số phần MB không giới thiệu kỉ niệm . -Cốt truyện sơ sài , ít tình tiết . -Ít yếu tố biểu cảm . -Còn sai chính tả , lặp lại từ . II.Chữa bài kiểm tra văn : *Nhận xét và chữa lỗi : -Ưu điểm : +Học bài thuộc , nắm được đặc điểm nhân vật . +Bài làm sạch sẽ ít tẩy xoá . +Phần tự luận rõ ràng . -Khuyết điểm : +Còn nhầm lẫn giữa các thể loại , phương thức biểu đạt , đề tài , chủ đề . 3)Củng cố : -Giáo viên thu bài học sinh & nhận xét chung về bài làm . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “Bài toán dân số” /160. +Đọc & tìm hiểu chú thích . +Tìm bố cục văn bản . + Qua văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ? TUẦN 13 SỐ TIẾT: 1 TIẾT THỨ: 49. I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : -Nắm được mục đích & nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người . -Thấy được cách viết nhẹ nhàng , kết hợp kể chuyện với lập luận trong thể hiện nội dung bài viết . II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị : -Tìm các tranh ảnh có liên quan đến bài học . -Đọc kĩ tác phẩm và ghi nhớ . -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: -Không kiểm tra . 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc & tìm hiểu chú thích . -Đọc kĩ chú thích 3 . -Học sinh đọc toàn bài . -Thể loại : văn bản nhật dụng . Hoạt động 2 :hướng dẫn đọc –tìm hiểu văn bản : Tìm bố cục văn bản và nội dung chính từng phần ? 3 ý lớn của phần thân bài ? 3 phần : (Bài toán dân số viết theo phương thức biểu đạt : lập luận + tự sự ) . +MB: từ đầu …sáng mắt ra : tác giả nêu vấn đề : bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại . +TB: đó là …ô thứ 31 của bàn cờ :tập trung làm sáng tỏ vấn đề : tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng . Gồm 3 ý : * Nêu lên bài toán cổ & dẫn đến kết luận : mỗi ô cờ ban đầu chỉ 1 vài hạt thóc tưởng là ít , nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là 1 con số khủng khiếp . *Sự tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô cờ .Bàn đầu chỉ là 2 người , thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người , đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy . *Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con .Vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện . +KB: còn lại : kêu gọi laòi người cần hạn chế sự bùng nổ & gia tăng dân số .Đó là con đường tồn tại của chính loài người . Vấn đề chính mà tác giả muốn văn bản này là gì ? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra” ? -Vấn đề chính mà tác giả đặt ra là việc đất đai không sinh thêm , con người lại ngày càng đông lên gấp bôi. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là từ câu chuyện của bài toán cổ mà tác giả liên tưởng tới sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là những nước chậm phát triển . Câu chuyện kén rễ của nhà thông thái có vai trò gì và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói đến ? -Câu chuyện kén rễ của nhà thông thái có v/t làm tiền đề tác giả so sánh với sự bùng nổ & gia tăng dân số. Tác giả đã tìm ra điểm tương đồng giữa 2 sự kiện là cả 2 số lúa dùng các ô của bàn cờ và dân số thế giới đều gia tăng theo cấp số nhân cộng bội là 2. Từ sự so sánh ấy , tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số 1 cách nhanh chóng. Đó chính là v/đ trọng tâm của bài viết . Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở 1 số nước theo thông báo của hội nghị Cai-Rô nhằm mục đích gì ? -Nhằm mục đích thấy phụ nữ có thể sinh rất nhiều con và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con là rất khó khăn . Trong số các nước kể tên trong văn bản , nước nào phụ thuộc châu Phi & nước nào thuộc châu Á? -Nước châu Phi :Nê-Pan , Hu-An-Đa, Tan-Da-Ni-A, Ma-Đa-Gat-Xca . -Nước châu Á: Aán Độ , Việt Nam . Bằng những hiểu biết của mình về 2 châu lục đó , trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu em có nhận xét gì về sự ptát triển dân số ở châu lục