A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ :
+ Tìm bài thơ có từ tượng hình, tượng thanh.
+ Gọi HS lên bảng đọc và chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh. Nêu tác dụng gợi cảm và gợi tả của những từ đó.
+ Lớp nhận xét. GV bổ sung. GV chọn 1 bài có dùng từ địa phương và GV có thể nói tới chương trình địa phương đã học ở lớp 6, lớp 7 để dẫn dắt giới thiệu vào bài mới : Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
52 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 17 Tiếng việt Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/2008 Tiết 17 - Tiếng Việt:
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ :
+ Tìm bài thơ có từ tượng hình, tượng thanh.
+ Gọi HS lên bảng đọc và chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh. Nêu tác dụng gợi cảm và gợi tả của những từ đó.
+ Lớp nhận xét. GV bổ sung. GV chọn 1 bài có dùng từ địa phương và GV có thể nói tới chương trình địa phương đã học ở lớp 6, lớp 7 để dẫn dắt giới thiệu vào bài mới : Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ ngữ địa phương
- GV cho 1 HS đọc 2 đoạn thơ của Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
? Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân ?
- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời.
? Vậy, thế nào là từ ngữ địa phương ?
- HS rút ra kết luận. GV có thể cho HS tìm hiểu các từ địa phương của chính quê hương các em để các em hiểu thêm khái niệm về từ ngữ địa phương (mô, tê, răng, rứa, hẩy,...).
I. Từ ngữ địa phương
1. Ví dụ
- Từ "ngô" là từ toàn dân được sử dụng rộng rãi.
Từ "bắp, bẹ" là từ địa phương, sử dụng ở một số vùng.
2. Kết luận
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biệt ngữ xã hội
- GV cho 1 HS đọc đoạn văn của Nguyên Hồng.
- Tại sao trong đoạn văn tác giả dùng cả từ mẹ và từ mợ để chỉ cùng một đối tượng?
- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trong ngôn ngữ toàn dân, có phải tất cả mọi người đều gọi mẹ là mợ và gọi cha bằng cậu không? Trước cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu?
- (GV: ở nước ta trước cách mạng tháng Tám, trong gia đình tầng lớp trung lưu, thượng lưu con gọi cha mẹ bằng cậu, mợ; vợ chồng gọi nhau bằng cậu, mợ. Theo nghĩa toàn dân: mợ là cách gọi vợ người em trai của mẹ; cậu là cách gọi người em trai mẹ.)
- Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Giới nào trong xã hội dùng những từ này?
- HS xác định.
- Những từ như thế gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy biệt ngữ xã hội là gì? Nó khác gì với từ ngữ toàn dân?
- HS trả lời, GV chỉ định một HS đọc ghi nhớ trong SGK.
II. Biệt ngữ xã hội.
1. Ví dụ
Trong đoạn văn tác giả dùng "mẹ" (chung cho ngôn ngữ toàn dân) vì đối tượng là độc giả.
Còn tác giả dùng "mợ" là đối thoại giữa cậu bé Hồng với bà cô. (cậu, mợ là từ mà trước cách mạng tháng Tám tầng lớp trung lưu, thượng lưu hay dùng, thay cho bố, mẹ).
- Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2, trúng tủ có nghĩa là đúng cái phần đã học thuộc lòng. Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng những từ ngữ này.
2. Kết luận
Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần lưu ý gì? Tại sao?
- HS độc lập suy nghĩ, trả lời.
- H/s thảo luận câu hỏi 2 sgk: Tại sao trong thơ văn, tác giả vẫn sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
? Có nên sử dụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không? Vì sao?
- HS xác định, lí giải.
- GV cho HS khái quát lại những lưư ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. HS đọc ghi nhớ sgk
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả cao tiếp cao
- Sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội thơ văn để tăng, tô đậm sắc thái địa phương, tầng lớp xuất thân, nhân cách của nhân vật
- Không nên sử dụng một cách tuỳ tiện vì nó có thể gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu
Hạot động 4: Luyện tập
iv. Luyện tập
Bài tập 1:
GV cho 1 HS đọc bài tập 1, HS làm việc theo nhóm, trình bày theo mẫu SGK. GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: GV cho HS tìm từ ngữ của tầng lớp HS hoặc của tầng lớp xã hội khác (chú ý các tầng lớp xã hội, ngành nghề... địa phương các em sinh sống). HS làm việc độc lập. GV cho nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3: GV cho HS làm việc độc lập, suy gnhĩ đứng tại chõ trả lơi. Cần lựa chọn được đáp án a
Bài tập 5: GV cho các em đọc và giúp nhau các lỗi sử dụng từ ngữ địa phương trong các bài tập làm văn.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- BTVN: Làm bài tập 4: Sưu tầm thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.
- Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản tự sự
D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
Ngày soạn: 22/9/2008
Tiết 18 - Tập làm văn: tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng, các văn bản giao tiếp xã hội nói chung.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo TL có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Thế nào là từ địa phương? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho VD?
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu 1, 2 trong mục I.
- HS làm việc theo nhóm, trao đổi nên lựa chọn câu trả lời đúng và không chọn các câu khác, lý giải vì sao (kiểu trắc nghiệm). Nhóm trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
HS ghi ở phần kết luận b.
I. thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
- Kết luận (b) là đúng: Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành, chính xác những nội dung chính của văn bản tự sự (đó cũng là mục đích của tóm tắt văn bản tự sự).
- Các kết luận a, c, d không đúng với mục đích tóm tắt
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu 1 (mục II).
? Nội dung văn bản trên nói về văn bản nào? tại sao em biết?
- HS làm việc độc lập, GV gợi ý.
? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn đoạn văn bản
- HS thảo luận, đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung.
? Vậy theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- HS rút ra yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự.
? Từ việc tóm tắt Sơn Tinh, Thuỷ Tinh em hãy nêu cách thức tóm tắt văn bản tự sự ?
- HS làm việc theo nhóm, đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung. HS ghi ý chính trong SGK.
- GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ
II. Cách Tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a. Xét ví dụ
- Đoạn văn nói về văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vì sự việc và nhân vật là của truyền thuyết đó.
Đoạn văn tóm tắt ngắn hơn, sự việc và nhân vật ít hơn vì chỉ những sự việc và nhân vật chính. Lời văn là lời của người viết tóm tắt chứ không trích nguyên văn.
b. Kết luận: Tóm tắt một văn bản tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản nào đó, phản ánh trung thành nội dung văn bản đó
2. Các bước tóm tắt văn bản
- Bước 1 : Đọc kỹ văn bản và nắm chắc nội dung của nó
- Bước 2 : Lựa chọn sự việc, nhân vật chính
- Bước 3 : Sắp xếp cốt truyện, tóm tắt theo một trình tự hợp lí
- Bước 4 : Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
- BTVN: Chuẩn bị tóm tắt các văn bản tự sự Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ
- Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày soạn: 23/9/2008
Tiết 19 - Tập làm văn:
luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức đã học ở bài 18 vào tóm tắt văn bản tự sự.
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Củng cố kiến thức và kỹ năng đã học về văn tự sự. Rút kinh nghiệm bài làm của học sinh.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
Bài cũ: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
Nêu những yêu cầu của một văn bản tóm tắt?
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc
GV tổ chức cho HS tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc theo sự chuẩn bị ở nhà với những yêu cầu của SGK:
+ Nhận xét bản liệt kê sự việc và nhân vật chính mà bạn đã trình bày trong SGK.
+ Sắp xếp lại cho hợp lý.
+ Viết tóm tắt bằng một đoạn văn.
GV cho HS lần lượt trao đổi từng yêu cầu. Lớp nhận xét, bổ sung. GV cho HS chép đoạn văn tóm tắt mà GV đã chuẩn bị vào bảng phụ.
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc.
- Bạn liệt kê sự việc và nhân vật chính (SGK) đủ nhưng lộn xộn, không lô gíc.
- Sắp xếp lại theo thứ tự sau : b, a, d, c, e, d, h, g, i.
- "Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó mặc dù lão rất buồn. Lão mang số tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông hộ mảnh vườn. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là giết con chó hay sang vườn, làm thịt rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết vật vả, dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu".
Hoạt động 2: Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
- GV cho HS trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà.
- HS trình bày, lớp nhận xét về nội dung (nhân vật, sự kiện), về cách thức tóm tắt của bạn.
- GV bổ sung. HS có thể ghi đoạn văn tóm tắt mà GV đã chuẩn bị vào bảng phụ.
(GV cho HS đọc thêm tóm tắt trong SGK về Dế mèn phiêu lưu kí và Quan Âm Thị Kính).
2. Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
"Anh Dậu vừa được tha về, người ốm yếu, vừa bưng bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến đòi bắt trói anh vì thiếu suất sưu của em trai đã chết. Lo cho chồng, chị Dậu van xin nhưng càng van xin chúng càng quát tháo, đấm vào ngực chị và sấn sổ nhảy vào để trói anh Dậu. Chị Dậu nghiến răng giận dữ, túm cổ cai lệ dúi ra cửa nó ngã chỏng quèo. Tên người nhà lý trưởng cũng bị chị túm tóc và ngã nhào ra thềm. Anh Dậu can nhưng chị vẫn không nguôi cơn giận "thà ngồi tù để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được"".
