A-Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
C-Tiến trình tổ chức dạy - học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
3-Bài mới:
Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 học kỳ II năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ ii
Tuần 19
Ngày soạn: 28/12/2008 Ngày dạy: 30/12/2008
Tiết 73-74: Nhớ rừng
(Thế Lữ )
A-Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
C-Tiến trình tổ chức dạy - học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
3-Bài mới:
Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa vào chú thích *, em hãy nêu 1 vài nét về tác gỉa ?
Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng
Đg trần gian xuôi ngược để vui chơi !
...Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.
Thế Lữ đi tìm cái đẹp ở mọi nơi: ở cõi tiên (Tiếng sáo thiên thai, Vẻ đẹp thoáng qua), ở TN, ở mĩ thuật, ở âm nhạc (Tiếng chúc tuyệt vời, tiếng hát bên sông), ở nhan sắc thiếu nữ... Song Thế.Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế, đất nước.
-Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?
-Hd đọc: Đoạn 1,4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội u uất; Đoạn 2,3,5 đọc với giọng vừa hào hứng vừa nối tiếc, vừa tha thiết, bay bổng, vừa mạnh mẽ, hùng tráng và kết thúc bằng 1 tiếng thở dài bất lực.
-Giải nghĩa từ khó.
-Bài thơ đc t.g ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết ND của mỗi đoạn ?
*Bố cục: 5 đoạn.
-Khổ 1: T.trạng của con hổ khi bị nhốt trg vườn bách thú.
-Khổ 2: Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể cả muôn loài.
-Khổ 3: Con hổ nối tiếc thời oanh liệt không còn nữa.
-Khổ 4: Con hổ căm giận và khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối.
-Khổ 5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm lại cháy lên khôn nguôi.
-Gv: 5 đoạn của bài thơ là 1 chuỗi tâm.trạng nối tiếp nhau, phát.triển 1 cách tự nhiên, lô gíc trong nội tâm của con hổ giống như trong nội tâm của con người vậy.
-Trong bài có 2 cảnh được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào ? (Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị như ngày xưa).
-Hs đọc khổ 1,.
-Câu thơ đầu có những từ nào đáng chú ý ? (Gậm, khối).
-Thử thay gậm =ngậm, khối =nỗi và s2 ý nghĩa biểu.cảm của chúng ? (Gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Đây là động từ diễn tả hành.động bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải đc, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt đi. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành 1 thân tù đã đóng vón kết thành khối, thành tảng).
-Câu thơ cho thấy đc t.trạng gì của con hổ ?
-Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế ? (Từ chỗ là chúa tể muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm, nay bị nhốt trg cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám ng nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bày với bọn gấu, báo dở hơi, vô tư lự, n hạng tầm thường, vô nghĩa lí. Điều đó làm cho con hổ vô c căm uất, ngao ngán).
-Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ ?
-Câu thơ: Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, đả nói lên t.trạng gì của chúa sơn lâm ?
-Em có nhận xét gì về giọng điệu, về cách xưng hô, về cách dùng từ của khổ thơ thứ nhất này ?
-Gv:Đoạn thơ mở đầu đã chạm ngay vào nỗi đau mất nc, nỗi đâu của ng dân nô lệ lúc bấy giờ. Họ thấy nỗi căm hờn, uất hận của con hổ c chính là tiếng lòng mình. Cả nỗi ngao ngán của con hổ cũng là nỗi ngao ngán của người dân trong cảnh đời tăm tối, u buồn bao trùm khắp đ.nc.
Trên đây là 1 nét t.trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm, khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của n.dân ta trong xiềng xích nô lệ.
-Cũi sắt có thể giam cầm được thể xác con hổ, nhưng còn tâm tưởng của nó thì sao ?
-Cảnh núi rừng, nơi ở của chúa sơn lâm đc m.tả qua những câu thơ nào ?
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác gỉa ?
I-Giới thiệu tác giả- Tác phẩm:
1-Tác giả: Thế Lữ (1907-1945), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới (1932-1945) ông tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh của ông đc đặt theo lối chơi chữ nói lái và có ngụ ý: ông tự nhận là lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ biết săn tìm cái đẹp để mua vui:
2-Tác phẩm: Bài thơ viết 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1943.
