Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 37 Nói quá

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

· Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

· Giúp HS củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.

· Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì ni -lông , tự mình hạn chế sử

· dụng và vận động mọi người cùng thực hiện .

· Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni - lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất .

· Từ việc sử dụng bao bì ni –lông , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt , một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

· Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong các tác phẩm văn học.

· Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 37 Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI) Tuần 10 BÀI 9+10: Tiết 37: Nói quá. Tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam. Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Tiết 40: Nói giảm, nói tránh. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày. Giúp HS củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8. Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì ni -lông , tự mình hạn chế sử dụng và vận động mọi người cùng thực hiện . Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni - lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất . Từ việc sử dụng bao bì ni –lông , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt , một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong các tác phẩm văn học. Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. Tiết 37: NÓI QUÁ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : Ôn lại lý thuyết về từ ngữ địa phương và tữ ngữ toàn dân. 3. Giới thiệu bài mới : Trong ca dao, tục ngữ hay trong thơ văn, biện pháp nói quá được sử dụng rất nhiều. Vậy thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá, chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS PHẦN GHI BẢNG * Hoạt động 1 : Nói quá và tác dụng của nói quá - Học sinh đọc 2 ví dụ - Trong 2ví dụ trên, những cụm từ nào được diễn đạt quá sự thật ? - Thực ra, mấy câu này có nghĩ hàm ẩn là gì ? - Diễn đạt những từ gạch dưới trên bảng những cụm từ đồng nghĩa tương ứng. Từ đó so sánh cách diễn đạt nào hay hơn ? I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ Vd 1 : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối -> Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn Vd 2 : Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày -> Sự vất vả của người nông dân. (Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, Mồ hôi ướt đẫm cả áo -> nói quá có tác dụng, nhấn mạnh nội dung, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm) - Hãy cho biết thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá. - Cho ví dụ vài câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ có nói quá (Đen như cột nhà cháy, Bán anh em xa mua láng giềng gần). II. GHI NHỚ : (SGK) * Câu hỏi thảo luận : Nói quá và nói khoác có điểm gì giống và khác nhau ? (Giống: phóng đại sự thật; khoác : nói quá là biện pháp tu từ làm tăng giá trị biểu cảm còn nói dối (nói khoác) mang ý nghĩa tiêu cực). * Hoạt động 2 : Luyện tập III. LUYỆN TẬP Làm bài tập 1,2,3,4 Giải bài tập 3. Thúy Kiều là cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành Người từ cách mạng trong bài “Đập đá ở Côn Lôn” có sức mạnh dời non lấp biển. Trời nét thế mà nó cứ phong phanh áo mộng, đúng là mình đồng da sắt. Bài toán này quá khó, nghĩ nát óc vẫn không ra. 4. Xấu như ma, nhanh như cắt, hôi như cú, mềm như lạt. 4. Củng cố : Tìm thêm ở ca dao nói quá 5. Dặn dò : - Làm bài tập 5.- Chuẩn bị “Nói giảm, nói tránh” @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 38 : ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1/ Ổn định : 2 / Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước của từng tổ . 