này ? có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số & sự phát triển xã hội ? -Những nước kém & chậm phát triển ờ châu lục này là những nước dân số gia tăng rất mạnh mẽ ðGiữa sự gia tăng dân số & phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn lạc hậu , kinh tế kém phát triển , văn hoá giáo dục không nâng cao. Ngược lại , kinh tế , văn hoá giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ & gia tăng dân số . Qua văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ? Học sinh đọc ghi nhớ sgk/132. Hoạt động 3 : hướng dẫn học sinh luyện tập . Bt1 :giáo viên cho học sinh đọc bài đọc thêm 1 -> thảo luận và trả lời . Học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi này . Bt3: tính xem số người trên thế giới tăng bao nhiêu & gấp bao nhiêu dân số VN ? I.Tìm hiểu bố cục văn bản : Chia làm 3 phần : 1. từ đầu …sáng mắt ra : tác giả nêu vấn đề : bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại . 2. Đó là …ô thứ 31 của bàn cờ :tập trung làm sáng tỏ vấn đề : tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng . Gồm 3 ý : - Nêu lên bài toán cổ & dẫn đến kết luận -So sánh sự tăng dân số . - Chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện . 3. Còn lại : kêu gọi laòi người cần hạn chế sự bùng nổ & gia tăng dân số .Đó là con đường tồn tại của chính loài người . II.Tìm hiểu văn bản : 1.Vấn đề gia tăng dân số : - Đất đai không sinh thêm -> con người lại ngày càng đông . - Sự tăng dân số so sánh với số lượng thóc trong các ô cờ tăng theo cấp số nhân . =>Tốc độ tăng dân số rất nhanh . 2.Nguyên nhân và kết quả sự gia tăng dân số : -Phụ nữ sinh rất nhiều con -> chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện . -Nước chậm phát triển -> sinh con nhiều. -Dân số nhiều à nghèo nàn , lạc hậu , kinh tế kém phát triển , văn hoá giáo dục không được nâng cao . ð Hạn chế sự gia tăng dân số . III.Tổng kết : -Ghi nhớ : sgk/132. IV.Luyện tập : 1.Con đường nào là con đường ngắn nhất để hạn chế sự gia t8ang dân số . -Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ , không thể cấm đoán bằng mênh lệnh & các biện thô bạo chỉ có con đường giáo dục mới giúp mọi người nhận thức được nguy cơ sự bùng nổ & gia tăng dân số gắn với đói nghèo , lạc hậu . 2.Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến con người trên các phuơng diện : chỗ ở , lương thực , môi trường, việc làm , giáo dục và kết quả là dẫn đến nghèo nàn , lạc hậu .Vì nghèo nàn lạc hậu hạn chế sự phát triển của giáo dục , giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nàn lạc hậu . 3.Lấy dân số thế giới tính đến ngày 30-9-2003 trừ đi dân số thế giới 2000 sau đó lấy hiệu số của phép trừ đó chia cho dân số VN : -Dân số thế giới từ năm 2000-> 9/2003 tăng : 6.320.814.650 -6.080.141.683 = 240.673.967 người . -Tăng gấp bao nhiêu lần dân số VN hiện nay . 240.673.967 :(dân số VN )= ? 3)Củng cố : -Học ghi nhớ . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “ Dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm” /134. +Tìm hiểu công dụng dấu ngoặc đơn & dấu 2 chấm . +Đọc đoạn trích & trả lời câu hỏi . SỐ TIẾT: 1. TIẾT THỨ: 50. I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : -Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm . -Biết dùng dấu ngoặc đơn &dấu hai chấm trong khi viết . II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị : -Tìm các ví dụ có liên quan đến bài học . -Đọc kĩ ghi nhớ và phần luyện tập . -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: -Tác giả đã đưa ra những vấn đề gì về sự gia tăng dân số ? -Nêu nguyên nhân và kết quả của việc gia tăng dân số ? 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1 :tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn . Học sinh đọc đoạn trích & trả lời câu hỏi : Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích được dùng để làm gì ? -Dùng để đánh dấu . a)Dùng để giải thích rõ hơn họ ngụ ý là những ai ( là những người bản xứ) . b)Dùng để thuyết minh về loài động vật mà tên gọi của nó là con Ba khía . c)Nhằm cung cấp thông tin về năm sinh , năm mất của nhà thơ Lí Bạch & cho người đọc biết Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên ) . Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? -Không , vì khi đặt 1 phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi nó là phần chú thích , nhằm cung cấp thông tin kèm theo , chứ nó không thuộc phần cơ bản . Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? (ghi nhớ) . Hoạt động 2 :tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm . Học sinh đọc đoạn trích . Cho biết dấu hai chấm trong những đoạn trích dùng để làm gì? *Dùng để đánh dấu . a)Lời đối thoại ( của Dế Mèn nói với Dế Choắt & Dế Choắt nói với Dế Mèn ) b)Lời dẫn trực tiếp ( Thép mới dẫn lại lời của người xưa ) . c)Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học . Dấu hai chấm dùng để làm gì ? Học sinh đọc ghi nhớ sgk/135 Hoạt động 3 :hướng dẫn học sinh luyện tập . Bt1: học sinh đọc & giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn . Bt2 :học sinh đọc & giải thích công dụng của dấu hai chấm . Bt3 :học sinh đọc đoạn trích & trả lời câu hỏi . Bt4 :học sinh đoạ & quan sát câu sau rồi trả lời câu hỏi . Bt5 : giáo viên cho học sinh viết lại đoạn văn của Thanh Tịnh . I. Dấu ngoặc đơn : Ví dụ : a)Đùng 1 cái , họ ( những người bản xứ) … ->Giải thích về họ . b)…Chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây ( ba khía là …rất ngon) . -> thuyết minh về con ba khía . c)Lí Bạch (701-726)…Miên Châu ( Tứ Xuyên) . ->Bổ sung năm sinh , năm mất của Lí Bạch & giải thích Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên ) . *Ghi nhớ : sgk/134. II. Dấu hai chấm : Ví dụ : a)Dế choắt nhìn tôi mà rằng : -Anh đã …chạy sang . ->Báo trước lời đối thoại . b)Người xưa có câu : “Trúc…vẫn thẳng” ->Báo trước lời dẫn trựctiếp . c)…thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học . ->Giải thích lí do . *Ghi nhớ : sgk/135. III.Luyện tập : 1.Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn : a)Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiết nhiên định phận tại Thiên Thư , hành khan thủ bại hư . b)Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn . c)Đánh dấu phần bổ sung phần này có quan hệ lựa chọn với phần này thì không có phần kia : người tiếp nhận , người đọc hoặc người nghe . 2.Giải thích công dụng dấu hai chấm : a)Đánh dấu (báo trước ) phần giải thích cho ý : họ đánh nặng quá . b)Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại ( của Dế Choắt nói với Dế Mèn ) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn . c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào . 3. -Được . Dấu hai chấm ở đây có tác dụng làm phần nội dung ở phía sau được nhấn mạnh hơn .Nếu bỏ dấu hai chấm thì phần nghĩa này không được nhấn mạnh nữa . 4. -Được , khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm . -Nếu viết lại : “Phong Nha gồm : Động khô & động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế “Động khô & động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích . 5.Sai . Vì dấu ngoặc đơn ( cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng dùng thành cặp . -Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu . 3)Củng cố : Dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm dùng trong những trường hợp nào ? -Học bài này . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “ Đề bài và cách làm bài văn thuyết minh” trang 137. +Đọc các đề văn sgk/137 & thực hiện các yêu cầu bên dưới . +Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh . +Tìm bố cục của bài văn thuyết minh . SỐ TIẾT: 1 TIẾT THỨ: 51 . I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh .Đặc biệt ở đây phải làm cho học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó chỉ cần học sinh biết quan sát tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được . II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: - Dấu ngoặc đơn được dùng trong những trường hợp nào ? cho ví dụ . -Dấu hai chấm được dùng trong những trường hợp nào ? cho ví dụ . 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1 :tìm hiểu bài văn thuyết minh . Học sinh đọc các đề văn thuyết minh và nêu nhận xét . Đề nêu lên điều gì ? -Đối tượng thuyết minh . Đối tượng thuyết minh có thể gồm ngững loại nào? -Con người , đồ vật, di tích, con vật thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết … Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên ? -Phạm vi của các đề đã cho là phù hợp với học sinh vì nó đều là thuyết minh về những vật rất gần gũi với cuộc sống con người VN . -Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh học sinh hiểu đề văn về các nội dung của bài văn thuyết minh Hoạt động 2 :hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh : Học sinh đọc bài văn “xe đạp” và trả lời câu hỏi . a)Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì ? -Là xe đạp . Vì sao em biết đây là 1 bài thuyết minh ? -Vì bài văn cung cấp tri thức về xe đạp : cấu tạo , nguyên tắc hoạt động . b)Chỉ ra phần MB,TB,KB cho biết nội dung mỗi phần -MB:từ đầu …nhờ sức người :xe đạp là 1 phương tiện giao thông . -TB: “Xe đạp …gần chỗ tay cầm” :cấu tạo , nguyên tắc hoạt động của xe đạp . -KB:còn lại : ích lợi và vị trí của xe đạp trong tương lai. c)Để giải thích về chiếc xe đạp , bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào ? (xe gồm có mấy bộ phận ? ) -Xe gồm có 3 bộ phận : +Hệ thống truyền động . + Hệ thống điều khiển . + Hệ thống chuyên chở . -Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự , hợp lí . d)Phương pháp thuyết minh trong bài là gì ? -Phân tích , phân loại . Theo em có thể dùng phương pháp liệt kê được không ? -Không , vì không nói rõ được cơ chế hoạt động của xe đạp . Văn thuyết minh xe đạp khác với văn miêu tả xe đạp như thế nào ? Miêu tả Thuyết minh -Xe của ai ? (cụ thể) -Xe nam , nữ ? -Màu sắc ? hiệu ? -Xe đạp là 1 phương tiện giao thông . -Cấu tạo . -Nguyên tắc hoạt động Nhận xét về cách làm bài : Bài làm có cung cấp tri thức cho các em về xe đạp không ? -Giúp ta hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của xe đạp . Phương pháp thuyết minh có thích hợp không ? -Chia từng bộ phận 1 cách hợp lí . Diễn đạt có dễ hiểu không ? -Văn gọn , từ ngữ rõ ràng , chính xác . Bố cục bài văn thuyết minh gồm có mấy phần ? Học sinh đọc ghi nhớ sgk/140. Hoạt động 3 :hướng dẫn học sinh luyện tập . Bt1 :lập dàn ý cho đề bài : “giới thiệu về chiếc nón lá VN” . Bt2 :giáo viên cho học sinh đọc dàn ý tham khảosgk/140 I.Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh : 1.Đề văn thuyết minh : * Đọc các đề van thuyết minh sgk/137,138. Đề văn thuyết minh phải có phạm vi gần gũi , quen thuộc . 2.Cách làm bài văn thuyết minh : *Đọc bài văn “Xe đạp” sgk/138, 139. a)Đối tượng: Xe đạp . b) 1.MB: từ đầu …nhờ sức người :xe đạp là 1 phương tiện giao thông . 2.TB: “Xe đạp …gần chỗ tay cầm” :cấu tạo , nguyên tắc hoạt động của xe đạp . 3.KB: còn lại : ích lợi và vị trí của xe đạp trong tương lai . c) -Xe gồm có 3 bộ phận : +Hệ thống truyền động . + Hệ thống điều khiển . + Hệ thống chuyên chở . d) Phân tích , phân loại . *Ghi nhớ :sgk/140. II. Luyện tập : 1.Dàn ý đề bài : “chiếc nón lá” không chỉ là vật che mưa , che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ VN . 2.TB: -Nón có dạng hình chóp . -Được làm từ lá mây , lá cọ …nan tre uốn thành hình tròn , nhỏ dần lên đỉnh , dây cột là dây cước , lá mang về rửa phơi , ủi cho phẳng . -Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước . -Lộn ngược nón , cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối ở đỉnh , kết quai . -Miền trung nổi tiếng với nghề làm nón (đặt biệt là nón bài thơ) -Nón còn dùng làm quà tặng , quạt , đựng . -Điệu múa nón : xếp hình tròn , di chuyển theo đường tròn hình chữ S . -Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba , nụ cười tươi của cô gái ->hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch VN . 