Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 40 - Tiếng Việt Nói giảm, nói tránh

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong các tác phẩm văn học.

- Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận diện nói giảm nói tránh trong thơ văn và đời sống hàng ngày. Biết cách sử dụng trong giao tiếp cũng như khi tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ:

 * Tổ chức dạy học bài mới

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 40 - Tiếng Việt Nói giảm, nói tránh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/10/2008 Tiết 40 - Tiếng Việt: nói giảm, nói tránh A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong các tác phẩm văn học. - Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận diện nói giảm nói tránh trong thơ văn và đời sống hàng ngày. Biết cách sử dụng trong giao tiếp cũng như khi tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bảng phụ. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh - HS đọc ví dụ mục I.1SGK. GV cụ thể trên bảng phụ. ? Những từ in đậm trong những đoạn trích trên có nghĩa là gì ? Nghiã của các từ ngữ này được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Cách dùng như vậy nhằm mục đích gì ? - HS xác định. - HS đọc ví dụ mục I.2 SGK. ? Vì sao trong câu văn tác giả lại dùng từ bầu sữa mà không dùng 1 từ ngữ khác cùng nghĩa ? - HS lí giải. - HS đọc 2 câu văn mục I.3, SGK. ? So sánh 2 cách nói trên, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với ngươì nghe ? - GV: cách nói thứ 2 không trực tiếp chỉ ra phẩm chất lười mà vẫn được thể hiện qua cách nói phủ định “không được chăm chỉ lắm”. Nhờ vậy mà lời chê có tính chất nhẹ nhàng. Như vậy là những câu văn, câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. ? Vậy em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh ? Lấy một số VD về nói giảm, nói tránh ? - HS khái quát. GV chốt và cho HS đọc ghi nhớ. ? Tuy nhiên khi nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? - HS lí giải. Cần nêu được: Không nên nói giảm nói tránh khi cần làm sáng rõ sự thật, đấu tranh với những cái sai trái. I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh 1. Xét ví dụ 1.1 - …phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác… (1) - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (2) - …bố mẹ chẳng còn (3) Nhận xét : - Nghĩa của các từ ngữ in đậm: chết(dùng theo nghĩa chuyển). - Mục đích nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau xót mà cái chết có thể gây ra. 2.1 - Bầu sữa: từ ngữ dùng theo lối hoán dụ để tránh ý thô tục mà từ ngữ đồng nghĩa bầu vú có thể gây ra. 3.1- Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. Cách nói ở câu thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe. 2. Kết luận Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: - GV chuẩn bị ở bảng phụ, cho 5 HS lên bảng điền vào chỗ thích hợp cả lớp nhận xét, chữa. Gợi ý: a- Đi nghỉ; b - Chia tay; c - khiếm thị; d-có tuổi; e- đi bước nữa. Bài 2: - Cho 5 HS lên bảng đánh dấu sự lựa chọn của mình. Cả lớp thảo luận tại sao đúng (hoặc sai) Gợi ý: Câu dùng nói giảm, nói tránh: a 2, b 2, c 1, d 1, e 2. Bài 3: - GV làm mẫu thêm một câu, sau đó cho HS làm. Mục đích cho HS nắm vững nói giảm bằng cách phủ nhận điều ngược lại. - HS làm việc độc lập. Mẫu: - Cái xe của anh không tốt lắm. - Chiếc áo của cậu chưa được đẹp lắm. - Cách góp ý của bạn chưa đựơc tế nhị. - Chữ viết của Lan chưa được đẹp lắm. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Tiếp tục làm bài tập 4 - Chuẩn bị: Kiểm tra Văn D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: ................................................................................................................... Ngày soạn: 01/11/2008 Tiết 41: kiểm tra văn I. Mục tiêu: - Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về truyện kí Việt Nam hiện đại. - Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra khoa học, sạch sẽ. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Ra đề và đáp án; Phôtô đề kiểm tra - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài kiểm tra. III. Đề - đáp án đề kiểm tra 1. Lớp 8A * Đề bài: Đề A Ma trận đề kiểm tra văn Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL thấp cao TN TL Nội dung văn bản 2 1 3 Nghệ thuật của văn bản 1 1 Nhân vật trong văn bản 1 1 1 1 Tác giả 1 1 Tổng số câu 4 1 1 1 5 2 Tổng số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Nội dung chính của văn bản “Tôi đi học” là: A. Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường của nhân vật “tôi”. B. Cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, chơ vơ và cuối cùng là sự tự tin của nhân vật “tôi”. C. Ngôi trường Mĩ Lí xinh đẹp, khang trang và hình ảnh người thầy nhân hậu. 2. Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Trong lòng mẹ": A. Tự sự kết hợp với trữ tình. B. Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm. C. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. D. Cả 3 ý trên. 3. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố: A. Tố cáo thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân nửa phong kiến. B. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. C. Ngợi ca những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh quật khởi, tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. D. Cả 3 ý trên. 4. Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào ? A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng, mạnh mẽ. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 2 (1.0 điểm): Hãy điền tên các văn bản vào cột A sao cho tương ứng với nội dung chính của văn bản ở cột B. Cột A (Tên văn bản) Cột B (Nội dung chính) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên. Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức phản kháng tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của em bé đối với người mẹ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (3.0 điểm): Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nam Cao ? Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) Đề B Ma trận đề kiểm tra văn Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL thấp cao TN TL Nội dung văn bản 1 1 2 Nghệ thuật của văn bản 1 1 Nhận xét văn bản 1 1 Nhân vật trong văn bản 1 1 Tác giả 1 1 1 1 Tổng số câu 4 1 1 1 5 2 Tổng số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Ai là tác giả của truyện ngắn "Tôi đi học" ? A. Ngô Tất Tố C. Nam Cao B. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng 2. Nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng ? A. Nhà văn của phụ nữ và trẻ em B. Nhà văn của những người nông dân bị áp bức C. Nhà văn của tri thức nghèo D. Nhà văn của của những người cùng khổ 3. Nội dung chính của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ? A. Cảnh nông thôn của nước ta trong mùa sưu thuế trước Cách mạng B. Phản ánh hoàn cảnh khổ cực của gia đình chị Dậu. C. Kể chuyện bọn cường hào địa chủ đến nhà chị Dậu thu tiền. D. ý B và C đúng. 4. Nhận xét nào chính xác về truyện ngắn "Lão Hạc" ? A. Là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao. B. Là hồi kí xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. C. Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. D. Cả A,B,C đúng. Câu 2 (1.0 điểm): Hãy điền tên các văn bản vào cột A sao cho tương ứng với nội dung chính của văn bản ở cột B. Cột A (Tên văn bản) Cột B (Nội dung chính) Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức phản kháng tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của em bé đối với người mẹ. Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên. Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (3.0 điểm): Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố ? Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) * Đáp án: Thang điểm 10,0 Đề A Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn đúng vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm. 1. A 2. D 3. D 4. A Câu 2 (1.0 điểm): Điền đúng tên mỗi văn bản vào cột A đạt 0.25 điểm, lần lượt theo thứ tự: Lão Hạc, Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (3.0 điểm): Cần đạt: - Về hình thức (0.5 điểm): Cần đảm bảo hình thức là một đoạn văn, trình bày sạch sẽ, khoa học, sai không quá 5 lỗi chính tả, câu. - Về nội dung: Cần đảm bảo: + Giới thiệu được về tên thật, năm sinh - mất, quê của Nam Cao (0.75 điểm) + Giới thiệu được sự nghiệp văn học của Nam Cao: đề tài chính, đóng góp của nhà văn trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945..., được nhận giải thưởng... (1.0 điểm) + Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao (0.75 điểm) Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) Cần đạt: - Về hình thức (0.5 điểm): Cần đảm bảo hình thức khoảng 15 - 20 dòng (có thể là một đoạn văn hoặc là một văn bản ngắn), trình bày sạch sẽ, khoa học, sai không quá 5 lỗi chính tả, câu. - Về nội dung: Cần đảm bảo: + Nêu được cảm nghĩ khái quát của em về nhân vật đó (1.5 điểm) + Lí giải được vì sao em có cảm nghĩ đó (dựa vào các ý trong văn bản mà em chọn lựa) (3.0 điểm) Đề B Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn đúng vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm. 