Hoạt động 3: Tóm tắt văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ".
GV cho HS trao đổi về đặc điểm của 2 văn bản này : khó tóm tắt, tại sao ?
GV nhận xét, bổ sung. GV có thể gợi ý để HS về nhà thử tóm tắt.
3. Tóm tắt văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ.
- Là văn bản tự sự, giàu chất thơ, ít sự việc.
- Tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật.
- Cho nên khó tóm tắt.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững cách tóm tắt văn bản tự sự.
- BTVN: Tóm tắt 2 văn bản khó là Tôi đi học và Trong lòng mẹ (gợi ý: giữ lại sự việc và nhân vật chính, khái quát diễn biến nội tâm nhân vật)
- Chuẩn bị: Trả bài viết số 1
D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày soạn: 25/9/2008
Tiết 20 - Tập làm văn: trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm bài văn: kỹ năng viết đoạn văn thể hiện chủ đề, xây dựng bố cục đoạn văn...
- Tự so sánh, đối chiếu yêu cầu của đề với bài làm để rút kinh nghiệm, sửa chữa.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
* Tổ chức trả bài cho HS
Hoạt động 1 :
1. Tổ chức tìm hiểu đề, tìm ý.
- GV cho HS nhớ và chép lại đề văn lên bảng.
- GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của đề, các ý cần tập trung thể hiện chủ đề văn bản.
Hoạt động 2 :
2. Tổ chức lập dàn ý.
- GV cho HS lập dàn ý (3 phần, nội dung chính và các ý chính mỗi phần).
- Xác định cách dùng từ ngữ, kiểu câu viết từng ý, từng đoạn phù hợp với nội dung.
Hoạt động 3 :
3. Nhận xét tình hình làm bài của HS.
GV nhận xét tình hình làm bài của HS :
- Nội dung bài làm (thiếu, thừa các ý).
- Cách thức trình bày (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết, bố cục văn bản...)
- Những ưu điểm chung và hạn chế chung.
- Những bài làm tốt và những bài yếu kém.
Hoạt động 4 :
4. Trả bài, đọc mẫu và lấy điểm vào sổ.
- Trả bài cho HS
- Cho HS đọc thầm bài làm của mình.
- Cho đọc trước lớp 12 bài yếu kém và 12 bài khá, giỏi. Sửa lỗi dùng từ địa phương, lỗi ngữ pháp.
- Lấy điểm vào sổ.
- GV động viên HS cố gắng ở bài sau.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm yêu cầu việc viết đoạn văn, liên kết đoạn khi làm bài.
- Chuẩn bị bài: Cô bé bán diêm.
D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày soạn: 27/9/2008
Tiết 21,22 - Văn bản: Cô bé bán diêm
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giúp HS khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn: sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý.
- Cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của tác giả dành cho em bé bất hạnh.
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập, tương phản.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc?
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung về văn bản
- GV cho 1 HS đọc phần chú thích về tác giả, hỏi HS xem đã từng biết những truyện nào của nhà văn Anđecxen (hoặc phim).
? Nêu khái quát một vài nét chính về tác giả An-đéc-xen ?
- HS trả lời. GV nêu vài ý chính về tác giả. HS tự ghi vào vở.
- GV gọi 3 HS lần lượt đọc theo bố cục 3 phần để HS dễ theo dõi và yêu cầu HS đọc đúng nội dung, sự việc, cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm.
+ Đọc phần 1 : Chậm rãi, phù hợp cảnh ngộ của em bé.
+ Đọc phần 2 : Đúng với tâm trạng của em sau mỗi lần quẹt diêm.
+ Đọc 3 phần : chậm rãi với cảnh ngộ thương tâm.
- GV cho HS tìm hiểu các chú thích trong SGK và giải thích cho HS một số từ ngữ các em còn thắc mắc.
- GV cho các em tóm tắt VB.
- GV cho HS tìm bố cục, gợi ý để HS phân chia phù hợp và đặt tiêu đề cho phù hợp với nội dung.
- HS ghi tóm tắt vào vở.
i. đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả:
- Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch, viết nhiều truyện cho trẻ em. Nhiều truyện biên soạn theo cổ tích, nhiều truyện do ông sáng tạo ra (Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu...).
- Truyện của ông nghe nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người - nhất là những người nghèo khổ và một nhiềm tin vào tương lai tốt đẹp trên thế gian.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích,
tóm tắt văn bản :
3. Bố cục : 3 phần.
+ Phần 1 : Từ đầu đến ... cứng đờ ra (tình cảnh của em bé).