II-Đọc - hiểu văn bản
1-Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
->Sử dụng động từ, danh từ – M.tả t.trạng căm hờn, uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm.
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
->Buông xuôi, bất lực.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
->Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ, lỡ bước.
->Câu mở đầu những vần trắc gợi lên giọng gầm gừ, câu thứ 2 những vần bằng như 1 tiếng thở dài ngao ngán.
Xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh, tự hào.
Từ ngữ giàu h/ả.
=>Đây cũng chính là nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của người dân mất nước.
Ngày soạn: 29/12/2008 Ngày dạy: 31/12/2008
Tiết 74: Nhớ rừng (tt)
A-Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
C-Tiến trình tổ chức dạy - học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Cảnh núi rừng, nơi ở của chúa sơn lâm đc m.tả qua những câu thơ nào ?
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác gỉa ?
-Cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào ?
-Câu thơ nào m.tả h/ả chúa sơn lâm?
-Những câu thơ trên gợi cho ta thấy h/ả 1 chúa sơn lâm như thế nào ?
-Tâm.trạng của chúa sơn lâm lúc đó ntn?
-Con hổ đã nhớ lại n kỉ niệm gì ở chốn rừng xưa ? (KN về những đêm trăng, những ngày mưa, những bình minh và những buổi chiều trong rừng).
-Về h.thức diễn đạt của khổ thơ, có gì đ.biệt ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
-Gv: Có thể xem bốn thời điểm như 1 bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm.
-Kết thúc khổ 3, con hổ bật kêu lên :
-Câu hỏi tu từ đc sd ở đây có t.d gì ?
-Gv: Câu thơ cuối tràn ngập c.xúc buồn thg, thất vọng, nối tiếc, nó như 1 tiếng thở dài ai oán của con hổ. Đó không chỉ là t.trạng của con hổ mà còn đc đồng cảm sâu xa trg t.trạng của cả 1 lớp ng VN trong thời nô lệ, mất nc nhớ về quá khứ hào hùng của DT. Câu thơ có sức khái quát điển hình.
-Hs đọc khổ 4,5.
-Sau những hồi tưởng đẹp đẽ về quá khứ, con hổ lại trở lại c.s thực tại –Gv đọc khổ 4.
-Cảnh vật ở khổ 4 có gì giống và khác với cảnh vật ở khổ đầu bài thơ ? (Giống: là đều m.tả t.trạng chán chường, uất hận của con hổ; nhưng khác là khổ 1 m.tả k.q c.s bị giam cầm tù hãm của con hổ, còn khổ 4 lại m.tả chi tiết cảnh TN ở vườn bách thú. Đây là TN nhân tạo, TN thu nhỏ và đc sắp xếp bởi bàn tay con ng).
-Khổ thơ thứ 4 đã thể hiện đc thái độ gì của con hổ ?
-Gv: Đây chính là cảm nhận của thanh niên trí thức VN về 1 XH nửa TD PK đang trên đg Âu hoá với bao điều lố lăng, kệch cỡm.
-Hai câu thơ mở đầu và k.thúc của khổ 5 là 2 câu b.cảm, điều đó có ý nghĩa gì?
-Gv: Đặt vào h.c LS n năm 30-45, bài thơ khơi đã gợi nỗi nhớ quá khứ, khơi gợi niềm khát khao tự do và sự bức bối khi bị giam cầm trg vòng nô lệ của bọn TD Pháp. Đó c chính là t.trạng của đông đảo n ng dân VN mất nc.
-Em hãy nêu giá trị ND, NT của bài thơ ? -Hs đọc ghi nhớ.
-Đọc diễn cảm bài thơ.
II-Đọc - Hiểu văn bản :
2-Nỗi nhớ rừng của con hổ (Đ 2,3 ):
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
->Sử dụng hàng loạt ĐT, T2, DT để tả cảnh rừng đại ngàn.
=>Cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ.
Ta bước lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nh,
->H/ả con hổ –chúa sơn lâm hiện lên vừa mạnh mẽ, vừa nhẹ nhàng, vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển.
