A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh, lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
a.Kĩ năng bài học
- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
b.Kĩ năng sống
KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết minh, nêu vấn đề
- KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm ,KT động não, KT thực hành có hướng dẫn
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 40259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 33 Tuần 9 : Hai cây phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
Tiết 33
Tuần 9
Văn bản: Hai cây phong
(Trích: Người thầy đầu tiên)
- Ai- ma- tốp -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh, lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
a.Kĩ năng bài học
- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
b.Kĩ năng sống
KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết minh, nêu vấn đề
- KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm ,KT động não, KT thực hành có hướng dẫn …
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. ỔN ĐỊNH:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Vì sao nói bức tranh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Em hiểu như thế nào về tình huống đảo ngược hai lần trong văn bản
Yêu cầu đạt được:
- Sự gan góc của chiếc lá ( không rụng trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên)-> hồi sinh của Giôn - xi. Vì nó quá giống thật...
- Giôn- xi yếu ớt, đang tiến dần đến cái chết-> khoẻ lại, yêu đời, chiến thắng cái chết
- Cụ Bơ - men đang khoẻ mạnh-> cuối truyện lại qua đời....
? Hãy nêu nét nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
Yêu cầu nêu được:
- Truyện có nhiều tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú và bất ngờ.
- Truyện khiến ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Truyện cũng khẳng định một chân lý là nghệ thuật chân chính phỉa giúp ích và phục vụ cho con người- nghệ thuật vị nhân sinh.
3 BÀI MỚI:
GV: Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa cũ, bến đò xưa, sân đình năm ấy... còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện “ Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai- ma- tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ai- ma- tốp
HS: Nêu theo chú thích SGK
GV:
- Ai- ma- tốp sinh năm 1928, ở làng Sê- ke- rơ thuộc nước Cộng hòa Kư- rơ- gơ- xtan- Cư- rơ- gơ- xtan là một một nước cộng hoà ở miền Trung á, thuộc Liên Xô (cũ), đất nước của núi đồi và thảo nguyên trập trùng, bát ngát.
- Ông rất yêu hương và có tâm hồn nhạy cảm. Hoạt động văn học của ông bắt đầu từ năm 1952, năm 1958 ông chuyển hẳn sang nghề viết văn và trở thành nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai- ma- tốp nổi tiếng là tập truyện “ núi đồi và thảo nguyên”. Sau đó là các tác phẩm: Cánh đồng mẹ, vĩnh biệt Gun- xa- rư, con tàu trắng...Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của ông là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kư- rơ- gơ- xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách, hi sinh thời chiến tranh của tầng lớp thanh niên trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
? Nêu xuất xứ của văn bản
HS: Nằm ở phần đầu của truyện “ Người thầy đầu tiên”
? Em biết gì về tác phẩm “ Người thầy đầu tiên”
? Nêu yêu cầu đọc văn bản
GV: Hướng dẫn đọc:
- Giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện.
- Thay đổi giọng đọc giữa những đoạn người kể chuyện xưng tôi và xưng chúng tôi để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật.
GV đọc đoạn từ đầu -> chân trời phía tây.
1 HS đọc tiếp -> chiếc gương thần xanh
- 1 HS đọc tiếp -> hết văn bản.
GV:Đọc mẫu một đoạn->2 HS đọc hết đoạn trích.
GV: Nhận xét, giọng đọc và cách đọc của HS.
HS: Tóm tắt cốt truyện như phần chú thích *.
? Em hiểu “thảo nguyên” là gì
GV: Hướng dẫn H giải thích các từ khó ở các chú thích 7, 14, 15 SGK....