3.KB: -Yêu mến , tự hào , vị trí chiếc nón lá trong cuộc sống , tâm hồn người Việt . 2. Học sinh đọc dàn ý tham khảo. 3)Củng cố : -Học ghi nhớ . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài : “Chương trình địa phương” ( phần văn) /141. +Lập bảng danh sách các nhà văn , nhà thơ nơi em sinh sống . +Sưu tầm & chép lại 1 bài thơ , bài văn về phong cảnh thiên nhiên , con người , sinh hoạt văn hoá truyền thống lịch sử của quê em . SỐ TIẾT: 1 TIẾT THỨ: 52. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : -Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương . -Qua việc chọn chép 1 bài thơ hoặc 1 bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình tuyển chọn văn thơ . II.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: -Đề văn thuyết minh có những yêu cầu gì ? -Nêu bố cục bài văn thuyết minh ? 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1 :GIÁO VIÊN & học sinh chuẩn bị . 3 học sinh trình bày phần giới thiệu các nhà văn , thơ ở miền Nam . giáo viên kẻ bảng lên bảng theo số thứ tự : họ tên , bút danh , năm sinh (năm mất ) , quê quán , tác phẩm chính . học sinh lên bảng điền vào . STT HỌ TÊN (TÊN THẬT) BÚT DANH NĂM SINH QUÊ QUÁN CÁC TÁC PHẨM CHÍNH 1 Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Sáng 12/1/1932 Chợ Mới –An Giang -Bông cẩm thạch (1971) . -Mùa gió chướng (1975) . 2 Bùi Đức Ái Anh Đức 5/5/1935 AnGiang -Hòn đất (1966) . -Bức thư Cà Mau (1963) . 3 Phạm Minh Tài Sơn Nam 11/12/1926 Làng Đông Thái –An Biên-Rạch Gía . -Bến Nghé xưa . -Bắt sấu rừng U Minh Hạ . 4 Ca Lê Hiến Lê Anh Xuân 1940-1968 Bến Tre Tiếng gà gáy , Hoa dừa , trở về quê nội . Hoạt động 2 :giáo viên chỉ định vài học sinh đọc bài thơ bài văn viết về địa phương mà em thích. (Chẳng hạn bài thơ Mũi Cà Mau –Xuân Diệu ) Mỗi tổ đọc 1 bài thơ , văn . Học sinh trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy . Giáo viên bổ sung về giá trị tác phẩm . Giáo viên tổng kết , rút kinh nghiệm . Tuyên dương những bài thơ hay . 3)Củng cố : -Giáo viên nhận xét tiết học . 4)Chuẩn bị bài mới : -Soạn bài “Dấu ngoặc kép” /141. +Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích dùng để làm gì ? +Dấu ngoặc kép có mấy công dụng kể ra . TUẦN 14 SỐ TIẾT: 1 TIẾT THỨ: 53. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : -Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép . -Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết . II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị : -Tìm các ví dụ có liên quan đến bài học . -Đọc kĩ ghi nhớ và phần luyện tập . -Chuẩn bị bảng phụ, viết bảng. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra vở soạn . 2.Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : BÀI GHI CỦA HỌC SINH: Hoạt động 1:tìm hiểu công dụng dấu ngoặc kép . Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? a)Lời dẫn trực tiếp (1 câu nói của Găng-đi) b)Từ ngữ hiểu theo nghĩa khác . c)Được dùng với hàm ý mĩa mai (lấy những từ mà bọn thực dân rêu rao và ẩn chứa ý mĩa mai) Dải lụa= chiếu cầu (ẩn dụ ) . d)Đánh dấu tên của các vở kịch . Như vậy người ta dùng dấu ngoặc kép trong những trường hợp nào ? -Học sinh đọc ghi nhớ sgk/142. Hoạt động 2 :hướng dẫn học sinh luyện tập . Bt1 :học sinh giải thích công dụng dấu ngoặc kép . Gọi 5 em học sinh lên bảng giải thích công dụng dấu ngoặc kép . *Bt3 : học sinh đọc 2 câu a,b & cho biết vì sao 2 câu có ý nghĩa giống nhau mà lại dùng dấu câu khác nhau . *Bt5 :học sinh thảo luận để tìm những trường hợp có dùng dấu ngoặc đơn , 2 chấm , dấu ngoặc kép trong sách ngữ văn 8 ,tập I rồi giải thích công dụng của chúng I.Công dụng : Ví dụ (sgk/141, 142): a)Thánh Găng-đi …. “chinh phục…”. àđánh dấu lờ

File đính kèm:

  • docGIAO AN 8-3.doc
Giáo án liên quan