I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nhận diện được các phần MB, TB, KB của 1 văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong văn bản ấy.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản ''Món quà sinh nhật''
- Học sinh đọc kĩ văn bản ''Món quà sinh nhật'' và trả lời (?) trong SGK
III.Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(6')
? Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Làm bài tập 2 trong SGK tr84
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3.Bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 33 Lập dàn ý cho bài văn tự sựkết hợp với miêu tả và biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2013
Ngày dạy: 21/10/2013
Tiết 33: lập dàn ý cho bài văn tự sựkết hợp với
miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nhận diện được các phần MB, TB, KB của 1 văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong văn bản ấy.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản ''Món quà sinh nhật''
- Học sinh đọc kĩ văn bản ''Món quà sinh nhật'' và trả lời (?) trong SGK
III.Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(6')
? Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Làm bài tập 2 trong SGK tr84
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản ''Món quà sinh nhật'' trong SGK - tr92
? Xác định 3 phần MB, TB, KB
? Nội dung chính của mỗi phần.
* Bài văn có 3 phần: MB, TB, KB
? Sự việc chính.
? Ngôi kể.
? Thời gian.
? Không gian.
? Hoàn cảnh.
? Sự việc xoay quanh nhân vật nào.
? Ngoài ra còn có các nhân vật nào.
? Diễn biến của câu chuyện như thế nào
(mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc)? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm sau đó treo bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Em hãy rút ra nhận xét: nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì.
- Giáo viên chốt kiến thức:
+ MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (có thể nêu kết quả, số phận của nhân vật trước)
+ TB: kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định. Trong khi kể, kết hợp miêu tả người, sự việc, thể hiện tình cảm, thái độ của người viết.
- KB: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ? Lập dàn ý văn bản ''Cô bé bán diêm''-
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
1. Ví dụ: văn bản ''Món quà sinh nhật''
2. Nhận xét:
- Bố cục: 3 phần
+ MB: Từ đầu đến la liệt trên bàn: kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật
+ TB: tiếp (la liệt không nói trên bàn): tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
+ KB: còn lại cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
- Diễn biến của buổi sinh nhật
- Ngôi thứ nhất: tôi (Trang)
- Buổi sáng.
- Trong nhà Trang.
- Ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng.
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính)
- Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.
+ Trang hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân tình
+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
- Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến và giải toả những nỗi băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: 1 chùm ổi được Trinh chăm sóc từ nhỏ
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
- Miêu tả: nhà tôi tấp nập ... chật cả nhà ... Trinh đang tươi cười ...
T/dụng: miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình bạn.
- Biểu cảm: bồn chồn không yên, bắt đầu lo, tủi thân, giận mình, run run cảm ơn Trinh ...
T/dụng: bộc lộ tình bạn chân thành, sâu sắc.
- Trình tự t kết hợp hồi ức (nhớ lại sự việc)
3. Kết luận
- Học sinh đọc ghi nhớ của bài (tr95-SGK)
II. Luyện tập.
1. Bài tập :
a) Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu nhân vật chính: cô bé bán diêm
- Giới thiệu gia cảnh của nhân vật chính cô bé bán diêm
b) Thân bài:
* Lúc đầu do không bán được diêm nên:
- Sợ không dám về nhà
- Tìm chỗ tránh rét
- Vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
* Em bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm cho mình:
- Lần 1 tưởng như ngồi trước lò sưởi
- Lần 2 thấy một bàn ăn thịnh soạn
- Lần 3 thấy cây thông Nô-en, nến...
- Lần 4 thấy bà đang mỉm cười
- Cuối cùng bật hết diêm để níu giữ bà
* Miêu tả: ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, tuyết phủ kín mặt đất, diêm cháy và sáng rực lên, khăn bàn trắng tinh, hàng ngàn ngọn nến sáng rực...
4. Củng cố: (2')
- Nhắc lại dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3')
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2 (SGK-tr95). Giáo viên gợi ý:
Ngày soạn:22/10/2013
Ngày dạy:26/10/2013
Tiết 36: HAI CÂY PHONG
(Trích ''Người thầy đầu tiên'')
(Ai-ma-tốp)
I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh phát hiện trong văn bản ''Hai cây phong'' có 2 mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau trong kể chuyện. Vì ở trong bài, người kể chuyện nói mình là hoạ sĩ nên chúng ta hướng học sinh tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả 2 cây phong. Chúng ta cũng giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến Hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
-Học sinh cảm nhận được tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu.
-Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự - trữ tình.
II. Chuẩn bị.
1- Giáo viên: soạn bài
2- Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ)
III.Tiến trìnhtổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ .(6')
? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao.
? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó.
3. Bài mới.
Hoạt động
Nội dung kiến thức
? Em hiểu gì về tác giả Ai-ma-tốp
? Tóm tắt nội dung chính của truyện ''Người thày đầu tiên''
? Vị trí của văn bản này
? Tìm hiểu bố cục đoạn trích.
? Trong văn bản xuất hiện 2 loại hình ảnh nào.
? Hai cây phong được giới thiệu qua chi tiết nào.
? Tác giả có sử dụng nghệ thuật gì.
? Tác dụng của biện pháp ấy.
* Tác giả giới thiệu vị trí của 2 cây phong với niềm tự hào sâu sắc
? Tác giả đã miêu tả đặc điểm của 2 cây phong qua những từ ngữ nào.
* Là tín hiệu của làng
Gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người
.Có sự sống riêng.
- Liên hệ Việt Nam ''Bão bùng...
Tay ôm tay níu tre gần...''
? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả
- Bình: Hai cây phong có sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho con người thảo nguyên.
? Đoạn tả cảnh bọn trẻ trèo lên cây để khám phá phong cảnh có ý nghĩa gì.
* Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
? ở cuối văn bản Hai cây phong được nhắc tới người vô danh đã trồng chúng, giúp ta hiểu điều gì
* Nơi ghi khắc biến cố của làng.
? Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có một hình dung như thế nào về 2 cây phong trong văn bản này.
* Nghệ thuật:
. So sánh, nhân hoá cao độ, sinh động
. Kể xen tả bằng trí tưởng tượng, tâm hồn nghệ sĩ, con mắt của người hoạ sĩ.
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả 1928 tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung á (trước thuộc liên bang Xô viết). Ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ chăn nuôi rồi học tiếp văn học chuyển sang hoạt động báo chí, viết văn.
- Tác phẩm nổi tiếng của ông:SGK
b.Tác phẩm
- Nằm ở phần đầu truyện ''Người thày...''
3. Bố cục: 4 phần
- P1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê
- P2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong
- P3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ
- P4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường.
- Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi''
- Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên
II. Đọc, hiểu văn bản
.1. Hình ảnh hai cây phong
- Hai cây phong như ngọn hải đăng đặt trên núi.
- Nghệ thuật so sánh
+ Tác dụng: Chỉ giá trị tín hiệu của 2 cây phong
-Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng
-Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về 2 cây phong
- Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.
- Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, tiéng thở dài một lượt như thương tiếc người nào, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
- Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, khi mây đen kéo đến... xô gãy cành, tỉa trụi lá... kể xen lẫn tả qua con mắt nhìn của hoạ sĩ nhưng ''động hơn'' ''và còn rất p2 âm thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá cao độ, hết sức sinh động. Người kể đã cảm được chúng trong trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, tiếp xúc cho tuổi thơ khám phá thế giới
- Chúng gắn với người trồng - thày Đuy-sen với tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng Hai cây phong là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen
4. Củng cố: (3')
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai- ma - tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Đọc và soạn tiếp phần bài còn lại.
=============================================================
Ngày soạn:22/10/2013
Ngày dạy:25/10/2013
Tiết 34-35: Viết bài Tập làm văn số 2
I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
II. Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8''
2- Học sinh: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.ổn định tổchức lớp: (1')
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh :(1')
3. Tiến trình viết bài:(85')
I. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô buồn.
II.Đáp án:
a. Mở bài: Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn.
b. Thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm
* Yếu tố kể:
- Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
- Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
- Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
* Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
- Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
* Yếu tố biểu cảm:
- Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
c. Kết bài
- Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giừo tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)
3. Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.
- Điểm 7-8: Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.
- Điểm 5-6; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..
- Điểm 3-4: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.
-Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài
4.Củng cố: GV thu bài, rút kinh nghiệm về ý thức làm bài: (1')
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Chuẩn bị cho bài luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
File đính kèm:
- van 8 tuan 10 nam 20132014.doc