Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 111 Hội Thoại

I/. Mục tiêu cần đạt:

 HS hiểu biết về cách lượt lời và cách dùng lượt lời.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ

 -HS: Bài soạn, SGK

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 Hãy trình bày những hiểu biết về vai xã hôi trong hội thoại?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 111 Hội Thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111 BÀI 27 Ngày soạn: 20 / 03 / 2007 HỘI THOẠI (Tiếp theo) I/. Mục tiêu cần đạt: HS hiểu biết về cách lượt lời và cách dùng lượt lời. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ -HS: Bài soạn, SGK III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: Hãy trình bày những hiểu biết về vai xã hôi trong hội thoại? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi HS: Đọc đoạn văn (SGK. 92-93) GV: Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? HS: -Người cô 5 lượt -Bé Hồng 2 lượt GV: Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? HS: 2 lần GV: Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ gì của Hồng đối với những lời nói của người cô? HS: Thái độ bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của người cô. GV: Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? HS: Vì Hồng luôn phải cố gắng kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối người trên. GV: Trình bày những hiểu biết về lượt lời trong hội thoại? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 102) Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm I/. Lượt lời trong hội thoại: 1/. Ví dụ: -Người cô 5 lượt -Bé Hồng 2 lượt 2/. Ghi nhớ: (SGK. 102) II/. Luyện tập: Câu 1: -Kẻ cắt lời người khác là Cai Lệ -Chị Dậu từ nhúng nhường đã vùng lên kháng cự -Cai lệ hống hách. -Người nhà Lí Trưởng có phần giữ gìn hơn. Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ (một mình gánh vác hết mọi chuyện và sẵn sàng đương đầu với mọi chuyện) Câu 2: a/. Thoạt đầu Cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, Cái Tí nói ít hẳn đi, còn Chị Dậu lại nói nhiều hơn. b/. Rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Lúc đầu Cái Tí vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn Chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng. Về sau nó biết mình sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẵn đi. Còn chị Dậu phải nói để thuyết phục con. c/. Việc Cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó làm. Khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ …, càng làm cho chị Dậu đau lòng khi phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu Cái Tí. Câu 3: -Lần thứ nhất: Im lặng vì: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. -Lần thứ hai: xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. 3/. Củng cố: HS nhắc lại ghi hhớ 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Làm phần chuẩn bị ở nhà (SGK. 108)

File đính kèm:

  • doc(T111)Hoi-thoai(TT).doc
Giáo án liên quan