3/ Giới thiệu bài mới : Hoạt động 1 : Lập bảng thống kê những văn bản đã học . S TT Ø TÊN VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Tôi đi học Thanh Tịnh Truyện ngắn Cảm nghĩ về cậu học trò lần đầu tiên đi học . -Đậm chất trữ tình - giàu chất thơ 2 Trong lòng mẹ ( 1938 ) Nguyên Hồng Hồi ký (trích ) Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ của bé Hồng . - Lời văn chân thực , giàu cảm xúc 3 Tức nước vỡ bờ (1939) Ngô Tất Tố Tiểu thuyết (Trích ) - Tố cáo xã hội phong kiến . - Vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân . - Ngòi bút sinh động , giàu kịch tính 4 Lão Hạc Nam Cao Truyện ngắn ( trích ) - Số phận đau thương , phẩm chất cao quý của người nông dân . - Nhân vật có chiều sâu tâm lý - Lời văn đa giọng điệu à Từ đầu thế kỷ 20 , do ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây nên nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại hoá. Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua 3 chặng : 1900 - 1920 ; 1920- 1930; 1930 – 1945 . Chặng 3 là chặng đường hiện đại hoá Văn học nói chung và truyện ký nói riêng có thể coi là hoàn thiện . * Hoạt động 2 : - Những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong 3 văn bản : Trong lòng mẹ , Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc . - Ba tác phẩm nói trên có đặc điểm gì chung ? + Giống nhau : . Đều là văn tự sự . Đều là truyện kí hiện đại ( 1930 – 1945 ) . Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả ; đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập . . Đều chứa chan tinh thần nhân đạo ( yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người ; tố cáo những gì tàn ác , xấu xa ) . . Đều có lối viết chân thực , gần với đời sống ( bút pháp hiện thực ) + Khác nhau : Văn bản Thể loại Phương thức biểu đạt Đề tài cụ thể Nội dung Nghệ thuật Trong lòng mẹ Hồi ký ( trích ) Tự sự ( có trữ tình ) - Tình cảnh đứa bé mồ côi - Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương mẹ củachú bé . - Văn hồi ký chân thực. - Đậm chất trữ tình thiết tha . Tức nước vỡ bờ Tiểu thuyết ( trích ) Tự sự - Người nông dân cùng khổ bị áp bức thái quá đã vùng lên. - Phê phán chế độ tàn ác , bất nhân. – Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mạnh mẽ , tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn . - Khắc hoạ nhân vật đặc sắc . - Miêu tả hiện thực một cách sinh động, hấp dẫn . Lão Hạc Truyện ngắn (trích) Tự sự (xen trữ tình) - Chuyện một ông lão bất hạnh phải kết thúc cuộc đời bằng cái chết . - Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ . - Nhân phẩm cao đẹp của họ . - Nhân vật được đào sâu tâm lý . - Cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt vừa đậm chất triết lý và trữ tình . * Hoạt động 3 : Cho HS phát biểu theo cảm thụ cá nhân . - Em thích nhân vật nào hoặc đoạn văn nào nhất ? Vì sao ? 4 / Củng cố : - GV đánh giá tiết học - Cho điểm những HS chuẩn bị bài đầy đủ . 5 / Dặn dò : - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài : “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 “ @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 39: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: Oân lại kiến thức về văn bản nhật dụng . 3) Bài mới: + Giới thiệu bài mới : ( Hoạt động 1 ) Hiện nay , chúng ta được nghe nhắc nhiều đến cụm từ “ ô nhiễm môi trường “ , “ bảo vệ môi trường “ … Bảo vệ môi trường là vấn đề được toàn thế giới quan tâm . Trong đó nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải . Chính vì vậy , năm 2000 , Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề được chọn là “Một ngày không sử dụng bao bì ni –lông “. Bao bì ni – lông có tác hại như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay . Tiến trình giảng dạy Ghi bảng Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc Phần đầu : giọng thuyết minh như đọc tin thời sự , như mộït lời kêu gọi . Phần sau : nhấn mạnh từng kiến nghị . Đoạn “ Mọi người hãy … “ : giọng hô hào . _ Nhận xét cách đọc của học sinh. * Hoạt động 3 : _ Gọi đọc chú thích * sgk trang 106 GV giải thích thêm : Plastic là những vật liệu tổng hợp gồmcác phần tử lớn gọi là Pô –li – me . Các loại nhựa có đặc tính chung là không thể tự phân huỷ . Nếu không bị đốt , nó có thể tồn tại từ 20 năm à 5000 năm . * Hoạt động 4 : Tìm hiểu và phân tích bố cục của văn bản . /?