A. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh
- Rèn kỷ năng sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả
- Đánh gía kết quả vận dụng lí thuyết vào thực hành xây dung văn bản
B. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
* G/v nhận xét chung về các mặt
1, Kiểu bài :
- lớp 8A : hầu hết các em biết viết bài văn thuyết minh
- Lớp 8B : Một số em chưa biết cách làm một bài văn thuyết minh (Hoà, Hụê, Hoàng)
2, Cấu trúc : bài làm của các em đủ 3 phần
3, Về nội dung : Đã giúp cho ngươpì đọc hiểu về chiếc nón (nguồn gốc, cách làm, công dụng )
4, Diễn đạt :
- Liên kết văn bản hầu hết còn rời rạc
- Còn sai về lỗi dùng từ và chính tả
5, Hình thức : Trình bày : một số em còn rất cẩu thả như : Kiên, Trang, Thắng, Thuận
6, Kết quả :
Lớp 8A : 100% đạt yêu cầu trung bình khá
Lớp 8B : - 4 em đạt điểm đưới 5
- 32 em đạt điểm trên 5
Hoạt động 2 : Đọc them định
- G/v cho 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao, sau đó cho h/s thảo luận
+ Nguyên nhân viết tốt và viết chưa tốt
+ Hướng dẫn sữa các lỗi đã mắc
Hoạt động 3 : Trả bài
- G/v trả bài cho h/s và yêu cầu :
+ Mỗi em tự xem lại bài và tự sữa lỗi
+ H/s trao đổi bài cho nhau xem để cùng rút kinh nghiệm
- G/v nhắc nhở h/s : Xem lại kiểu bài thuyết minh
- Đọc lại các văn bản mẫu ở sgk
- Tự ra đề và viết kiểu loại văn thuyết minh
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 64 Trả bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64
Trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh
- Rèn kỷ năng sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả
- Đánh gía kết quả vận dụng lí thuyết vào thực hành xây dung văn bản
B. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
* G/v nhận xét chung về các mặt
1, Kiểu bài :
- lớp 8A : hầu hết các em biết viết bài văn thuyết minh
- Lớp 8B : Một số em chưa biết cách làm một bài văn thuyết minh (Hoà, Hụê, Hoàng)
2, Cấu trúc : bài làm của các em đủ 3 phần
3, Về nội dung : Đã giúp cho ngươpì đọc hiểu về chiếc nón (nguồn gốc, cách làm, công dụng…)
4, Diễn đạt :
- Liên kết văn bản hầu hết còn rời rạc
- Còn sai về lỗi dùng từ và chính tả
5, Hình thức : Trình bày : một số em còn rất cẩu thả như : Kiên, Trang, Thắng, Thuận
6, Kết quả :
Lớp 8A : 100% đạt yêu cầu trung bình khá
Lớp 8B : - 4 em đạt điểm đưới 5
- 32 em đạt điểm trên 5
Hoạt động 2 : Đọc them định
- G/v cho 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao, sau đó cho h/s thảo luận
+ Nguyên nhân viết tốt và viết chưa tốt
+ Hướng dẫn sữa các lỗi đã mắc
Hoạt động 3 : Trả bài
- G/v trả bài cho h/s và yêu cầu :
+ Mỗi em tự xem lại bài và tự sữa lỗi
+ H/s trao đổi bài cho nhau xem để cùng rút kinh nghiệm
- G/v nhắc nhở h/s : Xem lại kiểu bài thuyết minh
- Đọc lại các văn bản mẫu ở sgk
- Tự ra đề và viết kiểu loại văn thuyết minh
Tuần 17
Bài 17
Tiết 65 – 66
Hai chữ nước nhà
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp h/s
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước
- Tìm hiểu sức hấp dẫn của ngòi bút Trần Tuấn Khải : Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết…
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài :
Trần Tuấn Khải là một hồn thơ yêu nước, thơ ông được lưu hành công khai, hợp pháp, nên nội dung yêu nwocs đó thường phải biểu hiện theo một cách thức riêng mới có thể loạt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Ông thường mượn đề tài lịch sử cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử của đất nước, hoặc biểu tượng nghẹ thuật để kí thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình và cổ vũ khích lệ đồng bào. Đặc biệt “các đề tài lịch sử của nước nhà giúp cho áNam cái cớ và cái chất để phóng tong ngòi bút, mở rộng tâm tình và kích động đồng bào, bởi người Việt Nam ta rất yêu nước, động đến lịch sử là rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi làng người ” (Xuân Diệu). “Hai chữ nước nhà” được xem là bài hát hay nhất đã tổng hợp các mô típ văn yêu nước cuả á Nam, từ giọng bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời máng mỏ, từ sự đổi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nổi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san… Xuân Diệu
Hoạt động của h/s
(Dưới sự hướng dẫn của g/v)
Kết quả cần đạt
(Nội dung bài học)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả
G/v kể lại câu truyện thử (gia đình Nguyễn Trãi)
? Trình bày hoàn cảnh ra đời của abì thơ ?