=>Thể hiện t.trạng hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.
Nào đâu n đêm vàng... trăng tan ?
Đâu n ngày mưa chuyển... đổi mới ?
Đâu n bình minh... tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng... bí mật ?
-Điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ nối tiếp nhau, dồn dập – Gợi lại những KN tuyệt đẹp của 1 thời vàng son và thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ.
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
->Câu hỏi tu từ kết hợp với dấu chấm cảm –Nhấn mạnh và bộc lộ t.trạng nối tiếc c.s độc lập tự do.
3-Nỗi chán ghét thực tại và nỗi nhớ rừng:
->Uất hận và chán ghét thực tại nhỏ bé, tầm thg, giả dối.
Hỡi oai linh, cảnh nc non hùng vĩ !
-Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
->Bộc lộ tr.tiếp nỗi tiếc nhớ c.s tự do, phóng khoáng.
=>Đó c chính là khát vọng tự do của ng dân VN.
*Ghi nhớ: sgk (7 ).
*Luyện tập:
* Củng cố: HS đọc ghi nhớ
D-Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Ông đồ (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc –Hiểu VB).
E-Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 31/12/2008 Ngày dạy: 01/01/2009
Tiết 75: Ông đồ
Vũ Đình Liên
A-Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông dồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với 1 nét đẹp văn hoá cổ truyền.
-Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
C-Tiến trình tổ chức dạy – học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và cho biết giá trị ND, NT của bài thơ ?
3-Bài mới:
Ca dao có câu: “Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về khuya một mình”. Có cái duyên tự mình để mất, lại có cái duyên bị lấy mất đi. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã nói bằng thơ về 1 duyên phận, cái duyên phận do thời thế đem cho, rồi cũng do thời thế cướp mất của ông đồ nho già làm nghề viết chữ nho thuê. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Ông đồ của VĐL để thấy được cái duyên bị cướp đi do thời thế thay đổi.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc sgk.
-Hd đọc: Khổ 1,2 đọc với giọng vui, phấn khởi; khổ 3,4 đọc với giọng buồn, xúc động; khổ cuối đọc với giọngbuồn, bâng khuâng. Nhịp 2/3 hoặc 3/2.
-Giải thích từ khó.
-Bài thơ đc s.tác theo thể thơ nào ?
-Nv trữ tình trg bài thơ là ai ?
-Hs đọc khổ 1,2. Hai khổ thơ đầu nói về thời kì nào của ông đồ ?
-H/ả ông đồ ở khổ 1 đc gắn với n cảnh gì ?
-Câu thơ: Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
cho ta thấy đc tài năng gì của ông đồ ?
-Hs đọc khổ 3,4. Khổ 3,4 nói về thời kì nào của ông đồ?
-Em hãy p.tích ND, NT 2 câu thơ:
-Khổ 4 gợi cho em t.cảm gì ?
-Bài thơ đã thể hiện đc tâm tư gì của nhà thơ ?
-Em hãy nêu g.trị ND,NT của bài thơ ?
-Hs đọc ghi nhớ.
I-Giới thiệu chung:
II-Đọc – Hiểu văn bản:
*Thể thơ: ngũ ngôn.
1-Hình ảnh ông đồ:
a-Hai khổ thơ đầu: H/ả ông đồ lúc còn thịnh đc mọi ng trân trọng ngưỡng mộ:
-Khổ 1: H/ả ông đồ gắn với mùa xuân, ngày tết, hoa đào nở như kí ức đẹp của 1 thời trg lòng t.g.
-Khổ 2: H/ả ông đồ tài hoa viết chữ đẹp đc mọi người tấm tắc khen ngợi.
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
b-Khổ 3.4: H/ả ông đồ tàn tạ trg sự lãng quên của mọi người:
-Khổ 3: Chữ nho không còn đc coi trọng.
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
->T.g nhân hoá giấy, mực, nghiên để nói lên t.cảm của ông đồ; mượn cảnh tả tình.
=>Thể hiện t.trạng buồn sầu của 1 lớp ng đang tàn tạ và bị lãng quên.
-Khổ 4: Là h/ả đầy xót xa, thương cảm của một lớp người đương tàn tạ trước thời cuộc đổi thay.