/ Em hãy cho biết văn bản được chia ra mấy đoạn ? Ý của mỗi đoạn ? - Đoạn 1 : từ đầu … bao bì ni - lông . “ Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp . - Đoạn 2 : “ Như chúng ta … đối với môi trường “ Tác hại của bao bì ni - lông à giải pháp . - Đoạn 3 : Phần còn lại . Lời kêu gọi . * Hoạt động 5 : Tìm hiểu văn bản - Đọc lại đoạn 1 / ?/ Do đâu mà bản thông điệp “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ra đời ? / ?/ Vì sao VN lại tham gia chủ đề này ? ( Phù hợp với hoàn cảnh VN , vấn đề gần gũi mà có ý nghĩa lớn ) / ?/ Vì những đặc tính gì mà bao bì ni - lông có thể gây nguy hại cho môi trường ? ( Đặc tính không phân huỷ ) / ?/ Chính tính không phân huỷ ấy đã tạo nên hàng loạt những tác hại như thế nào ? / ?/ Đoạn văn trình bày tác hại của bao bì ni -lông theo mối quan hệ nào ? ( Nhân quả ) / ?/ Em có nhận xét gì về việc trình bày các ví dụ? ( Thứ tự , mạch lạc ) * Câu hỏi thảo luận : _ Ngoài những tác hại trên, các em hãy thảo luận để tìm ra những tác hại của bao bì ni - lông như thế nào ? ( Vất bừa bãi à gây mất mỹ quan; rác đựng trong túi ni lông bọc kín sẽ gây ra các chất độc hại : NH 3 , CH 4 , H2O , bao bì màu làm ô nhiễm thực phẩm … ) / ?/ Trước vấn nạn về ô nhiễm môi trường do bao bì ni - lông sinh ra thì tổ chức bảo vệ môi trường đã đề xuất hướng giải quyết như thế nào ? / ?/ Theo em , những cách giải quyết đó có tính thuyết phục và tính khả thi không ? ( kiến nghị hợp lý , có tính khả thi ) * Câu hỏi thảo luận : / ?/ Việc hạn chế sử dụng bao bì ni - lông có được thực hiện triệt để không ? Hãy giải thích vì sao ? ( Việc tái chế ni - lông gặp nhiều khó khăn vì : những người dọn rác không thích gom bao bì ni - lông vì quá nhẹ , giá thành tái chế bao ni - lông còn đắt . Hơn nữa , bao bì ni - lông dễ đáp ứng với yêu cầu cá nhân , rẻ , nhẹ , sản xuất bao bì ni - lông so với sản xuất bao bì giấy tiết kiệm được 40 % năng lượng à hạn chế việc sử dụng bao ni - lông còn là vấn đề nan giải . / ?/ Từ “ vì vậy “ trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? ( Liên kết , gắn bó 2 đoạn ) /?/ Từ việc nêu lên một thực trạng để đề ra phương hướng giải quyết , văn bản kêu gọi điều gì ? /?/ Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ? ( 3 câu cầu khiến với điệp từ “hãy “ có tính nhấn mạnh , khẩn thiết à có tính thuyết phục .) /?/ Nội dung 3 câu trên đều hướng tới điều gì ? ( Bảo vệ môi trường , sức khoẻ cộng đồng ) * Hoạt động 6 : /?/ HS chỉ ra tính chất chặt chẽ của bố cục văn bản . /?/ Phương thức biểu đạt của văn bản này có gì khác với những văn bản mà các em đã học từ trước đến nay ? ( Tri thức khách quan , khoa học , không hư cấu , ngôn ngữ cô đọng , đơn nghĩa ) /?/ Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ? ( rất chặt chẽ bằng cách diễn đạt ngắn gọn : lịch sử ra đời của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường , lý do Việt Nam chọn chủ đề à nguyên nhân đến hệ quả à kêu gọi bằng ba câu ứng với ba ý đã nêu trong phần 1 _ Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK . * Hoạt động 7: Chuẩn bị chương trình địa phương Cho HS biết trước nội dung của bài chương trình địa phương để chuẩn bị sưu tầm tư liệu về các tác giả ở miền Nam trước 1975 . Cụ thể các tổ sẽ phân công sưu tầm tư liệu về : Nguyễn Đình Chiểu , Hồ Biểu Chánh , Anh Đức , Viễn Phương …. ( tiểu sử , những đóng góp cho Văn Học , nắm được các tác phẩm chính … ) I/ Đọc - Hiểu chú thích : SGK trang 106 II/ Đọc - Hiểu văn bản : Tác hại của bao bì ni - lông : - lẫn vào đất à xói mòn - xuống cống rãnh à gây bệnh dịch - trôi ra biển à chết sinh vật - đốt à ảnh hưởng đến tuyến nội tiết , giảm khả năng miễn dịch . 2. Giải pháp : - Thay đổi thói quen sử dụng - Không sử dụng khi không cần thiết - Nêu tác hại của bao ni - lông với mọi người . 