+ Phần 2 : Tiếp đó đến.... Thượng đế (hiện thực và mộng tưởng).
+ Phần 3 : Còn lại (Một cái chết thương tâm).
Hoạt động 2: Phân tích
- GV nói thêm phần đầu.
? Em có cảm nhận gì về cảnh ngộ của em bé bán diêm ?
- HS nêu cảm nhận.
? Tìm những chi tiết nói về sự đối lập tương phản trong cảnh ngộ của em bé đêm giao thừa ? Tác dụng của nghệ thuật đối lập này ?
- HS đứng tại chỗ trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung. HS ghi ý chính.
- GV chốt lại nội dung tiết 1 của văn bản.
Tiết 22:
Bài cũ: ? Trong phần đầu văn bản em có cảm nhận của em về cô bé bán diêm?
- GV cho 1 HS đọc phần VB: Chà! Giá quẹt...Họ đã về chầu thượng đế".
- GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS trao đổi:
Không bán được diêm, trời rét, bụng đói, bố khó tính nhưng cuối cùng em lại "đánh liều" rút que diêm ra để quẹt, và tưởng tượng của em là gì ? có hợp lý không ? cách miêu tả que diêm cháy và trí tưởng tượng của em bé có gì độc đáo, sáng tạo ?
- HS thảo luận, trình bày, GV bổ sung.
? Em bé đánh que diêm thứ 2 và tưởng tượng những gì ? Tính chất hợp lí của chi tiết này ?
- HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV cho HS trình bày tiếp chi tiết em bé quẹt que diêm thứ 3. Lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS trao đổi lần đánh diêm thứ tư của em bé.
Lớp nhận xét, GV bổ sung.
? Qua những lần quẹt diêm trong đêm giao thừa, em cảm nhận gì về tâm trạng của em bé bán diêm ? Đồng thời em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật của tác giả ?
- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung và có thể bình về niềm khao khát của những em bé khốn khổ ấy.
- GV cho 1 HS đọc lại đoạn cuối.
? Cảnh em bé chết được tác giả miêu tả như thế nào ?
- HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung và HS tự ghi những ý chính vào vở.
? Cảm nhận của em về cái chết của em bé bán diêm?
- HS bộc lộ.
II. phân tích
1. Tình cảnh của em bé bán diêm.
- Mẹ chết, sống với ông bố độc ác, bà nội cũng qua đời.
Nhà nghèo "Sống chui rúc trong một xó tối tăm", "trên gác sát mái nhà", "luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa"...
- Truyện được đặt đêm giao thừa với những cảnh đối lập : người qua lại, mùi thơm của ngỗng quay, ngôi nhà rực ánh đèn và dây trường xuân...
Còn em thì chân đất, đầu trần, giữa trời rét giá, tuyết rơi, bụng đói, ngồi nép giữa cái xó tối tăm...
- Cảnh tương phản đó càng làm nổi bật nỗi khổ về vật chất và nỗi khổ tinh thần của em - bà nội - chỗ dựa tinh thần của em cũng không còn nữa.
2. Thực tế và mộng tưởng
a. Lần quẹt diêm thứ nhất
- "Đánh liều" rút diêm để quẹt, để hơ ngón tay vì rét.
+ Em bé quan sát que diêm cháy và ngọn lửa : xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói ... vui mắt (phù hợp tâm lý).
+ Em tưởng đang ngồi trước lò sưởi... có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, và ước được ngồi sưởi ấm mã thế này.
+ Lửa tắt, em "bần thần" nghĩ rằng cha em giao em đi bán diêm và sẽ bị mắng.
+ Tính hợp lý : đang rét, tưởng tượng ra lò sưởi.
b. Lần quẹt diêm thứ hai
- Que diêm thứ 2 cháy và rực sáng. Bức tường biến thành tấm vải để em nhìn thấy bàn ăn trong nhà : sạch sẽ, sang trọng, cuốn hút... và chú ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em.
Diêm tắt và không có bàn ăn thịnh soạn nào cả. Bức tường dày đặc và lạnh lẽo.
Tính hợp lý : đang đói nên em ước mơ và tưởng tượng như thế.
c. Lần quẹt diêm thứ ba
- Que diêm thứ 3 cháy và một cây thông Nô-en hiện ra cây nô - en đẹp, nến sáng lấp lánh, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ.
Diêm tắt, những ngọn nến như bay lên trời, em bé nhớ lời bà nói: khi có 1 vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế.