2-Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ:
Dựng lên cảnh ông đồ chỉ là “cái di tích tiều tuỵ, đáng thg của 1 thời tàn”, t.g muốn nói lên niềm cảm thg chân thành trc 1 lớp ng đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ da diết của m đối với cảnh cũ, ng xưa.
*Ghi nhớ: SGK (10 ).
* Củng cố: HS đọc ghi nhớ
D-Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: câu nghi vấn
E-Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 31/12/2008 Ngày dạy: 02/01/2009
Tiết 76 : Câu nghi vấn
A-Mục tiêu bài học:
-Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Bảng phụ.
C-Tiến trình tổ chức dạy - học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
3-Bài mới:
Câu chia theo mục đích nói được phân thành mấy kiểu câu, đó là những kiểu câu nào ?
ở lớp 6, các em đã học về câu trần thuật, bài hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về câu nghi vấn.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc vd (Bảng phụ).
-Trg đ.trích trên, câu nào là câu nghi vấn ?
-Những đ.điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
-Câu nghi vấn trg đ.trích trên dùng để làm gì ?
-Đặt câu nghi vấn ?
-Em hiểu thế nào là câu nghi vấn ?
-Đọc đ.trích và xđ câu nghi vấn trg đ.trích ?
Những đ.điểm h.thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
-Hs đọc các câu văn.
-Những câu văn em vừa đọc là câu gì ? Căn cứ vào đâu để xđ n câu trên là câu nghi vấn ?
-Gợi ý: có mấy căn cứ để xđ câu nghi vấn ? (-Có 2 căn cứ để xđ câu nghi vấn:
Đ.điểm h.thức: dùng từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu; Chức năng chính: là để hỏi).
-Trg các câu đó có thể có thể thay thế từ hay bằng từ hoặc đc không ? Vì sao?
-Hs đọc các câu văn.
-Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối n câu em vừa đọc không ? Vì sao ?
-Hs đọc 2 câu văn.
-Phân biệt h.thức và ý nghĩa của 2 câu trên ?
I-Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
*Ví dụ: sgk (11).
-Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? Hay là u thưương chúng con đói quá ?
=>Đ.điểm h.thức: dùng từ nghi vấn để hỏi: không, làm sao...; dùng dấu hỏi chấm để k.thúc câu.
Chức năng: dùng để hỏi.
*Gh nhớ: sgk (11 ).
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (11):
a-Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b-T.sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c-Văn là gì ? Chưương là gì ?
d-Chú muốn chúng tớ đùa vui không ?
-Đùa trò gì ?
-Hừ... Hừ... cái gì thế ?
-Chị Cốc béo xù đứng trc cửa nhà ta ấy hả ?
=>Đ.điểm h.thức: dùng những từ nghi vấn để hỏi: không, t.sao, gì, gì thế, hả và dùng dấu hỏi chấm để k.thúc câu.
2-Bài 2 (12 ):
-Dựa vào từ nghi vấn hay và dấu chấm hỏi ở cuối câu, ta xác định các câu đã cho là câu nghi vấn.
-Không thể thay từ hay bằng từ hoặc trong các câu trên.
Vì: Từ hay và từ hoặc đều là q.h từ biểu thị q.h lựa chọn. Tuy nhiên từ hoặc chỉ dùng trg câu trần thuật biểu thị ý có qh lựa chọn mà không dùng trg câu nghi vấn.
3-Bài 3 (13 ):
-Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu trên.
Vì: Câu a và b có chứa từ có... không, t.sao nhưng n kết cấu chứa n từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trg 1 câu. Câu c và d có từ nào, ai nhưng đó là n từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn.
4-Bài 4 (13 ):
-Khác nhau:
+Về h.thức: câu a dùng từ nghi vấn có... không; câu b dùng từ nghi vấn đã... chưa.
+Về ý nghĩa: 2 câu này có nội dung hỏi khác nhau: câu b có giả định là người đc hỏi trc đó có v.đề về sức khoẻ, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn ở câu a không hề có giả định đó.
D-Củng cố -Hướng dẫn học bài:
Gv hệ thống lại k.thức toàn bài.