? Xác định vị trí của đoạn trích?
H/s đọc – g/v lưu ý giọng đọc cho h/s
G/v kiểm tra việc nhớ chú thích của h/s
H/s thực hiện yêu cầu sgk
? Em có đồng ý không? Vì sao? Nêu nội dung chính từng phần?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích
? Em cóa nhận xét gì về giọng điệu bài thơ và cảm nhận chung?
? Thể thơ của bài thơ giống thể thơ của bài thơ nào đã học? (Sau phút chia ly) (Chinh phụ ngâm)
? Đặc điểm : Số câu, kiểu câu, vần điệu?
Hoạt động 2(1) : Hướng dẫn phân tích 8 câu thơ đầu
H/s đọc 8 câu thơ đầu
? Nỗi sầu diễn ra trong khung cảnh không gian như thế nào?
G/v bình
Biên ải là nơi tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của NDK thì đay là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt với tổ quốc, quê hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người… tạo không khí những năm 20 của thế kỷ XX ?
? Tâm trạng của người trong cuộc (người cha, người con) ở đây như thế nào?
? Nỗi sầu ly biệt ở đây là gì?
Trong bối cảnh đó, lời khuyên của người cha có ý nghĩa, những như lời chăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động có sức truyền cảm hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt nghi xương
Hoạt động 2 (2)
? Tác giả đã nhập vai người cha – một nạn nhân - để miêu tả hiện tình của đất nước, kể tội ác của quân xâm lược. Vậy nổi đau của người cha được diễn biến như thế nào? Nỗi đau này có mức độ, tầm vóc như thế nào?
Khổ thơ “Thảm vong quốc… nỗi này”, đã gợi hình ảnh về đất nước điêu tàn dưới gót bọn xâm lược nhà Minh, đã giúp em liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam năm 20 của thế kỷ XX như thế nào?
? Nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả nỗi đau đó?
Hoạt động 2 (3)
H/s đọc 8 câu cuối
? nội dung lời trao gửi của người cha là gì?
? Người cha nói về tình cảnh của mình hiện tại như thế nào?
? Người cha hy vọng trao gửi con điều gì?
? ý nghĩa của lời trao gửi đó?
Hoạt động 2 (4)
? Tác giả gửi gắm điều gì qua câu chuện lịch sử về cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Tại sao tác giả lấy tên bài thơ là “Hai chữ nước nhà”
? Đoạn trích có thể hiện được tư tưởng bài thơ không?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập
H/s làm ở nhà
Thực hiện yêu cầu học tập trong sgk
I. Tìm hiểu chung
1, Tác giả : (1895 – 1983)
- Hiệu á Nam
- Quê : Mĩ Hà - Mĩ Lộc – Nam Định
- Đặc điểm thơ:
+ Thường mược đề tài lịch sử, biểu tượng nghệ thuật bang gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, căm giận bọn cướp nước… nhằm khích lệ tư tưởng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập tự do của mình
+ Thơ của ông những năm đầu thế kỷ XX trùng tung rộng rãi
- Tác phâm chính : Duyên nợ phù sinh I, II, Bút quan hoài I, II…
2, Đề tài và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử (chuyện về cha con Nguyễn Trãi khi xưa)
- Bài thơ ra đời nảm 1924, khi đất nước ta chìm đắm trong gót giầy của thực dân Pháp xâm lược, cũng giống như hoàn cảnh nước ta thuộc Minh
- Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu của bài
3, Đọc : Giọng đau xót, căm giận, thở than, u sầu
4, Từ khó :
5, Bố cục : 3 phần
- 8 câu đầu : Nỗi sầu chia ly
- 20 câu tiếp : Nỗi đau mất nước
- 80 câu cuối : Gửi trao niềm khát vọng
II. Phân tích
1, Nội dung, giọng điệu chính
Đây là lời chăng chối sâu nặng ân tình và tràn đầy nổi xót xa đau đớn của người cha đối với con trước giừo vĩnh biệt, trong bối cnảh nước mất nhà tan
2, Thể thơ : Song thất lục bát
- Đặc điểm : Mỗi cặp có 4 câu : 2 câu 7 chữ, 2 câu lục bát; chữ mỗi câu thất ngôn thứ nhất vần với chữ 5 câu thất ngôn thứ 2 ; chữ cuối cùng của câu thất ngôn thứ 2 vần với chữ cuối câu lục
- Trần Tuấn Khải đã dùng thể thơ truyền thống, phù hợp cho việc diễn tả nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, nỗi u sầu
3, Đoạn thơ đầu : Nỗi sầu ly biệt
* Cuộc chia ly diễn ra trong bối cảnh ảm đạm, tăm tối, sơn cùng thuỷ tận
- Chốn ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu
- Tâm trạng của con người
