Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Diệu Linh

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm

* HS đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm.

a- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ?

- móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

GV: Người ta gọi các từ trên là từ tượng hình.

? Vậy, em hiểu từ tượng hình có đặc điểm gì ?

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

? Lấy thêm VD ?

- loã xoã, lênh khênh, méo mó, nhăn nhóm, .

b- Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?

- hu hu, ư ử.

? Em có thê tìm thêm các từ khác ?

- lắc rắc, sầm sập, ào ào, léo nhéo, rì rầm, .

GV: Gọi các từ trên là từ tượng thanh.

? Em hiểu TN là từ tượng thanh ?

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

? Em hãy cho biết đoạn trích trên kể về ai, tả về cái gì ?

- Kể về lão Hạc. Tả về cái chết của lão Hạc.

? Trong các văn bản em đã học (Lượm, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, . ) ở ĐV chứa phương thức biểu đạt nào tác giả hay dùng từ tượng thanh, tượng hình ?

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Diệu Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh; đặc điểm, công dụng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 3. Thái độ: - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tình hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 4. Năng lực: - Năng lực chung: cảm thụ, tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác - Năng lực riêng: giao tiếp, đánh giá II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh. - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình dạy- học: 1. Tổ chức tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới (44 phút): HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Mở đầu (3 phút) Cho hs nghe một số âm thanh, yêu cầu tìm từ láy miêu tả những âm thanh đó. Dẫn vào bài Trình bày Hoạt động hình thành kiến thức (15 phút) HĐ của GV Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm * HS đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm. a- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? - móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. GV: Người ta gọi các từ trên là từ tượng hình. ? Vậy, em hiểu từ tượng hình có đặc điểm gì ? - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. ? Lấy thêm VD ? - loã xoã, lênh khênh, méo mó, nhăn nhóm, ... b- Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ? - hu hu, ư ử. ? Em có thê tìm thêm các từ khác ? - lắc rắc, sầm sập, ào ào, léo nhéo, rì rầm, ... GV: Gọi các từ trên là từ tượng thanh. ? Em hiểu TN là từ tượng thanh ? - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. ? Em hãy cho biết đoạn trích trên kể về ai, tả về cái gì ? - Kể về lão Hạc. Tả về cái chết của lão Hạc. ? Trong các văn bản em đã học (Lượm, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, ... ) ở ĐV chứa phương thức biểu đạt nào tác giả hay dùng từ tượng thanh, tượng hình ? - Miêu tả, tự sự. ? Vậy, em hãy cho biết, từ tượng thanh, tượng hình thường được sử dụng trong loại văn bản nào ? Văn tự sự và miêu tả. (GV: Những đoạn văn, bài văn biểu cảm cao, tác giả cũng sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình nhưng thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự ). Hoạt động 1. Tìm hiểu về công dụng * GV: Vậy dùng từ tượng thanh, tượng hình có giá trị gì, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. ? Em hãy đọc lại các đoạn trích nhưng bỏ các từ in đậm móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc hoặc thay các từ vật vã = đau đớn, rũ rượi = rối, xộc xệch = không gọn gàng, sòng sọc = đưa đi đưa lại nhiều lần ... ? ? Các trích đoạn vừa đọc có giá trị NTN so với các trích đoạn có chứa các từ tượng thanh, tượng hình ? - Các trích đoạn không chứa từ tượng thanh, tượng hình ít giá trị biểu cảm hơn. Nó không lột tả được sự quá đau đớn, thê thảm về cái chết của lão Hạc. Nó cũng không cho ta thấy được sự lo lắng, sốt sắng và tình cảm thương xót của ông giáo. ? Vậy em hãy nêu giá trị, công dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình ? + Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. ? Qua bài học, em hãy nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, tượng hình ? + HS trả lời.GV nhấn mạnh lại. + HS đọc ghi nhớ. * BTN: Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập. + ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. ? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích. ? Xác định từ loại một số các từ em đã tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh ® nhận xét HĐ của trò PB cá nhân HS lấy VD PB cá nhân HS khá, giỏi PB cá nhân Thảo luận cặp đôi PB cá nhân HS khá, giỏi Nội dung cần đạt I – Đặc điểm, công dụng: 1 – Đặc điểm: a. Ví dụ. b. Nhận xét: - Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc) -> là từ tượng hình. - Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (hu hu, ư ử, rì rầm, áo ào, ... ) -> là từ tượng thanh. 2 – Công dụng: - Từ tượng thanh, tượng hình thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự. - Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực có giá trị biểu cảm cao trong văn miêu tả và tự sự. *- Ghi nhớ: SGK-49 Hoạt động luyện tập (22 phút) ? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau? ? Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người? - Kĩ thuật góc: 4 góc, mỗi góc tìm 5 từ. ? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười. - Thảo luận: mỗi bàn 1 nhóm. - Thời gian:3 phút. - Gọi đại diện trình bày. ? Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây. - Giáo viên đánh giá, cho điểm. HS làm bài tập II/ Luyện tập. Bài tập 1 - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo. - Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp. Bài tập 2 - Từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người: lật đật, loạng choạng, thong thả, lò dò, vội vàng, chậm chạp, khệnh khạng, nhanh thoăn thoắt, (đi) lom khom, (đi) rón rén, đi (lạch bạch), (đi) cà nhắc... ... Bài tập 3 - Ha hả: cười to, khoái chí. - Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành. - Hô hố: cười thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người nghe. - Hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn. Bài tập 4 - Lắc rắc: Ngoài trời, mưa lắc rắc vài hạt. - Lã chã: Nước mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe ông nội nó ốm. - Lấm tấm: Lấm tấm những bông xoan tím rơi xuống lối đi vào ngõ nhỏ. Hoạt động vận dụng (3 phút) Em sẽ vận dụng việc sử dụng từ tượng hình tượng thanh vào bài viết như thế nào? * Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_15_tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh_n.docx