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 5,6
-Đọc bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
E-Rút kinh nghiệm:
Tuần 20
Ngày soạn: 04/01/2009 Ngày dạy: 06/01/2009
Tiết 77
Văn bản: Quê hương
(Tế Hanh )
A-Mục tiêu bài học:
-Cảm nhận đc vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức ssống của làng quê miền biển được m.tả trong bài thơ và t.cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng:
C-Tiến trình tổ chức dạy -học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
3-Bài mới:
T.cảm q.hg đ.nc là 1 t.cảm lâu bền với n nguồn c.xúc thiêng liêng không bao giờ cạn; bởi trg mỗi c.ta, ai c có 1 miền quê thiêng liêng yêu dấu. Đối với Tế Hanh, q.hg luôn là nguồn cảm hứng dạt dào trg suốt đời thơ của ông. Từ thuở hoa niên mới 18 tuổi, Tế Hanh đã viết về cái làng quê vùng biển của m với 1 t.cảm trg trẻo, đằm thắm, thiết tha. Hôm nay c.ta sẽ tìm hiểu bài thơ Quê hg...
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa vào c.thích *, em hãt g,thiệu 1 vài nét về t.g Tế hanh ?
1-Tác giả: Trần Tế Hanh (1921 ), quê Bình Sơn – Quảng Ngãi.
-Quê hg là nguồn cảm hứng lớn nhất trg suốt đời thơ của Tế Hanh.
-Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?
-Bài thơ đc s.tác trg h.cảnh nào ?
2-Tác phẩm: Bài thơ viết năm 1939, in trg tập Hoa niên (1945
(Bài thơ đc viết trg cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê. Ông viết bài thơ như 1 KN dâng tặng q.hg).
-Gv: Nhà thơ Tế Hanh đã có n t.cảm y.thg, gắn bó sâu nặng với q.hg m ntn ?
-Hdẫn đọc: 8 câu đầu đọc với giọng vui tươi, phấn khởi, chú ý n từ ngữ m.tả; 12 câu sau đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha thể hiện đc nỗi nhớ q.hg của t.g.
-Giải thích từ khó.
-Hs đọc 3 khổ thơ đầu. Ba khổ thơ em vừa đọc có ND gì ?
-Gv đọc 2 câu thơ đầu:
-Hai câu thơ mở đầu làm n.vụ gì ?
-Làng quê của t.g đc g.thiệu qua n đ.điểm nào ? (G.thiệu về v.trí đ.lí: cách biển nửa ngày sông và g.thiệu về đ2 nghề nghiệp của làng là chài lưới).
-Gv: cái làng chài này như 1 hòn đảo, bốn bề nc bao vây, th.gian đc tính bằng nửa ngày sông. Sông đc nói đến là con sông Trà Bồng. Tế Hanh kể: trc khi đổ ra biển, dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê tôi.
-Hai câu mở đầu có n.v g.thiệu k.q về làng, vậy em có nx gì về cách g.thiệu đó ?
-Gv: Tiếp theo là n câu thơ m.tả cảnh sinh hoạt của làng.
-Hs đọc 6 câu thơ tiếp theo. Sáu câu thơ em vừa đọc m.tả cảnh gì ?
-H/ả dân làng ra khơi đánh cá đc m.tả qua câu thơ nào ?
-Em có nx gì về các từ ngữ: trời trg, gió nhẹ, sớm mai hồng ? Ngoài n từ ngữ gợi tả, t.g còn sd b.p NT gì, t.dụng của b.p NT đó ?
-Gv: Câu thơ tưởng như chỉ liệt kê, chẳng có gì mà dựng lên đc cả 1 k.gian ban mai trên biển. Chỉ có n ng làm nghề chài lưới mới thấy hết đc tầm q.trg thiết yếu của n buổi sáng đẹp trời như vậy. Nó không chỉ baod hiệu 1 chuyến ra khơi yân lành mà còn hứa hẹn n mẻ cá bội thu.
-Trong cái khung cảnh dễ làm lòng ng phấn kích ấy, nổi bật lên h/ả con thuyền. Vậy h/ả con thuyền đc m.tả qua n câu thơ nào ?