Tính hợp lý : đón giao thừa nên cây nô -en xuất hiện, vì em đã có một thời như thế.
d. Lần quẹt diêm thứ tư
- Que diêm thứ 4 cháy và bà xuất hiện, mỉm cười với em.
+ Em biết diêm tắt là bà biến mất, em xin bà đi theo Thượng đế.
+ Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng cũng biến mất.
+ Em quẹt hết que này đến que khác, sáng như ban ngày, muốn giữ bà lại mãi mãi. Em lại thấy bà to và đẹp, bà cầm tay em bay vụt lên cao, không còn rét, không còn ai đe doạ...
Tính hợp lý : em luôn nghĩ tới người bà hiền hậu, chí nhân.
- Qua những lần quẹt diêm, em bé vừa ý thức được cảnh ngộ của mình (đói, rét, bố khó tính) vừa tưởng tượng những ảo ảnh để vơi bớt đi nỗi khổ (rét - lò sưởi, giao thừa - cây nô en, đói - ngỗng quay, khổ - bà xuất hiện).
Cách miêu tả hiện thực và trí tưởng tượng của em bé hoàn toàn phù hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của em: khao khát một cuộc sống tốt đẹp.
Về nghệ thuật : Cách thể hiện tâm trạng của em bé "trước lò sưởi, ngỗng quay, cây nô en, người bà" chân thật, hồn nhiên, trong sáng. Từ ngữ, hình ảnh trong các đoạn văn phù hợp với tâm trạng nhân vật.
3. Một cái chết thương tâm
- Tác giả xây dựng 2 cảnh đối lập : sáng mùng một, đầu năm mọi người vui vẻ ra đường, mặt trời trong sáng chói chang trên bầu trời xanh nhạt. Và một cảnh em bé chết trong xó tường vì giá rét, giữa những bao diêm, giữ sự lành lùng của mọi người.
- Em chết tội nghiệp, cô đơn, nhưng cũng rất thanh thản. Em chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười - chết trong mộng tưởng, cùng bà bay lên cao, lên cao... Nhưng dù sao, cái chết của em cũng là một kết cục thương tâm.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Cảm nhận về nhân vật em bé bán diêm và những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn ?
- HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung để nhấn mạnh những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
iii. tổng kết
1. Nội dung:
Hình ảnh em bé bán diêm tội nghiệp với cảnh ngộ gia đình và cái chết thương tâm trong đêm giao thừa đầy khát khao mộng tưởng. ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn là tình thương yêu những em bé khốn khổ và khát khao mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ.
2. Nghệ thuật
Nghệ thuật với truyện ngắn đặc sắc: Sử dụng chi tiết, hình ảnh tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật. Cách miêu tả tâm lí của em bé trong đêm giao thừa với những tưởng tượng, ảo ảnh hợp lí.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; tóm tắt tác phẩm
- Chuẩn bị: Trợ từ, thán từ
D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày soạn: 04/10/2008 Tiết 23 - Tiếng Việt: trợ từ, thán từ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. Biết được cách dùng trợ từ, thán từ trong trường hợp giao tiếp cụ thể.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện kỹ năng dùng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Cô bé bán diêm” ?
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu trợ từ
- GV cho HS quan sát, so sánh 3 câu trong VD SGK.
? Nội dung 3 câu trên đề cập đến việc gì? Cùng đề cập đến một sự việc nhưng nghĩa có gì khác nhau? Vì sao?
- HS xác định, lí giải.
? Như vậy, các từ “những”, “có” ở trong ví dụ trên biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
- HS khái quát.
- GV cho thêm 1 ví dụ khác để HS tự phân tích:
+ An giải bài tập này.
+ Chính An giải bài tập này.
- Nói chung những từ có ý nghĩa như thế ta gọi là trợ từ. Vậy thế nào là trợ từ?
- HS rút ra kết luận.
- GV cần lưu ý cho HS phân biệt trợ từ với hiện tượng đồng âm.
I. Trợ từ
1. Xét ví dụ
- Cả 3 câu đều có nội dung thông báo: Nó ăn 2 bát cơm.
- Nghĩa của các câu có sự khác nhau:
+ Câu 1: nói lên sự viêc một cách khách quan là nó ăn (số lượng) hai bát cơm.
+ Câu 2 thêm từ "những" còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều;
+ Câu 3 thêm "có" còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít.
- Các từ “những”, “có” chỉ sự đánh giá, thái độ của người nói đối với sự vật sự việc được nói đến trong câu.
2. Kết luận
- Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu (ví dụ : nhữ
File đính kèm:
- Giao an NV 8 t1 16.doc