Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 117, 118 Ông giuốc – đanh mặc lễ phục

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Giúp học sinh hiểu được tài năng của Mô-Li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc họa một tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang đã gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

· Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học

· Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.

· Củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.

· Tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 117, 118 Ông giuốc – đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII) Tuần 30 BÀI 29: Tiết 117+118: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Tiết 119: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp). Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh hiểu được tài năng của Mô-Li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc họa một tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang đã gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý. Củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. TIẾT: 117-118 VĂN BẢN: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC Mô-Li-e. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong bài văn nghị luận? Các yếu tố này được chọn làm luận cứ thì nó phải đáp ứng yêu cầu nào? GV xem hs làm bài tập ở nhà. 3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã được học truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của nhà văn nước nào đã sáng tác? Hôm nay chúng ta lại được tiếp cận với tinh hoa văn hoá của nền văn học nước Pháp qua một vở kịch có tựa đề “ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC” ở bài 29 sách giáo khoa trang 118 của nhà soạn kịch tài ba Mô-Li-e đã sáng tác năm 1670. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU TÁC PHẨM _ Theo em ở lớp kịch này khi đọc ta cần thể hiện ngữ điệu của mỗi nhân vật như thế nào? (GV hướng dẫn đọc: yêu cầu đọc phải gây được không khí của kịch nhưng không phải là diễn lại vai. Nên phân vai để hs đọc, đọc hết cả phần chú thích, GV cho hs giải thích những từ khó trong 11 từ đã chú thích --> GV nhận xét hoặc cho hs tự nhận xét nhau sau khi đọc.) _ Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Mô-Li-e? ( HS trình bày,--> GV: tài năng của Mô-Li-e đã nảy sinh trong rèn luyện gian khổ suốt 13 năm lưu diễn) _ Theo em kịch là gì? ( Kịch là nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu với sự tham gia diễn xuất của diễn viên, chỉ huy của đạo diễn, có sự phối hợp của yếu tố hội hoạ, âm nhạc, vũ đạo, ... Kịch được chia làm ba loại: chính kịch, bi kịch và hài kịch) _ Em hiểu thế nào là hài kịch? ( Một loại sáng tác văn học nhằm đả phá những tệ nạn xã hội) _ Vở kịch ra đời trong bối cảnh nào của xã hội Pháp đương thời? ( GV nhấn mạnh sự phân hoá xã hội Pháp thế kỷ XVII, giai cấp tư sản hãnh tiến với những thói lố lăng kệch kỡm khiến Mô-li-e bức xúc xem đó như là những tệ nạn xã hội và phản ánh vào những vở hài kịch của mình.) _ Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong vở kịch? _ Lớp kịch em vừa đọc có cảnh ông Giuốc-Đanh đối thoại ở đâu? với ai? Nội dung gì? --> GV để học sinh tái hiện thuyết minh lại không gian sân khấu bằng lời nói. (Tại phòng khách nhà mình, ông Giốc-Đanh và Bác phó may đối thoại xung quanh chuyện đôi tất, giày, bộ lễ phục và tóc giả cùng lông đính mũ, nhưng chủ yếu là bộ lễ phục; Sau đó ông đối thoại với những lời tâng bốc của bốn tay thợ phụ và tán thưởng cho họ.) _ Theo dõi lời thoại kịch em hiểu gì về tâm trạng của ông Giốc-Đanh? Ông bị lợi dụng ra sao? Chất hài thể hiện ở khía cạnh nào? ( Ông Giuốc-Đanh đang nôn nóng mong đợi bộ lễ phục nhưng lại không được vừa ý. Ông rất tỉnh táo nhận ra điều bất hợp lí ở đôi bí tất và đôi giày bị chật là do bác phó may đã bớt tiền bằng cách mua số nhỏ để tốn ít tiền hơn số lớn nhưng bác phó may khéo chống chế : với tất“nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ”, còn giày “ngài cứ tưởng tượng ra thế”. Nghệ thuật gây cười trên sân khấu kịch thoát ra ngay từ ý nghĩa của lời thoại đáp lại của ông Giuốc-Đanh: “Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật”; Giày: “Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lý luận hay nhỉ”. Khi bị đuối lý, bác phó may chuyển tình thế bằng cách đánh lảng sang chuyện bộ lễ phục: “Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất... Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy”) _ Ông Giuốc- Đanh phát hiện ra điều gì ở bộ lễ phục của mình? Em hiểu gì về chi tiết may hoa ngược trên áo? Vì sao có việc này? ( HS tự trả lời) _ Bác phó may đã giải thích những thiếu sót của mình ra sao? Lời giải thích ấy có tác dụng thế nào? (HS tự trình bày; khiến ông Giuốc-Đanh ưng thuận) _ Ông Giuốc-Đanh còn nhận ra điều gì nữa khi nhìn áo bác phó may đang mặc? Thái độ của bác phó may như thế nào? ( Bác phó may gạn vải của ông Giuốc-Đanh; Bác phó may khéo léo lảng sang chuyện mặc lễ phục.) THẢO LUẬN: _ Vì sao ông Giuốc-Đanh biết sực bất hợp lí trong bộ lễ phục mà ông vẫn chấp nhận? (Muốn học đòi làm sang) _ Em nhận xét gì về tình thế kịch lúc này? Qua lời thoại giữa hai nhân vật vừa tìm hiểu, em thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-Đanh thể hiện như thế nào? Và bị lợi dụng ra sao? (HS tự trả lời sau khi thảo luận trong nhóm) GV BÌNH: Tình thế kịch gây cười có kịch tính cao: Bác phó may từ bị động(bị chê trách may áo ngược hoa) chuyển sang chủ động “nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà !”, “xin ngài cứ việc bảo”. Còn ông Giuốc Đanh từ chủ động -> bị động, cứ lùi mãi “Không, không, tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.” Sự háo hức muốn mặc bộ lễ phục đến tột độ khiến ông liền hỏi ngay“Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vạên không?”. Khát vọng muốn làm đúng mốt quý tộc đến đỉnh điểm làm cho lão lờ đi, xem cả chuyện may hoa ngược là vặt vãnh râu ria. Bộ tóc giả và lông đính mũ lão chỉ hỏi lấy lệ, qua loa. Thậm chí biết bác phó may ăn bớt vải một cách trắng trợn( dám mặc áo bằng vải của mình ngay trước mặt mình) lão cũng chỉ phàn nàn đôi chút mà thôi “Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải” --> Xung đột và diễn biến kịch không căng thẳng nhưng qua nhân vật hài (ông Giuốc-Đanh), tác giả Mô-Li-e đã phơi bày một thói học đòi, bắt chước đã biến đổi con người từ sự sáng suốt bỗng trở lên mù quáng, đúng mà hóa thành sai và ngược lại. Rối tinh lên và lộn tùng phèo không còn biết đâu là chân lí nữa. Ông Giuốc-Đanh biết mình đã bị lợi dụng nhưng vì quá say mê cuồng vọng làm quý tộc đẫn đến mù quáng --> Cái nhìn của Mô-Li-e về giai cấp tư sản thật sâu sắc.) Giáo viên chuyển sang cảnh 2: _ Ở cảnh 2 số lượng nhân vật khác với cảnh 1 như thế nào? _ Theo em, không khí kịch trên sân khấu lúc này có gì khác cảnh 1? (Nhộn nhịp, sôi động hơn vì có âm nhạc, vũ điệu, động tác, củ chỉ của các nhân vật) _ Em hình dung màn mặc lễ phục trên sân khấu diễn ra như thế nào? Hãy tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh ông Giuốc-Đanh sau khi mặc lễ phục? (HS tự tả theo tưởng tượng của mình) GV đưa tình huống có vấn đề để vào lời thoại của cảnh 2: Nếu ở cảnh thư nhất, sự lừa bịp đã thành công vì thói học đòi làm sang biến con người ông Giuốc-Đanh thành một thứ mồi ngon của sự lừa bịp trắng trợn thì ở cảnh thứ hai, sự tâng bốc bằng những danh tiếng hão huyền đã làm thăng hoa ảo tưởng những mơ ước, khát vọng trong con người, biến ông Giuốc- Đanh thành con người thế nào? à GV ghi cảnh 2 lên bảng. _ Theo dõi lời thoại kịch, em thấy tay thợ phụ đã dùng mánh khoé gì để moi tiền của ông Giốc-Đanh? Khi nắm thóp tâm lí muốn học đòi làm sang của Giuốc-Đanh, tay thợ phụ đã phát huy những mánh khóe của mình như thế nào? (Tinh khôn leo thang từng nấc một, liên tục đưa ra những danh vọng hão cao quý hơn (ông lớn, cụ lớn, đức ông) để thu lại tiền thật. Họ từ từ, không vội vàng, cứ tâng bốc, xưng tụng, mang lại niềm vui để cho lão Giuốc-Đanh xì tiền ra. ) _ Khi nghe tay thợ phụ gọi mình bằng tiếng “ông lớn”, ông Giuốc-Đanh đã nghĩ gì và làm gì? Thái độ của Ông Giuốc-Đanh ra sao? ( Sung sướng, nở mày nở mặt, lần đầu tiên được gọi là “ông lớn”, mới nghe, ông giật mình nhưng hỏi lại chắc chắn thì ông tin và lập luận: “Ấy đấy ăn mặc theo quý phái là thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn! Lão không tiếc tiền thưởng cho những lời tâng bốc xưng tụng, ngợi ca lão vì lão cần danh vọng hơn và cần được tôn vinh cho dù tôn vinh ấy là giả tạo) _ Qua những lời tự nhủ: “Nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất... Nó nói như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.”, em thấy thêm bản chất gì của ông Giuốc-Đanh? Tại sao những lời của ông Giuốc-Đanh nói riêng với mình lại mang tính hài? (--> Tính cách của một kẻ trưởng giả ngu dốt, hám danh, thích được tâng bốc, thích học đòi làm sang thật mãnh liệt. Hắn có biết tính toán, quý túi tiền của mình nhưng quá say mê là quý tộc nên sẵn sàng móc tiền ra để mua danh vọng và sự tôn vinh hão huyền, giả tạo. Tính hài toát ra ngay từ lòng hám danh của nhân vật và ngay cả cái danh, nếu chỉ cần tỉnh táo một chút thôi sẽ biết là giả dối, nhưng lão Giuốc-Đanh còn tỉnh táo sao được trước những vòng hào quang đường mật? Những danh vọng quý tộc được dùng lạm phát để lừa những kẻ trưởng giả có tiền nhưng ngu dốt, thích được thăng tiến từ thấp lên cao. Dù cho có là quý tộc thật đi nữa thì làm sao có sự thăng cấp liên tục trong phút chốc thế kia? Vậy mà ông cứ moi tiền ra mãi để thưởng cho những điều ca ngợi tâng bốc về mình nhưng không phải là thật cho mình. ) _ Em hãy cho biết tính cách học đòi làm sang và bị lợi dụng của ông Giuốc-Đanh thể hiện ở cảnh một và cảnh hai khác nhau như thế nào? ( Cảnh 1: Thích học đòi mù quáng đến nỗi bị bác phó may vụng và dốt lợi dụng: Ăn bớt vải, bớt xén tiền trong việc mua tất và giày. Cảnh 2: Tính cách học đòi làm sang được tô đậm hơn : Háo danh, thích được tâng bốc một cách ngu ngốc đến nỗi liên tục bị tốp thợ phụ moi tiền.) THẢO LUẬN: _ Tại sao nói tính hài khiến khán giả cười trong hai lớp kịch mỗi lúc một sảng khoái hơn? Tiếng cười ở hai cảnh của lớp kịch vỡ ra ở những khía cạnh nào của nhân vật Giuốc-Đanh? ( Khán giả theo dõi màn kịch ban đầu cừơi về những điều có lí trong lời thoại về tất, giày bị chật phát ra từ ông Giuốc-Đanh, rồi cười về một con người ngu dốt chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Tiếng cười vỡ oà ra khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới đúng là quý tộc sang trọng. Tính hài đến cao điểm khiến khán giả có thể cười đến vỡ rạp khi khán giả nhìn tận mắt thấy trên sân khấu ông Giuốc-Đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn (không phải là màu đen trang trọng), lại may ngược hoa, ấy thế mà vẫn ngớ ngẩn tin là quý tộc thì phải bận áo hoa ngược và vênh vang tưởng rằng mình là nhà quý phái, rồi cứ vậy màø cảm thấy hạnh phúc, vui, say trước những lời xưng tụng hão huyền giả tạo.) _ Nhân vật ông Giuốc-Đanh trong vở kịch đã để lại ấn tượng gì trong em? (GV yêu cầu học sinh trả lời theo ghi nhớ tr122 để GV tổng kết bài.) 4. Luyện tập: _ HS có thể chọn một chi tiết trong truyện để viết cảm nhận. _ HS tìm hiểu những hiện tượng “học làm sang” ngay trong lớp mình truo72ng mình để rút kinh nghiện cho bản thân. 5. Dặn dò: _ Học nội dung lớp kịch trong ghi nhớ. _ Chẩn bị lựa chọn trật tự từ trong câu tr122. GHI BẢNG VĂN BẢN: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC Mô-Li-e. I/ Tác giả- Tác phẩm: Mô-Li-e: (1622-1673), là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp. “Trưởng giả học làm sang”: _ Thể loại hài kịch, sáng tác năm 1670. _ Đoạn trích trọn vẹn lớp 5, hồi II. II/ Tìm hiểu văn bản: (Diễn biến hành động kịch) Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may: Ông Giuốc-Đanh Bác phó may - Bí tất quá chật: “Khổ sở vô cùng tôi mới xỏ chân vào được.”, “phải , nếu tôi là đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật” - Giày : “nó làm tôi đau ghê gớm”, “tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế, bác