-Em có nx gì về các b.p Nt đc sd ở đây? Td của cá b.p NT đó ?
-Gv: M.tả con thuyền chính là m.tả ng điều khiển nó đó là h/ả ẩn dụ.
-T.sao t.g lại dùng từ hăng mà không dùng từ lướt, băng ? (Vì từ hăng diễn tả đc khí thế hăng hái, hồ hởi, phấn khởi mà các từ lướt, băng không diễn tả đc ).
-Gv: Từ hăng đc dùng ở đây rất hay, rất đích đáng.
-Sau h/ả chiếc thyuền, mái chèo là h/ả gì ? Câu thơ nào diễn tả điều đó ?
-Em hiểu mảnh hồn làng là gì ? T.sao t.g lại s2 cánh buồm với mảnh hồn làng? (Mảnh hồn làng là 1 thứ hồn vía q.hg thân thuộc. T.g s2 như vậy là vì cánh buồm chính là hơi thở, là linh hồn của con thuyền, của n ng điều khiển nó. Mỗi làng quê có 1 nền văn hoá riêng. Đối với làng quê sống bằng nghề chài lưới thì con thuyền chính là h/ả đ.trưng nhất cho cốt cách riêng biệt ấy)
-Em có nx gì về h/ả s2 ở đây ? (S2 vật cụ thể hữu hình với cái trìu tượng vô hình là cách S2 đầy sáng tạo).
-Ngoài phép s2, t.g còn sd b.p NT nào để m.tả cánh buồm ? T.d của nó ?
-H/ả cánh buồm có ý nghĩa gì ?
-Gv: Những câu thơ trên đã dựng lên bức tranh sinh động khoẻ khoắn lãng mạn. Tất cả đều tràn đầy sức sống trẻ trung, tươi tắn.
-Tiếp theo cảnh đoàn thuyền ra khơi là cảnh gì ?
-Cảnh thuyền về bến đc m.tả qua n câu thơ nào ?
-ở đoạn này t.g đã sd p.thức b.đạt nào ? T.d của p.thức b.đạt đó ?
-Bốn câu thơ trên cho em cảm nhận gì về c.sống LĐ của dân làng chài ?
-T.g đặt câu thơ Nhờ ơn trời... trg ngoặc kép, điều đó có ý nghĩa gì ? (Đó là lời cảm tạ trời đất đã phù hộ cho dân làng chài. Nếu ta hình dung mỗi lần ra biển là 1 lần sự sống liền kề cái chết. Và n ng mẹ, ng vợ của n chành trai kia ở nhà với t.trạng đầy lo lắng, âm thầm khấn nguyện cho chồng con của họ đi biển gặp may mắn: vừa đánh đc cá, vừa trở về an toàn thì mới thấy hết niềm vui sướng của n ng từ biển trở về và n ng ra đón họ ).
-Trg kh.khí vui vẻ, đầm ấm, rộn ràng đó, n ng c.thắng trở về đc m.tả qua n câu thơ nào ?
-Em thấy h/ả n ng dân chài lưới ở đây có gì khác với h/ả dân trai tráng ở đầu bài thơ ? (ở phần đầu chỉ đc nhắc đến trg cái tên chung nhất “dân trai tráng” với sức mạnh tuổi trẻ phăng mái chèo thì ở đây họ đc nhắc đến chi tiết hơn, cụ thể hơn: làn da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm).
-Em hãy hình dung vị xa xăm là vị gì ? (Là sóng, gió, nắng nc biển, mồ hôi, mùi cá tanh in dấu lên làn da tạo ra cái vị xa xăm nồng nàn trên thân thể ng trai xứ biển. Đây là vẻ đẹp giản dị...).
-H/ả ng dân chài lưới đc m.tả với 1 vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn, thơ mộng. Thế cong h/ả con thuyền thì sao – Em hãy tìm n câu thơ m.tả h/ả con thuyền trở về bến nằm nghỉ ?