? Phương thức biểu đạt của văn bản
- Đan xen các phương thức
? Trong đó phương thức nào là chủ đạo
- Phương thức chủ yếu : miêu tả và biểu cảm
Đây chính là đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự
? Câu chuyện Hai cây phong được kể ở ngôi kể thứ mấy ? Dựa vào đâu em có nhận xét như vậy
- Ngôi thứ nhất số ít : tôi
- Ngôi thứ nhất số nhiều : chúng tôi
Trong văn bản tác giả đã dùng 2 đại từ để xen lẫn để tạo được 2 mạch kể lồng ghép
? Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần
HS:- 4 phần
+ P1: Từ đầu " phía tây
ND: Giới thiệu vị trí làng quê của nhân vật tôi
P2: Tiếp theo " gương thần xanh
ND: Hình ảnh hai cây phong và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi mỗi lần về thăm.
P3: Tiếp " biêng biếc kia
ND: Cảm xúc của nhân vật tôi hồi trẻ thơ
P4: Còn lại
ND: Nhân vật tôi lại nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy – Sen
? Trong văn bản xuất hiện những hình nổi bật nào
+ Hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người
? Em hãy chỉ ra các hình ảnh đó
HS:
+ Hình ảnh con người: Nhân vật tôi và chúng tôi.
+ Hình ảnh thiên nhiên: Hai cây phong và thảo nguyên.
? Nổi bật lên là hình ảnh nào
HS: Nhân vật tôi và hai cây phong.
? Khi nào người kể chuyện nhân danh tôi và khi nào thì nhân danh chúng tôi
HS:
- Xưng tôi: khi kể về những cảm xúc tâm hồn riêng về 2 cây phong.
- Chúng tôi: Khi thể hiện cảm xúc tập thể (trong đó có tôi về 2 cây phong và thảo nguyên).
? Em hãy xác định 2 mạch kể đó trong văn bản
HS:
- người kể xưng chúng tôi “ Từ năm học cuối" biêng biếc kia”
- Xưng tôi “từ đầu " gương thần xanh” và từ “ tôi lo lắng’’ đến hết.
GV: Do đó bài “Hai cây phong gồm 2 mạch kể ít nhiều phân biệt lồng ghép vào nhau.
? Mạch kể của người xưng “tôi” quan trọng hơn hãy mạch kể của người xưng “chúng tôi” quan trọng hơn? Vì sao
HS: Mạch kể của người xưng “tôi” quan trọng hơn, vì có cả ở hai mạch kể....
? Tác dụng của cách kể chuyện kết hợp cả hai vai
GV: Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung góp phần thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên một cách sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
Nội dung
A. Giới thiệu chung
1/ Tác giả:
- Ai- ma- tốp (1928- 2008)
- Là nhà văn nước Cư- rơ- gư – xtan, trước đây là một nước thuộc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Các tác phẩm quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, người thầy đầu tiên…
2/ Tác phẩm:
- Văn bản được trích từ tác phẩm “ người thầy đầu tiên”.
- Phần đầu truyện.
B. Đọc –Hiểu văn bản
1/ Đọc- Chú thích
2.Bố cục:
4 phần
+ P1: Từ đầu " phía tây
P2: Tiếp theo " gương thần xanh
P3: Tiếp " biêng biếc kia
P4: Còn lại
3. Phân tích
3.1. Hai mạch kể lồng ghép
- Người kể
+ Xưng tôi ( đoạn 1+2+4)
+ Xưng chúng tôi (đoạn 3)
-> Hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
- Mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn, vì “tôi” có cả ở hai mạch kể.
GV: Với những phương thức biểu đạt đó, ngôn từ, hình ảnh chấp chới lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực lúc hư làm nổi bật hình ảnh 2 cây phong và những trò vui tuổi trẻ được kể lại bằng cảm xúc dạt dào, suy nghĩ lắng sâu, cụ thể. Hình ảnh hai cây phong và kí ức tuổi thơ hiện ra như thế nào giờ sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
4.CỦNG CỐ:
G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Căn cứ vào đâu để xác định được hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ CHO BÀI SAU:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc kĩ và tóm tắt nội dung cốt truyện
- Học bài theo nội dung phân tích
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Hai cây phong ( tiếp)
- Soạn tiếp phần còn lại
E. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
NS:
Tiết:34
Tuần 9
Văn bản: Hai cây phong
(Trích: Người thầy đầu tiên)
- Ai- ma- tốp -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh, lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
a.Kĩ năng bài học
- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
b.Kĩ năng sống
KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác
1.3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết minh, nêu vấn đề ...
- KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm KT động não, KT thực hành có hướng dẫn …
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Văn bản “Hai cây phong” có mấy mạch kể? Căn cứ vào đâu mà em biết? Mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao
- Yêu cầu đạt được:
+ Có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện: tôi và chúng tôi.
+ Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì tôi có ở cả hai mạch kể.
3. BÀI MỚI:
Bằng ngòi bút tài hoa, đậm chất hội hoạ Ai- ma- tốp đã miêu tả sinh động hình ảnh hai cây phong và những cảm xúc dạt dào, suy nghĩ lắng sâu của người kể chuyện. Cụ thể hình ảnh hai cây phong hiện ra ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của Thầy và Trò
HS: Theo dõi phần đầu của văn bản.
GV: Hoá thân vào nhân vật “tôi”, người hoạ sĩ- là nhà văn đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong.
? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào
HS:
? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó
HS:.......................
GV: Hai cây phong làm nhiệm vụ dẫn đường chỉ lối cho biết bao con người hướng về làng, tìm về quê hương.
? Từ đó “tôi” đã xác định bổn phận của mình mỗi khi về quê như thế nào
HS: Bổn phận đầu tiên đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc, mong ước chóng về làng, chóng được lên đồi với hai cây phong.
? Qua đó em thấy tình cảm của nhân vật tôi với 2 cây phong như thế nào
HS: Yêu tha thiết.
? Từ tình yêu ấy mà tôi đã cảm nhận được điều gì
HS: Nghe được tiếng nói riêng, những lời ca êm dịu của hai cây phong
GV: Từ sự cảm nhận ấy, tác giả đã hoá thân vào nhân vật tôi để kể chuyện, để miêu tả 2 cây phong.
? Em hãy tìm các hình ảnh miêu tả đó
HS:
? Có điều gì đặc sắc trong những hình ảnh miêu tả ấy? Nó chứng tỏ điều gì trong tâm hồn tác giả
HS:...................
GV: Phải mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hoà 2 yếu tố: Chất hội hoạ và âm nhạc, nhân vật tôi mới có thể vẽ được những đường nét, màu sắc. nghe được những âm thanh trầm lắng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà 2 cây phong đã phô ra.
? Từ cách miêu tả ấy hai cây phong đã hiện ra như thế nào
HS:.......................
? Chuyển sang mạch kể chúng tôi, tác giả đã đưa chúng ta trở về quá khứ, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với hai cây phong. Em hãy chỉ ra chi tiết ấy
HS: Cảnh bọn trẻ trong làng trèo lên 2 cây phong.
? H đọc đoạn “vào năm học....ánh sáng”
? Cảm nhận của em khi đọc đoạn văn này
HS: Những lời kể, nhận xét thật thơ ngây, thú vị.
? Từ trên vị trí cao nhất của 2 cây phong các cậu bé đã nhìn thấy gì
HS: Đất rộng bao la, chuồng ngựa của nông trang, thảo nguyên hoang vu, xa thẳm biêng biếc.
+ Những con sông lấp lánh tận chân trời
G: Điều đó đã tô đậm thêm chất hoạ sĩ cho người kể chuyện.
? Họ đã nghĩ gì từ những điều nhìn thấy
HS: Đã phải là nơi tận cùng của thế giới hay chưa?
+ Lắng nghe tiếng gió ảo huyền, tầm nhìn của tuổi thơ được rộng mở, suy nghĩ được khơi sâu, tâm hồn, trí tuệ được cất cánh.
? Lúc này hình ảnh hai cây phong mang ý nghĩa gì
HS: Theo dõi đoạn cuối của văn bản.
? ở đoạn cuối người kể chuyện lại một lần nữa chuyển từ chúng tôi " tôi, việc thay đổi này có tác dụng như thế nàoHS: Tô đậm cảm xúc của “tôi” – người hoạ sĩ khi được gặp lại 2 cây phong, sống lại tuổi thơ mộng mơ.