1. B 2. A 3. D 4. D Câu 2 (1.0 điểm): Điền đúng tên mỗi văn bản vào cột A đạt 0.25 điểm, lần lượt theo thứ tự: Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ, Tôi đi học, Lão Hạc Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (3.0 điểm): Cần đạt: - Về hình thức (0.5 điểm): Cần đảm bảo hình thức là một đoạn văn, trình bày sạch sẽ, khoa học, sai không quá 5 lỗi chính tả, câu. - Về nội dung: Cần đảm bảo: + Giới thiệu được năm sinh - mất, quê của tác giả Ngô Tất Tố (0.75 điểm) + Giới thiệu được sự nghiệp của Ngô Tất Tố: đề tài chính, đóng góp của nhà văn trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945..., được nhận giải thưởng... (1.0 điểm) + Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố (0.75 điểm) Câu 2 (5.0 điểm): Như câu 2 đề A (Phần tự luận) 2. Lớp 8b * Đề bài Đề A: Ma trận đề kiểm tra văn Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL thấp cao TN TL Nội dung văn bản 1 1 2 Nghệ thuật của văn bản 1 1 Nhận xét văn bản 1 1 Nhân vật trong văn bản 1 1 Tác giả 1 1 1 1 Tổng số câu 4 1 1 1 5 2 Tổng số điểm 1.0 1.0 2.0 6.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Nội dung chính của văn bản “Tôi đi học” là: A. Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường của nhân vật “tôi”. B. Cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, chơ vơ và cuối cùng là sự tự tin của nhân vật “tôi”. C. Ngôi trường Mĩ Lí xinh đẹp, khang trang và hình ảnh người thầy nhân hậu. 2. Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Trong lòng mẹ": A. Tự sự kết hợp với trữ tình. B. Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm. C. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. D. Cả 3 ý trên. 3. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố: A. Tố cáo thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân nửa phong kiến. B. Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. C. Ngợi ca những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh quật khởi, tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. D. Cả 3 ý trên. 4. Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào ? A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng, mạnh mẽ. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 2 (1.0 điểm): Hãy điền tên các văn bản vào cột A sao cho tương ứng với nội dung chính của văn bản ở cột B. Cột A (Tên văn bản) Cột B (Nội dung chính) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên. Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức phản kháng tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của em bé đối với người mẹ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (2.0 điểm): Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp có tác dụng khái quát về cuộc đời của nhà văn Nam Cao: Nam Cao (.......... - ............) tên khai sinh là .................................................., quê ở Đại Hoàng - Lí Nhân - Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người ...................................................................... .............................................................. và người trí thứcngèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng nhà văn chân thành tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến và cách mạng. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng ........................................................................................ Câu 2 (6.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) Đề B: Ma trận đề kiểm tra văn Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL thấp cao TN TL Nội dung văn bản 1 1 2 Nghệ thuật của văn bản 1 1 Nhận xét văn bản 1 1 Nhân vật trong văn bản 1 1 Tác giả 1 1 1 1 Tổng số câu 4 1 1 1 5 2 Tổng số điểm 1.0 1.0 2.0 6.0 2.0 8.0 Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Ai là tác giả của truyện ngắn "Tôi đi học" ? A. Ngô Tất Tố C. Nam Cao B. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng 2. Nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng ? A. Nhà văn của phụ nữ và trẻ em B. Nhà văn của những người nông dân bị áp bức C. Nhà văn của tri thức nghèo D. Nhà văn của của những người cùng khổ 3. Nội dung chính của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ? A. Cảnh nông thôn của nước ta trong mùa sưu thuế trước Cách mạng B. Phản ánh hoàn cảnh khổ cực của gia đình chị Dậu. C. Kể chuyện bọn cường hào địa chủ đến nhà chị Dậu thu tiền. D. ý B và C đúng. 4. Nhận xét nào chính xác về truyện ngắn "Lão Hạc" ? A. Là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao. B. Là hồi kí xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. C. Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. D. Cả A,B,C đúng. Câu 2 (1.0 điểm): Hãy điền tên các văn bản vào cột A sao cho tương ứng với nội dung chính của văn bản ở cột B. Cột A (Tên văn bản) Cột B (Nội dung chính) Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức phản kháng tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của em bé đối với người mẹ. Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên. Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (2.0 điểm): Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp có tác dụng khái quát về cuộc đời của nhà văn Ngô Tất Tố: Ngô Tất Tố ( .......... - .......... ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Liêm, tỉnh................. ( nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.). Ông vừa là một học giả; là một nhà báo; là nhà văn ................................................................................... chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Tác giả được nhà nước truy tặng Giải thưởng .....................................................................................................................( năm 1996). Câu 2 (6.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) * Đáp án: Thang điểm 10,0 Đề A Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn đúng vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm. 1. A 2. D 3. D 4. A Câu 2 (1.0 điểm): Điền đúng tên mỗi văn bản vào cột A đạt 0.25 điểm, lần lượt theo thứ tự: Lão Hạc, Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ. Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (2.0 điểm): Điền đúng vào mỗi chỗ trống đạt 0.5 điểm. Cần đạt: 1915 - 1951, Trần Hữu Tri, nông dân ngèo đói bị vùi dập, Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật( năm 1996). Câu 2 (6.0 điểm): Cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 8 đã học. ( Viết khoảng 15 - 20 dòng ) Cần đạt: - Về hình thức (0.5 điểm): Cần đảm bảo hình thức khoảng 15 - 20 dòng (có thể là một đoạn văn hoặc là một văn bản ngắn), trình bày sạch sẽ, khoa học, sai không quá 5 lỗi chính tả, câu. - Về nội dung: Cần đảm bảo: + Nêu được cảm nghĩ khái quát của em về nhân vật đó (2.0 điểm) + Lí giải được vì sao em có cảm nghĩ đó (dựa vào các ý trong văn bản mà em chọn lựa) (3.5 điểm) Đề B Phần Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Khoanh tròn đúng vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm. 1. B 2. A 3. D 4. D Câu 2 (1.0 điểm): Điền đúng tên mỗi văn bản vào cột A đạt 0.25 điểm, lần lượt theo thứ tự: Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ, Tôi đi học, Lão Hạc Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 (2.0 điểm): Điền đúng vào mỗi chỗ trống đạt 0.5 điểm. Cần đạt: 1893- 1954, Bắc Ninh, hiện thực xuất sắc, Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 2 (6.0 điểm): Như đáp án câu 2, đề A (Phần tự luận) iv. Tiến trình lên lớp: A. ổn định lớp. b. Tổ chức làm bài. C. Thu bài D. Hướng dẫn học ở nhà - Tiếp tục củng cố về truyện kí Việt Nam hiện đại. - Chuẩn bị bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Ngày soạn: 02/11/2008 Tiết 42 - Tập làm văn: LUYệN NóI : Kể CHUYệN THEO NGÔI Kể KếT HợP VớI MIÊU Tả, BIểU CảM A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Giúp học sinh biết kể chuyện trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, - Qua đó ôn tập lại ngôi kể. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể ? Có thể dùng những ngôi kể nào? - HS xác định: ngôi thứ nhất, thứ ba ? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Nêu tác dụng ở mỗi loại ngôi kể. - HS trình bày. - GV cho HS tìm 1 ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi 1 và ngôi 3 ở các bài đã học. ? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? - HS lí giải. I. ÔN TậP Về NGÔI Kể: - Kể theo ngôi 1: người kể xưng “tôi” làm câu chuyện tăng tính chân thực, thuyết phục. VB: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc. - Kể theo ngôi 3: gọi tên các nhân vật giúp kể một cách linh hoạt, tự do. VB: Tức nước vỡ bờ. - Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết làm câu chuyện sinh động, phong phú. Hoạt động 2: Lập dàn ý - GV cho học sinh đọc lại đoạn văn trong SGK. ? Câu chuyện kể về việc gì và kể theo ngôi thứ mấy? - HS xác định: Chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai, kể theo ngôi 3. ? Hãy chỉ ra và phân tích yếu tố biểu cảm trong các câu đối thoại của chị Dậu? - HS xác định. ? Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Phân tích tác dụng những yếu tố miêu tả đó? - HS xác định. ? Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi 1 thì phải thay đổi những gì? - HS xác định: Thay đổi từ ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất thì phải thay đổi các yếu tố kể cho phù hợp, như người kể là chị Dậu phải xưng tôi, ... II . dàn ý Kể CHUYệN KếT HợP VớI MIÊU Tả, BIểU CảM, ĐáNH GIá 1. Yếu tố biểu cảm: - Cháu van ông … thái độ nhún nhường, hạ mình. - Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ: tư thế ngang hàng, dấu hiệu phản kháng - Mày trói ngay chồng bà đi… đặt mình cao hơn, thái độ căm phẫn. 2. Yếu tố miêu tả: - Chị Dậu xám mặt, vội vàng… - … hắn … sấn đến … - Sức lẻo khoẻo … ngã chõng quèo … - Người nhà lý tưởng sấn sổ… - Anh chàng hầu cận ông Lý … ngã nhào ra thềm. à Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ. Hoạt động 3: Luyện nói III . LUYệN nói: - GV hướng dẫn học sinh tập nói kết hợp với điệu bộ, cử chỉ. - HS nói - HS nhận xét các bài nói, GV nhận xét cho điểm và tổng kết. Bài gợi ý: Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin tha thiết: "Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh lại được 1 lúc, ông tha cho nhà cháu". Tôi chưa kịp nói hết câu thì đã bị hắn bịch cho mấy cái vào ngực đau điếng, vừa bịch hắn vừa quát: "Tha này, tha nay!" Rồi hắn lại sấn sổ đến trói chồng tôi. Tức quá không chịu nổi, tôi đã cự lại hắn: "Chồng tôi đang đau ốm, ông không đc phép hành hạ chồng tôi". Tôi lại bị hắn tát vào mặt 1 cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào trói chồng tôi. Không chịu đựơc, tôi nghiến 2 hàm răng: "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !" Thế rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo ra đất, nhưng miệng hắn vẫn nham nhảm doạ bắt trói vợ chồng tôi. Thấy tên cai lệ bị đánh, tên người nhà lí trưởng cầm gậy, sấn đến định đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi túm ngay đựơc gậy của hắn. Tôi và hắn giằng co nhau đu đẩy, rồi tôi và hắn đều buông gậy ra, áp vào vật nhau, kết cục hắn bị tôi túm tóc lẳng cho 1 cái ngã nhào ra thềm. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Tiếp tục luyện nói ở nhà - Chuẩn bị: Câu ghép D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: ................................................................................................................... ................................................................................................................... .................................................................................................................. Ngày soạn: 02/11/2008 Tiết 43 - Tiếng Việt: CÂU GHéP A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của câu ghép. - Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích câu, đạt các dạng câu. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. Chuẩn bị VD ở bảng phụ - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ ? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép - GV cho HS đọc đoạn văn trích văn bản Tôi đi học trong SGK. GV treo bảng phụ ghi các câu in đậm. ? Tìm các cụm C - V trong các câu in đậm ? - HS tìm. ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các cụm C- V trong câu 1 ? - HS nhận xét. ? Em có nhận xét gì về cấu tạo các cụm C-V trong câu 3? - HS nhận xét. ? Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu ghép ? - HS xác định. ? Vậy, câu ghép có đặc điểm gì ? ? Hãy đặt một câu ghép ? - HSắut ra kết luận, biết dặt câu. i. Đặc điểm của câu ghép 1. Xét ví dụ Câu 1 : Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trởi quang đãng . Câu có 3 cụm C- V, trong đó có 2 cụm C – V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ "quên " và "nảy nở " -> Câu mở rộng. Câu 2: Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp . Câu có một cụm C – V -> Câu đơn . Câu 3: Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học . Câu có nhiều cụm C – V không bao chứa nhau, ( Câu này có ba cụm C – V. Cụm C – V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C – V thứ hai ) -> Câu ghép 2. Kết luận Ghi nhớ 1, Sgk trang 112 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép - GV cho HS tiếp tục đọc thầm VD ở mục 1. ? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1 ? - HS tìm ? Dự vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, em hãy lấy thêm ví dụ về cách nối các vểtong câu ghép ? - HS lấy VD, GV cho cả lớp nhận biết cách nối các vế câu trong các VD đó. - GV chuẩn bị các VD nếu HS lấy không đủ để có VD minh hoạ cho các cách nối vế câu t

File đính kèm:

  • doct3540.doc