-Em hãy s2 h/ả con thuyền trở về với h/ả con thuyền ở đầu bài thơ ? (Con thuyền trc đây hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo mạnh mẽ ra khơi. Bây giờ mỏi mệt trở về bến nghỉ. Con thuyền lại đc nhân hoá, nó nằm im, mỏi mệt, thư giãn và lắng nghe chất muối thấm sâu, lặn dần vào cơ thể như thấm vào da thịt con ng ).
-Biện pháp nhân hoá đc sd ở đây có td gì ?
-Gv: 2 câu thơ m.tả con thuyền như 1 vật thể sống, nhưng nói về con thuyền c chính là nói về con ng. Giờ đây n ng dân chài có thể hoàn toàn yên tâm ngả m mãn nguyện và lặng yên thư giãn. Đây chính là cảm nhận tinh tế về q.hg của Tế Hanh).
-Thông qua h/ả con thuyền và ng dân làng chài, em cảm nhận đc gì về t.cảm của Tế Hanh đối với q.hg mình ?
-Hs đọc khổ cuối. Khổ thơ em vừa đọc nói về điều gì ?
-T.cảm của t.g đối với q.hg đc b.hiện tr.tiếp hay gián tiếp, từ ngữ nào đã thể hiện đc t.cảm đó ? (tưởng nhớ, nhớ).
-T.g đã tưởng nhớ n gì ?
-Để bộc lộ tr.tiếp nỗi nhớ q.hg, t.g đã sd b.p NT gì, t.d của b.p NT đó ?
-Gv: Đó là tất cả n màu sắc, hương vị của 1 làng chài ven biển, nơi t.g đã tắm cả tuổi thơ, làm cho nó không lẫn đc với bất cứ q.hg nào khác.
Thảo luận:
Đến đây có bạn cho rằng: 16 câu thơ đầu là tả cảnh q.hg. chỉ có 4 câu cuối là thể hiện nỗi nhớ quê da diết. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
-Gv: Cả bài thơ là nỗi nhớ q.hg. Đó chính là nội dung của bài thơ.
-Bài thơ đc viết theo thể thơ nào ?
-Bài thơ có gì đ.sắc về ND và NT ?
-Hs đọc ghi nhớ.
-Đọc diễn cảm bài thơ ?
I-Giới thiệu tác giả- tác phẩm:
II-Đoc -Tìm hiểu chú thích:
III-Tìm hiểu văn bản
1-Hình ảnh quê hương:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nc bao vây, cách biển nửa ngày sông.
->Giơí thiệu khái quát về làng quê của tác giả
->Cách giới thiệu ngắn gọn, giản dị, độc đáo.
*Cảnh thuyền ra khơi đánh cá:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
->Từ ngữ gợi tả kết hợp với phép liệt kê - Gợi phong cảnh TN tươi đẹp.
Chiếc th nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt ...
->Sd ĐT mạnh, so sánh, ẩn dụ – Gợi vẻ đẹp của con thuyền, gợi bức tranh LĐ dào dạt sức sống khoẻ mạnh, trẻ trung.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn...
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
->Cách S2 đầy sáng tạo – Gợi vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
Nhân hoá - Làm cho cánh buồm trở nên sinh động, có hồn.
=>H/ả cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh LĐ sáng tạo, cho niềm tin và mơ ước của ng dân làng biển.
*Cảnh thuyền về bến:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc tr...,
->T.sự kết hợp với m.tả - Gợi khung cảnh đầm ấm, vui vẻ, rộng ràng.
=>Cảnh LĐ náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
->M.tả chi tiết, cụ thể –
Gợi vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn, thơ mộng.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trg thớ vỏ.
->Nhân hoá - Thổi linh hồn vào s.vật, khiến cho s.vật có 1 vẻ đẹp, 1 ý nghĩa tầm vóc lớn lao.
=>Thể hiện t.yêu q.hg chân thành, nồng hậu (nhất là khi xa quê).
2-Nỗi nhớ quê hương:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nc xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra ...,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
->Điệp ngữ kết hợp với phép liệt kê - Diễn tả nỗi nhớ quê da diết.
*Ghi nhớ: sgk (18 ).
*Luyện tập:
D- Củng cố- Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Khi con tu hú (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu
File đính kèm:
- Giao an Van 8 HK II.doc