Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 41 Nói giảm, nói tránh

I. Mục tiêu cần đạt.

 - Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị.

 1- Giáo viên: Lấy 1 số ví dụ trong thực tế, thơ văn.

 2- Học sinh: Giải bài tập 5, 6 SGK tr153

III.Tiến trình bài dạy.

 1.ổn định tổ chức lớp: (1')

 2. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá.

3.Bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 41 Nói giảm, nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/11/2013 Ngày dạy: 4/11/2013 Tiết 41 : Nói giảm, nói tránh I. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này. - Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp. II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên: Lấy 1 số ví dụ trong thực tế, thơ văn. 2- Học sinh: Giải bài tập 5, 6 SGK tr153 III.Tiến trình bài dạy. 1.ổn định tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá. 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Những từ in đậm trong các đoạn trích có nghĩa là gì. ? Tìm ví dụ khác có cách nói tương tự ? ''Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ...'' ''Bà về năm ấy làng treo lưới''(T. Hữu) ? Vì sao trong câu văn tác giả dùng ''bầu sữa'' mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? ? So sánh 2 cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn ? - Nói giảm, nói tránh tạo nên sự tế nhị, nhẹ nhàng. ? Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh?Tác dụng? ? Điền các từ ngữ nói giảm , nói tránh đã cho vào chỗ trống? ? Trong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng cách nói giảm, nói tránh . - Hd học sinh làm bài tập 3 dựa vào mẫu câu trong SGK I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm , nói tránh. 1. Ví dụ 2. Nhận xét: - Cả 3 ví dụ đều tránh từ chết để giảm bớt đau buồn. - Dùng từ ''bầu sữa'' để tránh thô tục - Cách nói thứ hai nhẹ nhàng hơn 3. Kết luận* Ghi nhớ. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a) đi nghỉ b) chia tay nhau c) khiếm thị d) có tuổi e) đi bước nữa 2. Bài tập 2 - Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2. 3. Bài tập 3 VD: Chị xấu quá chị ấy chưa xinh Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ. Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm. 4. Củng cố: (2')? Nhắc lại khái niệm nói giảm, nói tránh ? Tác dụng. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (5')- Học thuộc ghi nhớ trong SGK tr108. soạn bài ''Câu ghép''. Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 8/11/2013 Tiết 42: Kiểm tra văn I. Mục tiêu cần đạt. - Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại. - Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm - Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn. II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên : Soạn đề bài và đáp án 2- Học sinh: Ôn tập kĩ 4 truyện kí Việt Nam đã học ở bài ''Ôn tập'' III.Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1. ổn định tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1') 3.Bài mới (41') A.Đề bài Câu 1: Viết đoạn văn trình bày số phận phẩm chất của lão Hạc? Câu 2:Trình bày tác hại của việc sử dụng bao bì ni long? Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản chiếc lá cuối cùng? B Đáp án Câu 1: Lão Hạc có số phận nghèo, côi cút đau thương nhưng giàu lòng tự trọng,vị tha yêu thương con hết mực và giàu lòng yêu thương con vật như con người Câu 2: Trình bày tác hại đối với sức khỏe và môi trương sống của con người Câu 3: Nêu cảm xúc yêu thương, chia sẻ, với Giôn xi và trân trọng họa sĩ Bơ men 4.Thu bài củng cố giờ học Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 8/11/2013 Tiết 43: CÂU GHÉP I. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép, nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép. - Rèn kĩ năng nhận diện câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép II. Chuẩn bị. 1- Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu in đậm trong ví dụ mục I 2- Học sinh: Xem lại bài (Câu đơn): Dùng cụm C-V để MR nòng cốt câu ở lớp 7, phiếu học tập (bài 3-SGK- tr112) III.Tiến trìnhtổ chức các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là nói giảm, nói tránh ? Tác dụng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm. ? Tìm các cụm từ C-V trong các câu in đậm. * Câu 2 có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT ''quên'' và ''nảy nở'' * Câu 5 chỉ có 1 cụm C-V * Câu 7 có 3 cụm C-V không bao chứa nhau. Cụm C-V cuối giải thích cho cụm C-V (2) - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK-tr112 vào phiếu học tập ? Dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép . ? Vậy thế nào là câu ghép. * Câu ghép là câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. Cho h/s đọc ghi nhớ ? Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở mục I - Câu 4: ''Nhưng mỗi lần thấy ... rộn rã'' là câu đơn, có cụm C-V nằm trong thành phần TN ? Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào. ? Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép. ? Em thấy có mấy cách nối các vế của câu ghép. * Có 2 cách nối: - Nối bằng từ có tác dụng nối + Nối bằng quan hệ từ + Nối bằng cặp quan hệ từ + Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ) - Không dùng từ nối giữa các vế, thường dùng dấu phẩy hoặc dấu (:) - Gọi học sinh đọc ghi nhớ ? Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào. I. Đặc điểm của câu ghép. 1. Ví dụ 2. Nhận xét: + C2: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. + C5: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng nhỏ và hẹp. + C7: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học. + Câu 1, 2 là câu đơn + Câu 3 là câu ghép - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK 3. Kết luận * Ghi nhớ. - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK II. Cách nối các vế câu. 1. Ví dụ 2. Nhận xét + C6: Câu này lược CN ở vế 2 + C1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá /ngoài đường rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi/ lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường. + C3: Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết. - Các vế trong C1, C3, C6 nối với nhau bằng quan hệ từ: vì, và, nhưng - Các vế trong câu 7 (vế 1 và vế 2) nối với nhau bằng quan hệ từ: vì - Vế 2 và vế 3 trong câu 7: không dùng từ nối (dùng dấu:) 3. Kết luận * Ghi nhớ. - Học sinh đọc ghi nhớ III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy) - Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu phẩy) - Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy) - Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy) b) - Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy) - Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy) c) Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:) 2. Bài tập 2, 3 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn. Trời mưa to nên đường rất trơn. §­êng rÊt tr¬n v× trêi m­a to. 4. Củng cố: (3') - Nhắc lại 2 ghi nhớ của bài: k/niệm câu ghép và cách nối các vế của câu ghép. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Học thuộc 2 ghi nhớ. - Tiếp tục làm bài tập 4,5 SGK tr114; xem trước bài ''CG'' Ngày soạn:2/11//2013 Ngày dạy: 9/11/2013 Tiết 44: CÂU GHÉP I. Mục tiêu cần đạt. - H/S nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. - Hiểu được dấu hiệu của mối quan hệ - Rèn kĩ năng đặt câu theo các mối quan hệ. Phân tích ý nghĩa các mối quan hệ của các câu đã đặt. II. Chuẩn bị. 1.Giáo viên: soạn bài 2.Học sinh: học bài chuẩn bị bài III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1.ổn định tổchức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép? 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - Treo bảng phụ ghi ví dụ mục I - Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ? Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong những câu sau: * Quan hệ giả thiết * Quan hệ tương phản * Quan hệ tăng tiến * Quan hệ bổ sung * Quan hệ nối tiếp * Quan hệ đồng thời * Quan hệ lựa chọn * Quan hệ giải thích ? Các mối quan hệ này thường được nhận biết qua dấu hiệu gì. ? Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao ? Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào. ? Dấu hiệu nhận biết ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì. ? Xác định câu ghép trong các đoạn văn. ? Xác định mối quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Xét ví dụ SGK 2. Nhận xét - Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi/ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi:/hôm nay tôi đi học. + Vế 1, 2: Quan hệ nguyên nhân + Vế 2, 3: Quan hệ giải thích. 1) Nếu anh đến muộn thì tôi đi trước. 2)Tuy trời mưa nhưng An vẫn đi học đúng giờ. 3) Mưa càng to, gió càng mạnh. 4) Không những Lan học giỏi môn văn mà Lan còn học giỏi cả môn Anh. 5) Hai người giận nhau rồi họ chia tay nhau. 6) Nó vừa đi, nó vừa ăn. 7) Mình đi chơi hay mình đi học. 8) Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt. - Bằng quan hệ từ (5, 7) - Bằng cặp QH từ (1,2,4) - Cặp từ hô ứng (3,6) - Dựa vào văn cảnh (8) - Tách được: 2 vế quan hệ lỏng -không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép. 3. Kết luận*Ghi nhớ. II. Luyện tập. Bài tập 1 a) Vế 1-2: nguyên nhân Vế 2-3: giải thích b) Điều kiện c) Quan hệ tăng tiến d) Tương phản e) Câu 1: nối tiếp Câu 2: nguyên nhân Bài tập 2 a, 4 câu ghép: điều kiện b, 2 câu ghép: nguyên nhân Bài tập 3 - Xét về mặt lập luận, mỗi vế trình bày một sự việc.Không nên tách mỗi vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau, không đảm bảo tính mạch lạc. -Không tách vì tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc Giá trị biểu hiện của câu ghép. 4. Củng cố: (2')? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Xem trước ''Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép''

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 12 nam 20132014.doc