GV: Cuối văn bản, hai cây phong được nhắc đến với một điều bí ẩn “ thuở ấy... cao này”?
? Đọc phần tóm tắt văn bản, em biết 2 cây phong đó là do ai trồng? Với mục đích gì
HS: Do thầy Đuy- sen trồng cho An- tư- nai và những em học sinh nghèo khổ. Hi vọng những đứa trẻ ấy lớn lên mở mang kiến thức, trở thành con người hữu ích.
? Em biết được gì về thầy Đuy- sen
HS:................
? Tới đây em có thể hiểu thêm vì sao 2 cây phong ấy lại chiếm vị trí quan trọng như vậy đối với nhân vật tôi
HS:............
? Đọc đoạn văn kết thúc văn bản cho em hiểu thêm điều gì về nhân vật “tôi”- người kể chuyện
HS: Là con người luôn nhớ đến những người đi trước, yêu quê hương tha thiết..
? Theo em, trong mạch kể chuyện của “ tôi” hai cây phong có ý nghĩa ntn? Tại sao
HS: Chiếm vị trí trung tâm, gây xúc động sâu sắc. nó khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện:
+ Vì nó gắn với tình yêu quê hương
+ Gắn với kỉ niệm tuổi học trò
+ nguyên nhân sâu xa: là nhân chứng của câu chuyện cảm động về thầy Đuy- sen.
? Nêu nét đắc sẳc trong NT kể chuyện của tác giả
HS: Kể xen miêu tả qua con mắt của một hoạ sĩ: Hai cây phong được miêu tả sống động như 2 con người...
? Văn bản hai cây phong đã thức dậy tình cảm nào trong em
HS:..............................................
? Đọc và suy ngẫm về hai cây phong xứ người gợi cho em những hình ảnh thân thuộc nào của quê hương Việt nam
HS: Những cây đa, bến đò, lũy tre làng...
? Nêu kết luận chung sau khi học văn bản
? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T101
G: Hướng dẫn H làm bài tập (sách bài tập)..
? Đọc diễn cảm một đoạn văn em thích
HS đọc
Hs nhận xét
GV nhận xét
? Kể và tả hai cây phong tác giả muốn nói điều gì
Gợi ý:
Tình yêu quê hương, gắn bó với những kỉ niệm tuổi trẻ, tình yêu những con người có tấm lòng nhân ái
HS dựa vào gợi ý tự làm
? Nêu ý nghĩa của văn bản
? Qua tác phẩm bồi đắp thêm cho em tính cảm trong sáng nào
- Tình yêu quê hương
- Tính cảm thầy trò
- Biết trân trọng các giá trị trong cuộc sống
Nội dung
.........
3.2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ.
- Giữa một ngọn đồi, có hai cây phong -> như những ngọn hải đăng.
-> NT so sánh-> giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong.
- Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt những tiếng rì rào theo nhiều cung bậc:
+ Như làn sóng thuỷ triều
+ Như tiếng thì thầm....
+ Lá cành như một đốm lửa...
+... Cất tiếng thở dài
+....Như ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
-> Hình ảnh so sánh, nhân hoá, liên tưởng.
-> Đó là biểu tượng của quê hương kiêu hùng, bất khuất mà dịu dàng thân thương.
-> Là nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ, tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới.
3.3. Hai cây phong và thầy Đuy- sen.
-> Là nhân chứng của câu chuyện đầy xúc động về thầy Đuy- sen.
4. Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật:
- Kể xen miêu tả qua con mắt của một hoạ sĩ
- Hai cây phong được miêu tả sống động như 2 con người...
4.2. Nội dung-ý nghĩa :
- Tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt
- Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy- sen, người thầy đã vun trồng ước mơ , hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
- Tác phẩm biểu hiện của tình yêu quê hương sâu nặng gắn với tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làn Ku – ku – rêu
4.3 Ghi nhớ: SGK/ 101
B. Luyện tập
- Đọc diễn cảm
- Việc kể và tả hai cây phong
- ý nghĩa: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làn Ku- ku- rêu
4. CỦNG CỐ:
G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ CHO BÀI SAU:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Học kĩ nội dung bài học
- Học thuộc lòng một vài đoạn miêu tả về hai cây phong.
