A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Thực hành phân tích, vận dụng quan hệ này trong giao tiếp. Đặc biệt trong hoạt động đọc viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, sách chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tư liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học?
Gợi ý: Trình bày theo trình tự: Trên đường đến trường Trong sân trường Trong lớp học.
3. Giới thiệu bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 3 Cấp độ khái quát của từ ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ
( Tự học có hướng dẫn)
A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Thực hành phân tích, vận dụng quan hệ này trong giao tiếp. Đặc biệt trong hoạt động đọc viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, sách chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tư liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học?
Gợi ý: Trình bày theo trình tự: Trên đường đến trường à Trong sân trường à Trong lớp học.
3. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
v HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại? cho ví dụ?
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh họa?
v HOẠT ĐỘNG 2: Cho học sinh quan sát sơ đồ trên bảng. Và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi.
- GV hỏi: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn các từ thú, chim, cá? Vì sao?
- HS trả lời: Rộng hơn bởi vì nói đến động vật là đã bao gồm thú, chim, cá.
- GV hỏi: Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ Voi, Hươu?
-HS trả lời: Rộng hơn vì: nghia của từ thú đã bao gồm các từ Voi, Hươu,..
- Tương tự hỏi về các từ chim, cá?
=> Như vậy: nghĩa của từ chim, thú, cá rộng hơn những từ Tu Hú, Sáo, Voi, Hươu, Cá Rô, Cá Thu đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
- GV hỏi: Vậy thế nào là từ nghĩa rộng?
- HS trả lời: Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
VÍ DỤ: Hoa bao gồm: Lan, Huệ, Hồng( Hồng trắng, Hồng vàng, Hồng Nhung,…), Hoa Cúc…
- GV hỏi: Thế nào là từ nghĩa hẹp?
- HS trả lời: Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.
Rau
Răm
Cải
Muống
v HOẠT ĐỘNG 3: Gợi dẫn để học sinh tổng kết 3 điều trong ghi nhớ
- GV hỏi: khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng, khi nào được coi là nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác?
- Có phải lúc nào một từ ngữ chỉ có nghĩa rộng hay nghĩa hẹp không?
v HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.
I. TÌM HIỂU BÀI:
1. Từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp
Động Vật
Thú
Chim
Cá
Voi, Hươu Tu Hú, Sáo Thu, Rô
=> Từ ngữ nghĩa rộng: Là những từ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
Ví dụ:
Hoa
Hoa Lan
Hoa Hồng
Hoa Cúc
=>Từ ngữ nghĩa hẹp: là từ khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.
II. GHI NHỚ:
SGK trang 10
III. Luyện Tập:
III. Luyện tập:
1. Lập sơ đồ.
a.
Y phục
Quần
Áo
Quần đùi
Áo dài
Áo sơ mi
Quần dài
b.
Vũ Khí
Súng
Bom
Súng trường
Súng đại bác
Bom bi
Bom Càng
2. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng:
a. Chất đốt
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Nhìn
e. Đánh
4. Củng cố:
Gọi HS đọc lại các ghi nhớ để nắm chắc bài học
5. Dặn dò:
- Làm các bài tập còn lại ở phần luyện tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới: “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”.
File đính kèm:
- giao an nguu an 8.doc