này lý luận hay nhỉ” - Bác may hoa ngược mất rồi! - Bộ áo này may được đấy. - Bác may thế này được rồi. - Đừng gạn vào áo của tôi mới phải. - “Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ” - “Ngài cứ tưởng tượng ra thế” “không làm ngài đau đâu” - Những nhà quý phái đều mặc như thế này cả. -Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại – xin ngài cứ bảo . - Mời ngài mặc thử lễ phục chứ ạ? => Cười tay trưởng giả học đòi làm sang một cách mù quáng, ngu ngốc, bị lừa bịp mà cứ ngỡ mình là quý phái. Cảnh 2: Ông Giuốc-Đanh và tốp thợ phụ: Ông Giuốc-Đanh Thợ phụ - Ông lớn ư? ...Ăn mặc quý phái thì thế đấy! ...Đây ta thưởng... - “Cụ lớn”! Ồ cụ lớn! ...Này cụ lớn thưởng. - Lại “đức ông” nữa!...Thưởng về tiếng “đức ông” đấy nhé! - Nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất!....Như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi. -Bẩm ông lớn -Bẩm cụ lớn -Dám bẩm đức ông.. => Cừơi những kẻ khát khao học đòi làm quý tộc, thích được tâng bốc, xưng tụng nên bị lợi dụng và mất tiền mua danh vọng hão. III/ Tổng kết: _ Giuốc –Đanh là nhân vật hài kịch bất hủ. _ Tài khắc hoạtính hài trên sân khấu kịch hết sức sinh động của Mô-Li-e. _ Khán giả thấy tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang. * Ghi nhớ SGK tr 122. IV/ Về nhà: _ Học ghi nhớ. _ Soạn : Lựa chọn trật tự từ trong câu. @?@?@?@?&@?@?@?@? TIẾT 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (Tiếp - Luyện tập) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài : - Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? - Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ? 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP (Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK) - Bài tập 1: a) Trật tự từ trong câu thể hiện diễn biến của các khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu -> tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng -> tổ chức cho quần chúng làm -> lãnh đạo để làm cho đúng kết quả b) Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là đi bán bóng đèn; còn việc bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính - Bài tập 2: Các từ được nhắc lại và đặt ở đầu câu sau có tác dụng đảm bảo sự liên kết của câu với các câu khác trong văn bản - Bài tập 3: a) Cách sắp xếp trật tự bằng cách đảo trật tự thông thường nhằm mục đích tạo điểm nhấn, nhấn mạnh điều người viết (nói) muốn diễn tả. Ở đây Bà huyện Thanh Quan nhấn mạnh hơn, làm rõ hơn hình ảnh tiêu điều, vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà b) Câu thơ đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của anh bộ đội với bóng dài đổ trên đỉnh dốc cheo leo, tư thế hiên ngang đi tới, lá ngụy trang reo vui trong gió - Bài tập 4: Trong câu (b) từ trịnh trọng được đảo lên trên nhằm nhấn mạnh vẻ làm bộ làm tịch của nhân vật Bọ Ngựa. Đối chiếu với văn cảnh câu (b) là câu thích hợp để đưa vào chỗ trống. - Bài tập 5: Các từ xanh, nhã nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là những tính từ chỉ những phẩm chất của cây tre Việt Nam, không theo thứ bậc hay thứ tự trước sau, vì thế có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng cách sắp xếp của nhà văn Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng qúy của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn. - Bài tập 6: a) Khi đề cập đến lợi ích của việc đi bộ đội đối với sức khoẻ, có thể liệt kê các tác dụng của việc đi bộ đội đối với sức khoẻ như: giúp cho tinh thần sảng khoái, thư giãn, tiêu hao năng lượng, gân cốt săn chắc, có sức khoẻ để lao động và học tập tốt hơn … Tùy thuộc vào từng HS quan niệm lợi ích nào là quan trọng nhất nhì thì có thể xếp lên trước, các lợi ích khác xếp theo thứ tự ít quan trọng hơn b) Có thể làm đề bài này tượng tự như ở phần (a). - HS lần lượt giải các bài tập theo thứ tự trong SGK. HS giỏi có thể giải hết tại lớp, các HS khác sẽ làm thêm ở nhà khi có điều kiện - HS làm việc độc lập, sau đó trình bày kết quả trước lớp - BT cho cả lớp - Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng - BT cho cả lớp - Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng - Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng - Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng - BT cho cả lớp - Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng - BT cho cả lớp - HS làm bài vào vở hay giấy theo nhóm --> GV xem và sửa. 4. Củng cố: GV chốt lại tầm quan trọng của việc lựa chọc trật tự từ trong câu để tăng hiệu quả diễn đạt. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 6 tr124. Soạn luyện đưa...nghị luận tr 124. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 120: TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1/- Ổn định lớp 2/- Kiểm tra bài cũ Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? Ta cần chú ý gì khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ? 3/- Bài mới : A/- Giới thiệu bài mới : Trong các bài văn nghị luận cần đưa yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy các yếu tố này giúp cho sự nghị luận như thế nào ? Bài luyện tập hôm nay giúp cho chúng ta hiểu rõ điều đó. B/- Tiến trình các hoạt động : I/- CHUẨN BỊ : HS Chuẩn bị bài dựa vào 3 yêu cầu của SGK GV nêu đề bài trong SGK 1 HS đọc lại đề bài 1 HS tìm hiểu đề bài. Em sẽ làm thế nào, nếu gặp phải một đề bài như vậy ? Hoạt động 1 : Thảo luận các câu hỏi trong SGK. Câu 1 : Chọn luận điểm nào có nội dung phù hợp với yêu cầu đề bài ? GV gọi 1 HS đọc lại các luận điểm. Câu 2 : HS sắp xếp các luận điểm của bài thành bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ. Gọi 1 HS lên chọn luận điểm và sắp xếp các luận điểm trên. Sau đó, 1 HS nhận xét, đánh giá. GV chốt lại. Hoạt động 2 : Tập cho HS đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn nghị luận. II/- LUYỆN TẬP TRÊN LỚP : ĐỀ : “Một số bạn em đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình, em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn”. 1/- Các luận điểm a – b – c – d – đ – e – g – kết bài. 2/- Sắp xếp các luận điểm a – c – đ – b – KB 3/- Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn nghị luận : * GV cho HS kết hợp yếu tố miêu tả với nghị luận khi trình bày luận điểm a * Yêu cầu HS thực hiện bài tập này vào giấy. Sau đó chỉ định HS đọc lại bài viết và nhận xét. * Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn a * HS trả lời các câu hỏi sau : Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào ? Những yếu tố miêu tả nào được đưa vào đoạn văn ? Theo em, có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm ? (lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối vào các trò chơi điện tử). Những yếu tố miêu tả ấy có giúp sự nghị luận rõ ràng, sinh động hơn không? (các yếu tố miêu tả giúp cho sự nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động) * Học sinh đọc đoạn văn b Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào ? Những yếu tố tự sự nào đưa vào đoạn văn ? Hoạt động 3 : Giáo viên đưa ra 2 luận điểm đ & b và yêu cầu HS viết thành bài văn. Cho HS viết và gọi một vài em trình bày trước lớp đoạn văn đã viết. HS khác nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm. Hoạt động 4 : Tổng kết tiết luyện tập. * GV nhận xét ưu và nhược điểm trong giờ luyện tập. a/- Đọc đoạn văn trong điểm 3a Luận điểm : a Các yếu tố miêu tả : Một chiếc áo phông lòe loẹt. Chiếc quần bò xé gấu và thủng gối. Chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình. Chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. b/- Đọc đoạn văn trong điểm 3b Luận điểm : c Yếu tố tự sự : Kể lại lớp kịch ông Giuôc-đanh mặc lễ phục. 4/- Tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào đoạn văn nghị luận Luận điểm : đ và b III/- LUYỆN TẬP Ở NHÀ : Viết tất cả các luận điểm của đề bài trên thành một bài văn hoàn chỉnh. 4/- Củng cố : Việc đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào đoạn văn, làm văn nghị luận có tác dụng gì ? 5/- Dặn dò: Làm bài tập. Chuẩn bị bài: Lối diễn đạt. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 tuan 30.doc
Giáo án liên quan