BT (thêm)
? Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản “ hai cây phong”, nêu tác dụng của chúng
- Các phép tu từ chủ yếu là so sánh và nhân hóa. Chúng được sử dụng rất nhiều trong bài
- Đây là bài văn kể chuyên xen lẫn miêu tả và biểu cảm, do vậy tác dụng của các phép tu từ ở đây giúp mạch văn trôi chảy, sự vật, sự việc được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn.
( Từ gợi ý này HS phân tích một số VD cụ thể)
- Tìm đọc tác phẩm
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chuẩn bị cho bài viết số 2( Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
- Nghiên cứu và chuẩn bị các đề bài SGK/T 103.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
................................................................................................................................
NS:
Tiết: 35+36
Tuần 9
Viết bài tập làm văn số 2
( Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả vả biểu cảm.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học
Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề; Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn văn
b.Kĩ năng sống
KN thể hiện sự tự tin, KN ra quyết định, Kĩ năng giao tiếp
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức tự giác, nghiêm túc và các trách nhiệm trong học tập, rèn luyện bộ môn.
B. CHUẨN BỊ
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo,...
HS: Ôn tập văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
C. PHƯƠNG PHÁP
- KT hoạt động cá nhân, KT động não, KT thực hành có hướng dẫn …
- Phương pháp: Thực hành, luyện tập(Trình bày viết)
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY .
1. ỔN ĐỊNH:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS.
3. BÀI MỚI:
Đề bài:
Em hãy kể về một việc em đã làm khiến cha mẹ ( hoặc thầy cô giáo) vui lòng.
I/ Yêu cầu
1/ Phương thức: HS biết kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2/ Nội dung: Một việc làm của mình làm bố mẹ ( hoặc thầy cô giáo) vui lòng.
3/ Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng: Tôi hoặc em)
II/ Gợi ý đáp án.
- MB: Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- TB: Kể diễn biến câu chuyện.
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có ai?Sự việc gì đã xảy ra?
+ Sự việc tiếp diễn như thế nào? Chi tiết có miêu tả, biểu cảm.
+ Kết thúc sự việc, suy nghĩ và niềm vui của bố mẹ ( hoặc thầy cô giáo).
- KB: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện và các nhân vật trong đó.
III/ Biểu điểm:
- Điểm 9, 10 :
+ Nội dung sáng tạo, hình thức hợp lý... Lựa chọn tình huống phù hợp để kể lại câu chuyện đồng thời thể hiện cảm nghĩ.
+ Diễn đạt mạch lạc
+ Bố cục cân xứng, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi thông thường.
Điểm 7, 8:
+ Bài làm khá, đạt một số yêu cầu cơ bản của điểm 9, 10,
+ Bố cục cân xứng, trình bày sạch đẹp
+ Có thể mắc một số lỗi thông thường về câu, từ, chính tả.
- Điểm 5, 6 :
+ Bài làm còn ít một trong các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm
+ Nội dung còn sơ sài.
+ Còn mắc 1 số lỗi về dùng từ và đặt câu.
Điểm 3, 4 :
+ Bài làm còn sơ sài, đôi chỗ diễn đạt lủng củng.
+ Chưa nắm được cách làm văn tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Điểm 1, 2 :
+ Bài làm còn sơ sài, bố cục chưa cân xứng, chưa rõ ràng
+ Chưa nắm được cách làm văn tự sựcó kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Điểm 0: Lạc đề
GV cho điểm linh hoạt để phù hợp với việc đánh giá mọi HS ở trong lớp
4. CỦNG CỐ:
G thu bài, nhận xét ý thức viết bài của HS trong giờ
- Nhắc lại cách viết bài văn tự sự.
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ CHO BÀI SAU:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại phần dàn ý bài viết của mình
- Bổ sung và thực hành lại ở nhà.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Nói quá
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
- Sưu tầm các ví dụ về nói quá
E. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- t 33-36.doc