3/ Lời kêu gọi : - Hãy quan tâm tới trái đất . - Hãy bảo vệ trái đất . - Hãy cùng nhau hành động : “ Một ngày không sử dụng bao bì ni - lông “ II / Tổng Kết: Ghi nhớ sgk trang 107 III / Luyện tập : Phân tích những ưu điểm của văn bản này trong sự giải thích tác hại của rác thải ni –lông ; của việc đề xuất kiến nghị , cách mở đầu và kết thúc văn bản . 4/ Củng cố: /?/ Em hãy nêu nhận xét của mình về cách lập luận của văn bản . 5/ Dặn dò: _ Học bài, chuẩn bị bài: “Kiểm tra 1 tiết theo bài ôn tập ” @?@?@?@?&@?@?@?@? TIẾT 40: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nói quá? Cho ví dụ. - Tìm và phân tích ý nghĩa của biện pháp nói quá trong đoạn thơ sau: Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài theo gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương. Giới thiệu bài mới: Ngược với nói quá, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cần dùng cách diễn đạt tế nhị, đó là cách nói giảm nói tránh. Thế nào là nói giảm nói tránh? Khi nào cần nói giảm nói tránh, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của biện pháp tu từ này. - Học sinh đọc 3 ví dụ trong SGK. - Những từ in đậm có nghĩa là gì? - Tại sao tác giả không dùng từ “chết” mà lại dùng các từ “đi gặp, chẳng còn” để diễn đạt ý trên? * Câu hỏi thảo luận: 1. Hãy tìm một số cách diễn đạt khác cũng nói về cái chết. (Qua đời, quy tiên, trăm tuổi…) 2. Trong bài “Lão Hạc” có câu: - Cậu Vàng đi đời rồi… Em hãy nhận xét cách diễn đạt này khi nói về cái chết của con Vàng. (Nếu nói “bị giết thịt” sẽ tạo cảm giác ghê sợ, còn dùng “đi đời” vừa xót xa vừa đau lòng vì cảnh ngộ trớ trêu). - Trong ví dụ 4, nhận xét cách nói nào nhẹ nhàng hơn đối với người nghe? à Rút ra kết luận thế nào là nói giảm, nói tránh. - Giáo viên mở rộng thêm về cách nói giảm nói tránh: dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt, dùng cách nói phủ định, cách nói vòng, nói trống… theo các ví dụ trong sách giáo viên. PHẦN GHI BẢNG I / TÌM HIỂU BÀI : NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP NÓI GIẢM NÓI TRÁNH: 1. Nghĩa của từ ngữ in đậm Vd 1 : … tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin… Vd 2 : Bác đã đi rồi… Vd 3 : … bố mẹ chẳng còn. à Những từ gạch dưới đều nói đến cái chết. à bớt đi phần nào sự đau buồn. 2. Tác dụng của từ ngữ in đậm : … áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ à để có sự tế nhị. 3. So sánh hai cách nói sau: Vd 2 : - Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. à Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng hơn. II / BÀI HỌC : Ghi nhớ: SGK / 108 * Hoạt động 2: Luyện tập. III / LUYỆN TẬP Làm BT 1, 2 ,3 / 108 , thảo luận. 1. Yêu cầu - Tìm đúng từ ngữ yêu cầu điền vào + Cách giải - Đọc kỹ các câu theo từng yêu cầu. - Xem xét chỗ nào để điền từ có đúng ý nghĩa của câu văn. 1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh a/ đi nghỉ b/ chia tay nhau c/ khiếm thị d/ có tuổi e/ đi bước nữa 2. Phát hiện những câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh. 2. Câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh. a2 – b2 – c1 – d1 – e2 3. Yêu cầu: (có thể dùng bảng con) - 5 HS làm 5 BT miệng có nói giảm nói tránh. - Đọc kỹ yêu cầu của đề bài. Cách giải: - GV gợi ý – HS thực hiện 3. Đặt năm câu có sử dụng nói giảm nói tránh 4. Yêu cầu: - HS cớ bản áp dụng nói giảm nói tránh phụ thuộc vào tình huống giao tiếp vào mối quan hệ và hiểu biết giữa người nói và người nghe. - Khi cần nói rõ thực trạng, khi cần thông báo đầy đủ sự việc… người ta không dùng nói giảm nói tránh. 4. Trường hợp không nên dùng cách nói giảm nói tránh - Chỉ ra những lỗi lầm ở mức độ nặng của bạn. - Những sai phạm của người khác lặp đi lặp lại nhiều. à Chọn những lời lẽ để tăng tính thuyết phục. 4. Củng cố: Cho ví dụ về 4 cách nói giảm nói tránh ( dùng các từ ngữ đồng nghĩa , cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa, nói vòng, nói trống ( tỉnh lược ). 5. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị “Câu ghép ”. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docBai (10).doc