I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa cá vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: Cĩ ý thức cẩn thận khi sử dụng cu ghp
II. Trọng tâm: Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
III. Chuẩn bị
1. GV : Bảng phụ
2. HS : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk .
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2.Kiểm tra miệng:
? Thế nào là câu ghép ? Câu sau có bao nhiêu cụm chủ vị ? có phải là câu ghép không ? (5 đ)
Trên đồng cạn dưới, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa (Năm kết cấu chủ vị )
TL : Câu ghép là những câu có hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành . Mỗi cụm chủ vị này được gọi là vế câu .
? Mục I của bài mới là gì?( Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu)
3. Bài mới
GTB :Tuần trước tiết 43 em đã tìm hiểu khái niệm về câu ghép , cách nối các vế câu ghép . Giờ học hôm nay , em sẽ tìm hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu khi dùng những từ ngữ có tác dụng nối .
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 46 Câu ghép ( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: / /2011
CÂU GHÉP ( t t )
Bài 12,Tiết CT:46
Tuần 12
Tiếng việt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa cá vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: Cĩ ý thức cẩn thận khi sử dụng câu ghép
II. Trọng tâm: Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
III. Chuẩn bị
1. GV : Bảng phụ
2. HS : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk .
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2.Kiểm tra miệng:
? Thế nào là câu ghép ? Câu sau có bao nhiêu cụm chủ vị ? có phải là câu ghép không ? (5 đ)
Trên đồng cạn dưới, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa (Năm kết cấu chủ vị )
TL : Câu ghép là những câu có hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành . Mỗi cụm chủ vị này được gọi là vế câu .
? Mục I của bài mới là gì?( Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu)
3. Bài mới
GTB :Tuần trước tiết 43 em đã tìm hiểu khái niệm về câu ghép , cách nối các vế câu ghép . Giờ học hôm nay , em sẽ tìm hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu khi dùng những từ ngữ có tác dụng nối .
Hoạt động 1
Tìm hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép .
- HS đọc ví dụ ở sgk/123 -> GV ghi bảng phụ
? Tìm quan hệ từ nối giữa các vế câu ?
¡ Bởi vì .
? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép là quan hệ gì ?
¡ Nguyên nhân – kết quả .
? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì ?
¡ Vế A : Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp
Vế B : ( bởi vì ) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp .
Vế A : Kết quả .
Vế B : Nguyên nhân .
Vế A : Biểu thị ý nghĩa khẳng định .
Vế B : Biểu thị ý nghĩa giải thích .
? Tìm thêm một số ví dụ – hoặc Gv nêu thêm
VD : Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
( mục đích – Thanh Tịnh )
Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho ( NTT )
Những ý tưởng ấy tôi chua lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi . ( TT)
-> Gv chốt lại ghi nhớ – Hs đọc ghi nhớ .
Câu ghép chính phụ :
- Hai người giằng co , đu đẩy nhau , rồi ai nấy đều buông gậy ra .( nối tiếp )
- …Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt .
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
- Khá chặt chẽ ( quan hệ nguyên nhân , điều kiện , tương phản ..)
- Thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ , cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định .
* Ghi nhớ sgk/123
Hoạt động 2
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập – Gv chia
lớp 3 nhóm .
BT1 nhóm 1
BT2 nhóm 2
BT4 nhóm 3
BT3 về nhà làm .
- Hs lên bảng làm -> Gv nhận xét
II. Luyện tập
BT1 : Quan hệ từ – Kiểu quan hệ từ :
a. Vế câu 1 với vế câu 2 nguyên nhân –kết quả ( Vì : nguyên nhân )
Vế câu 2 với vế câu 3 : Giải thích.
b. Hai vế câu có quan hệ điều kiện
Nếu …thì .
c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến:
Chẳng những …mà .
d. Các vế câu có quan hệ tương phản : tuy
đ. Hai câu ghép
- Câu 1: Từ “ rồi “ nối 2 vế câu sau : không dùng quan hệ từ nối 2 vế câu -> Nguyên nhân ( vì yếu nên bị lẳng ) .
BT2 : Đoạn trích 1: Quan hệ điều kiện – kết quả .
Đoạn trích 2 : Nguyên nhân – kết quả .
BT4 :
a. Quan hệ điều kiện ( không nên tách mỗi vế câu thành câu đơn )
b. Thôi ! U van con . U lạy con . Con thương thầy thương u . Con đi ngay bây giờ cho u -> Giúp ya hình dung nhân vật nói nhát gừng , nghẹn ngào .
=> Cách viết của Ngô tất Tố gợi ra cách nói , kể lễ van vỉ thiết tha của chị Dậu .
4. Câu hỏi bài tập củng cố
? Các vế trong câu ghép cĩ quan hệ ý nghĩa gì ?
O. Hs trả lời trong ghi nhớ
5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học thuộc ghi mhớ .
- BTVN: Làm bài tập 3
- Chuẩn bị : Phương pháp thuyết minh
+ Cĩ các phương pháp thuyết minh nào?
V. Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an ngu van 8 tiet 46.doc