Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 106: Tổng kết phần Văn - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

(Phan Bội Châu)

(1867-1940) Thất ngôn bát cú Đường luật Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước Giọng điệu hào hùng sãng khoái, có sức lôi cuốn mạnh.

Đập đã ở Côn Lôn

(Phan Châu Trinh)

(1872-1926) Thất ngôn bát cú Đường luật Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng trần đầy khí thế.

Muốn làm thằng Cuội

(Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu)(1889-1939) Thất ngôn bát cú Đường luật Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li mộng tưởng lên trăng bầu bạn với chị Hằng. Hồn thơ lãng mạn siêu thoát, pha chút ngông nghênh nhưng rất đáng yêu.

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 106: Tổng kết phần Văn - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 106: TỔNG KẾT PHẦN VĂN A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS:Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học trong sgk Ngữ văn lớp 8; khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng - nghệ thuật vào những văn bản tiêu biểu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh. 3.Trọng tâm bài: hệ thống hoá kiến thức văn học trong sgk Ngữ văn lớp 8; khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng - nghệ thuật vào những văn bản tiêu biểu. 4. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận. - Phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt còn yếu. B/ CHUẨN BỊ. 1. G/v: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. H/s: Sgk, sbt. C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định tổ chức lớp. (1’) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3’) Cho lớp hát tập thể - HS hát HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT ( 30’) Hướng dẫn HS thảo luận lại các câu hỏi ở SGK, SBT. - Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt những ý chính - Sử dụng bảng phụ. TT VĂN BẢN -TÁC GIẢ THỂ LOẠI GIÁ TRỊ NỘI DUNG GIÁ TRỊ N/THUẬT 1 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) (1867-1940) Thất ngôn bát cú Đường luật Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước Giọng điệu hào hùng sãng khoái, có sức lôi cuốn mạnh. 2 Đập đã ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) (1872-1926) Thất ngôn bát cú Đường luật Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng trần đầy khí thế. 3 Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu)(1889-1939) Thất ngôn bát cú Đường luật Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li mộng tưởng lên trăng bầu bạn với chị Hằng. Hồn thơ lãng mạn siêu thoát, pha chút ngông nghênh nhưng rất đáng yêu. 4 Hai chữ nước nhà Á Nam Trần Tuấn Khải(1895-1983) Song thất lục bát Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết. 5 Nhớ rừng Thế Lữ(1907-1989) Thơ tám chữ Mượn lời con hổ bị nhốt trong vương Bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại, tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thưo vần nhịp, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc. 6 Ông đồ Vũ Đình Liên (1913-1996) Ngũ ngôn Tình cảm đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ. Bình dị cô đọng hàm súc. Đối lập tương phản, câu hỏi tu từ, hình ảnh nhiều sức gợi.. 7 Quê hương Tế Hanh (1921-2009) Tám chữ Tình quê hương trong sáng thấn thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miến biển, trong đó nổi bật hình ảnh khẻo khoắn,đầy sức sống của người dân chài. Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ý nghĩa biểu trưng. 8 Khi con tu hú Tố Hữu (1920-2002) Lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù. Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưưỏng tượng rất phong phú, dồi dào. 9 Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh (1890-1969) Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người làm cách mạng là sống chan hoà với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui tươi, từ láy, miêu tả, vừa cổ điển lại vừa hiện đại. 10 Ngắm trăng Hồ Chí Minh (1890-1969) Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của nghệ sĩ ngay trong cảnh tù ngục, cực khổ tối tăm. Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng, đối lập. 11 Đi đường Hồ Chí Minh (1890-1969) Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán Ý nghĩa tượng trưng và ý nghĩa triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ tới thắng lợi vẽ vang. Hoạt động 2. 2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật trong các văn bản thơ trong bài 15, 16 và bài 18, 19 - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Giáo viên củng cố bằng bảng hệ thống: ? Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là thơ mới? chúng mới ở chỗ nào. - Học sinh: vì hình thức thơ mới linh hoạt, tự do, số câu trong bài khong hạn định, lời thơ tự nhiên, gần lối nói thường, không có tính chất ước lệ và không hề công thức khuôn sáo,cảm xúc nhà thơ chân thật. + Thơ mới còn dùng để gợi tả 1 phạm trù thơ có tính chất lãng mạn bột phát vào những năm 1932 - 1933 chấm dứt 1945 với những tên tuổi HMT, Xuân Diệu ... + Sự đổi mới không phải ở phương diện thể thơ mà ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ. Tên văn bản Tác giả Nét khác biệt -Cảm tác vào nhà ngục QĐ; Đập đá ở Côn Lôn;Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà. - Phân Bội Châu; Phan Châu Trinh; Trần Tuấn Khải -Tác giả là những nhà nho tinh thông Hán học sử dụng thơ cổ. - Thơ cũ (đa số thơ Đường luật) hạn định số câu số câu, chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó trong niêm luật.cảm xúc, tư duy cái cũ, cái tôi cá nhân chưa được bộc lộ. - Nhớ rừng - Ông đồ - Quê hương -Thế Lữ;Vũ Đình Liên;Tế Hanh -Tác giả những trí thức trẻ, mới,chiến sĩ trẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. -Cảm xúc mới, tư duy mới,đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp,phóng khoáng,tự do. - Thể thơ tự do,đổi mới vần điệu, nhịp điệu, tới thơ tự nhiên, bình dị giảm tính công thức, ước lệ(thơ mới) 3. Những đặc điểm cơ bản của các bài thơ Cảm tác vào ...; Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận (hoàn cảnh sáng tác, tác giả, nội dung) - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. + Đều là thơ của người tù viết trong tù ngục. + Tác giả là những chiến sĩ CM lão thành. + Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất, kiên cường của người CM, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hiểm nguy. + Giữ phong thái bình tĩnh ung dung, lác quan trong thử thách, khao khát tự do, tinh thần lạc quan CM Em hãy nhắc lại những hiểu biết của mình về văn bản nghị luận? Yêu cầu HS trình bày bảng tổng kết kiến thức đã tự chuẩn bị. Nhận xét, chốt bảng KT Trả lời Trình bày II. Hệ thống kiến thức: 1. V¨n nghÞ luËn. - Lµ kiÓu v¨n b¶n nªu ra nh÷ng luËn ®iÓm råi b»ng nh÷ng luËn cø, luËn chøng lµm s¸ng tá nh÷ng luËn ®iÓm Êy mét c¸ch thuyÕt phôc. Cèt lâi cña nghÞ luËn lµ ý kiÕn – luËn ®iÓm, lÝ lÏ vµ dÉn chøng lËp luËn. 2. Hệ thống các VBNL trung đại: VB Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ Nước Đại Việt ta Bàn luận về phép học Tác giả Lí Công Uẩn Trần Quốc Tuấn Nguyễn Trãi Nguyễn Thiếp HCST-XX Năm 1010, công bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La - Khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285) - Nhằm khích lệ tinh thần rèn luyện và quyết chiến chống giặc của tướng sĩ - Năm 1428, thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp bình Ngô thắng lợi - Văn bản là phần đầu của tác phẩm. - Năm 1791, trích từ phần 3 của bài tấu Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung Thể loại - Chiếu + thể văn nghị luận cổ + người viết: vua chúa, thủ lĩnh + mục đích: ban bố mệnh lệnh + cách viết: thường bằng văn biền ngẫu, văn vần hoặc văn xuôi - Hịch + thể văn nghị luận cổ + người viết: vua chúa, thủ lĩnh + mục đích: kêu gọi, thuyết phục, cổ động + cách viết: thường bằng văn biền ngẫu - Cáo: + thể văn nghị luận cổ + người viết: vua chúa, thủ lĩnh + mục đích: trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết + cách viết: thường bằng văn biền ngẫu - Tấu: + thể văn nghị luận cổ + người viết: bề tôi, thần dân + mục đích: gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị + cách viết: văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu ND - Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - Thể hiện trí tuệ sắc bén, tầm nhìn vượt thời đại và khát vọng về một quốc gia trường tồn của nhà vua Lí Công Uẩn. - Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. - Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng và tài năng quân sự của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn. - Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. - Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tầm tư tưởng vượt thời đại của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. - Xác định mục đích, tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành. - Thể hiện tâm huyết và tầm nhìn đúng đắn của nhà giáo dục lão thành. NT - Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh. - Kết hợp giữa miêu tả, tự sự, biểu cảm - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và tình cảm, giữa lập luận và hình ảnh, dẫn chừn giàu sức thuyết phục. - Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể xác thực tạo nên sức thuyết phục cao. - Giọng điệu chân thật, thẳng thắn Yêu cầu HS trình bày bảng tổng kết kiến thức đã tự chuẩn bị. Nhận xét, chốt bảng KT Trình bày bảng kiến thức 3. Văn bản nghị luận hiện đại: VB Thuế máu Đi bộ ngao du Tác giả Nguyễn Ái Quốc Ru-xô HCST-XX Viết bằng tiếng Pháp, in 1st tại Pari 1925 Chương I “Bản án chế độ thực dân Pháp” Trích quyển V bộ “Ê-min hay về giáo dục” ND - Tố cáo chính quyền TD đã biến những người dân nghèo khổ thành công cụ hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình. - Phơi bày hiện thực cuộc sống và số phận của người dân thuộc địa - Thái độ mỉa mai, căm phẫn và đau xót của tác giả -> Tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho con người - Thể hiện rõ quan điểm của tác giả về lợi ích của đi bộ ngao du đối với con người - Phong cách giản dị, tư tưởng quý trọng tự do và yêu thiên nhiên của tác giả NT tư liệu phong phú, xác thực; ngòi bút trào phúng sắc sảo ; hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai - Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Tự ôn lại những văn bản đã học. - Lập bảng thống kê các văn bản đã học từ bài 22 25 các văn bản nghị luận, thống kê các văn bản nhật dụng theo mẫu SGK. - Chuẩn bị cho tiết ôn tập Tiếng Việt tiếp theo. * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxt106_26082020.docx
Giáo án liên quan