+ Người con : Đau đớn khôn cùng trước cảnh nước mất nhà tan : tầm tả châu sỏi
+ Người cha già : Thân tàn, lực yếu, bị bắt đi đây nơi đất giặc không có ngầy về à căm giận quân giặc cướp nước
ố Cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau đớn, xót xa : Nước mất nhà tan, cha con li biệt… cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn
4, Đoạn 2 : Nỗi đau mất nước
- Tủi nhục vì đát nước có truyền thống độc lập mấy ngàn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc
- căm giận vì kẻ thù tàn phá đất nước tan hoang “Xương rừng, máu sông” đẩy nhân dân lâm vào cảnh “bỏ vợ lìa con”
- Nỗi xót xa trào ứa như xé tâm can, khối uất hận xây cao như núi Nùng Lĩnh, cơn sầu thăm thẳm như sông Hồng Giang…
- Cảnh của một nỗi lo cho dân tộc “lấy ai tế độ đàn sau đó mà”
* Đây không phải là nổi riêng tư mà là một nỗi đau lớn của cả một dân tộc, một thế hệ
à Giợi sự liên tưởng đến tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân ta những năm 20 của thế kỷ XX
- Tự sự + biểu cảm, từ ngữ hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu (kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm à giọng điệu thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất),mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng à sở trường của Trần Tuấn Khải, có sức rung động lớn nhất là những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó
5, Đoạn cuối : gửi gắm một niềm hoài vọng to lớn
- Người cha bày tỏ tình cảm của mình
+ tuổi già sức yếu
+ Lỡ xa cơ, chịu bó tay
+ Thân lươn trong vũng lầy
ố (Nguyễn Phi Khanh là người học rộng tài cao đang làm quan trong triều đình nhà Hồ, tham gia kháng chiến chống Minh à giờ đây phải thốt ra lời lẽ đó là cả một sự xót xa, bi kịch lớn) à đó là lý do để người cha trao tất cả hy vọng, tin cậyk vào con
- Người cha trao nhiệm vụ cho con một nhiệm vụ hết sức nặng nề cao cả
+ Chống giặc ngoại xâm (noi gương tổ tông – vì nước gian lao), giành độc lập cho đất nước (phát triển ngọn cờ độc lập)
+ Đó là khát vọng lớn của người cha cũng là khát vọng của dân tộc. Đây là lời của người cha và cao hơn là lời của tổ quốc, trong một cuộc bàn giao của thế hệ
6, tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với đất nước
- Tác gải mược câu truyện lịch sử về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi để gửi gắm tấm lòng tình cảm đối với non sông đất nước
+ Lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam
+ Nỗi đau lòng của ông trước cảnh đất nước bị kẻ thù tàn phá
+ Lòng căm thù giặc sâu sắc
+ Khích lệ lòng yêu nước và cứu nước của đồng bào
III. Tổng kết
* Tên bài thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc, không thể tách rời : “Nước mất nàh tan” à muốn cứu nhà, trước hết phải cứu nước, đó cũng là lời tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người. í nghĩa tên gọi của bài thơ và là ý nghĩa của cụ Nguyễn Phi Khanh dặn người con : “ Con người có hiếu trước hết phải đền nghĩa nước. Phải lấy nước làm nhà”
IV. Luyện tập
Gợi ý : Một hình ảnh tính chất ước lệ sáo mòn : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc… à tạo được niềm xúc động sâu xa cho người đọc. Bởi lẽ tình cảm của nhà thơ rất chân thành, trung thực, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương cuả nhân vật lịch sử, vừa “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi cuả mọi lòng người” thời hiện đại
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà
Thuộc lòng bài thơ
Chuyển bài thơ thành văn xuôi
* Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tiết 67 – 68
Kiểm tra tổng hợp học kỳ I
(Đề do giáo dục ra, đã tổ chức thi ngày 31 – 12 – 2004)
Tuần 18
Bài 17
Tiết 69 – 70
Hoạt động ngữ văn :
Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp h/s
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần
- tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : ÔN tập bài 15
? Muốn làm một bài thơ 7 chữ chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
H/s trao đổi thảo luận
G/v chốt
Hoạt động 2 : Phân tích mẫu
? Xác định số tiếng, số dòng gọi tên thể thơ?
