Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết: 109, 110 Đi bộ ngao du

I/. Mục tiêu cần đạt được:

 HS hiểu được cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô trong văn bản.

II/. Chẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV.

 -HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 a/. Nêu ý nghĩa của văn bản “Thuế máu”?

 b/. Hãy nêu những thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân Pháp?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết: 109, 110 Đi bộ ngao du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 BÀI 27 Tiết: 109-110 Ngày soạn: 20/03/2007 ĐI BỘ NGAO DU (Trích Ê-min hay về giáo dục) Ru-xô I/. Mục tiêu cần đạt được: HS hiểu được cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô trong văn bản. II/. Chẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. Nêu ý nghĩa của văn bản “Thuế máu”? b/. Hãy nêu những thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân Pháp? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: HS: đọc chú thích (SGK. 100) Hoạt động 2: GV: đọc mẫu một đoạn HS: đọc tiếp đến hết. GV: Hãy tóm tắt ngắn gọn 3 luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành 3 đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ? HS: -Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì? -Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta. -Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần. GV: Từ 3 luận điểm trên chúng ta có thể đặt một nhan đề mới cho bài này là gì? HS: Lợi ích của đi bộ ngao du. GV: Trật tự sắp xếp 3 luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao? HS: Tự nhận xét và giải thích theo ý của mình. Giảng: Tuy nhiên đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khác tự do, cản thấy tự do rất quý Hầu như từ thưở nhỏ ông không được học hành. Chính vì thế mà ông muốn trao dồi kiến thức từ thực tiễn sinh động của tự nhiên chứ không phải từ sách vở. GV: Khi nào tác giả dùng từ “ta”? HS: Khi lí luận chung. (Những lí lẽ ấy dùng cho tất cả mọi người) GV: Khi nào tác giả xưng “tôi”? HS: Khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trãi của riêng ông. Tóm lại, nhờ những lí do trên mà những trãi nghiệm của cá nhân tác giả không kho khan mà rất sinh động. GV: Từ các luận điểm chúng ta vừa tìm được, em hãy cho biết những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khẳng định? HS: -Mở mang năng lực khám phá đời sống. -Mở rộng tầm hiểu biết. -Làm giàu trí tuệ. -Đầu óc được sáng suốt. GV: Bài “Đi bộ ngao du” đã cho ta hiểu thêm gì về nhà văn Ru-xô? HS: -Tôn trọng kinh nghiệm đời sống. -Coi trọng tự do cá nhân. -Yêu quí đời sống tự nhiên. -Tâm hồn giản dị. -Trí tuệ sáng suốt. GV: Hãy nêu ý nghĩa của văn bản? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 102) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục. 2/. Tác phẩm: Bài “Đi bộ ngao du trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay về giáo dục (ra đời năm 1762). II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Trật tự các luận điểm: -Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì? -Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta. -Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần. 2/. Lợi ích của việc đi bộ ngao du: -Mở mang năng lực khám phá đời sống. -Mở rộng tầm hiểu biết. -Làm giàu trí tuệ. -Đầu óc được sáng suốt. III/. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK. 102) 3/. Củng cố: -Nêu 3 luận điểm trong văn bản? -Nêu ý nghĩa của văn bản? 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Hội thoại (TT) Trả lời phần I (SGK. 102)

File đính kèm:

  • doc(T109-110)Di-bo-ngao-du.doc
Giáo án liên quan