Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 125 Tổng kết phần văn

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 -Nắm được hệ thống văn bản đãhọc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 với những nộ dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản.

 -Hiểu rõ giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một số văn bản tiêu biểu.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ

 -HS: Bài soạn, SGK, phiếu học tập

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra: kiểm tra bài soạn của học sinh

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các văn bản đã học

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 125 Tổng kết phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 BÀI 31 Tiết: 125 Ngày soạn: 20/04/2007 TỔNG KẾT PHẦN VĂN I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Nắm được hệ thống văn bản đãhọc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 với những nộ dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản. -Hiểu rõ giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một số văn bản tiêu biểu. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ -HS: Bài soạn, SGK, phiếu học tập III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: kiểm tra bài soạn của học sinh 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các văn bản đã học STT Văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung chủ yếu 1 Muốn làm thằng cuội Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) 1889 - 1939 Thất ngôn bát cú Đường luật Tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chnhằng. 2 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu (1867 – 1940) Thất ngôn bát cú Đường luật Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng. 3 Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh (1872 – 1926) Thất ngôn bát cú Đường luật Hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên Côn Lôn. 4 Hai chữ nước nhà Á Nam (Trần Tuấn Khải) (1895 – 1983) Song thất lục bát Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 5 Nhớ rừng Lế Lữ (nguyễn Thứ Lễ) (1907 – 1989) Thơ mới (tám chữ) Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy. 6 Ông đồ Vũ Đình Liên (1913 – 1996) Thơ mới (Ngũ ngôn) Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. 7 Quê hương Tế Hanh 1921 Thơ mới (Tám chữ) Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chày và sinh hoạt làng chày. 8 Khi con tu hú Tố Hữu (1920 – 2002) Lục bát Tình yêu cuộc sống và khác vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù. 9 Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh (1890 – 1969) Thất ngôn tứ tuyệt (Chữ Hán) Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 10 Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh (1890 – 1969) Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dang nghệ sĩ của Bác Hồ trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. 11 Đi đường (Tẩu lộ) Hồ Chí Minh (1890 – 1969) Thất ngôn tứ tuyệt Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc. Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời ; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Hoạt động 2: Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản ở bài 15, 16 với 18, 19. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng cuội - Thơ cũ (cổ điển): có hạn chế số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó ; Đường luật, thể thơ dân tộc: song thất lục bát, lục bát. - Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái lối cá nhân chưa được đề cao và biể hiện trực tiếp. Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương - Thể thơ tự do ; đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ. - Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân người trực tiếp phóng khoáng, tự do (Thơ mới) Hoạt động 3: Học sinh đọc những câu thưo mình sưu tầm được. 3/. Củng cố: học sinh đọc thuộc lòng một số bài thơ 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Ôn tập tiếng Việt Trả lời các câu hỏi (SGK. 130 – 133)

File đính kèm:

  • doc(T125)Tong-ket-phan-van.doc
Giáo án liên quan