? Xác định luật bằng, trắc?
? Đối, niêm?
? Nhịp?
? Vần?
Hoạt động 3 : Luyện tập
Gọi h/s đọc bài thơ
? Gạch nhịp?
? Chỉ ra các tiếng gieo vần?
Luật bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau
H/s đọc bài “Tối”
? Xác định luật bằng, trắc?
? Xác định chổ sai?
? Làm tiếp bài thơ dở dang?
Gợi ý : Hai câu tiếp theo là :
a,
B B T T B B T
B T B B T T B
b,
T T B B B T T
B B T T T B B
I. Ôn tập
* Muón làm một bài thơ 7 chữ cần :
- Xác định số tiếng và số dòng của bài thơ
- Xác định bằng, trắc của từng tiếng trong thơ
- Xácđịnh đối, niêm giữa các dòng thơ
- Xác định cách ngắt nhịp của bài thơ
* Luật cơ bản : Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh
II. Ví dụ mẫu
Bài thơ “Bánh trôi nước”
* Số tiếng : 28, số dòng 4
à Thất ngôn tứ tuyệt
* Bằng trắc :
a, Dòng 1 : Em(B)–trắng(T)–vừa (B)
b, Dòng 2 : Nổi(T)–chìm(B)–nước(T)
c, Dòng 3 : Nát(T) – dầu(B) – kẻ(T)
d, Dòng 4 : Em(B) – giữ(T) – lòng(B)
* Đôi, niệm :
- Bằng đối với trắc
- Các cặp niệm : Nổi – nát, chìm – dầu, nước – kẻ
* Nhịp : 4/3, hoặc 2/2/3
* Vần : Chân, bằng : (on) tiếng 7 ở các câu 1, 2, 4
III. Luyện tập
1, Nhận diện luật thơ
* Bài a : Nhịp 4/3
Chiều
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
- Gieo vần : Tiếng 7 câu 1 với tiếng 7 câu 4
- bài thơ được làm theo thể bằng
Bài b :
Tối
T T B B T T B
B B T T T B T
B B T T B T T
T T B B T B B
* Chổ sai
- Sau ngọn đèn mờ sau có đáu phẩy
àDấu phẩy gây đọc sai nhịp, sai vần
ví dụ : Xanh xanh à xanh lè
2, Tập làm thơ
a, Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
b, Nắng đấy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về
III. Hướng dẫn học ở nhà
1, Sưu tầm những bài thơ 7 chữ nổi tiếng
2, Sáng tác bài thơ 7 chữ
Tiết 71
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Ôn tập những kiến thức đã học
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm
Hướng dẫn khắc phục những lối còn mắc
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Nhận xét đánh giá chung
* G/v nhận xét, đánh giá chung về các mặt
- Kiến thức, mức độ đạt yêu cầu
- Kĩ năng : vận dụng lý thuyết vào thực hành
- Kết quả : Điểm số: giỏi, khá, trung bình, yếu
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể
- G/v giới thiệu cho h/s nhận xét, đánh giá một số bài đạt điểm cao và một số bài đạt điểm thấp
- Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt
- Hướng dẫn khắc phục các khuyết điểm, sai sót
Hoạt động 3 : Trả bài
- G/v trả bài cho h/s, yêu cầu h/s sữa lỗi
- Sau đó, h/s đổi bài cho nhau để cùng sữa và rút kinh nghiệm
Tiết 72
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I
A. Kết quả cần đạt
* Đánh giá, nhận xét kết quả toàn diện của h/s qua một bài làm tổng hợp về :
- Mức độ nhớ kiến thức tiếng việt, văn học, tập làm văn
- Kỉ năng viết đúng thể loại văn thuyết minh, biểu cảm, miêu tả…
- kỉ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
* H/s tự đánh giá, sữa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn g/v
B. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- G/v phát bài cho h/s trước 3 ngày, h/s tự sữa lỗi
- G/v cho cán bộ lớp kiểm tra việc tự chữa bài cũa h/s
Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá bài của h/s
1, Nhận xét đánh giá phần I – Trắc nghiệm
a, Những bài hoàn toàn đúng
b, Những câu chọn sai? Lí do?
2, Nhận xét, đánh giá phần II – Tự nhiên
- Nắm thể loại
- Bố cục bài làm
- Nhận xét về những sáng tạo riêng (nếu có)
Hoạt động 3: ý kiến trao đổi của h/s về bài viết của bản thân qua sự đánh giá và nhận xét của g/v
- H/s trao đổi những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân
- G/v lắng nghe trao đổi, giải đáp, làm rõ vấn đề
Hoạt động 4 : Đọc – bình một số bài tự luận của h/s
- G/v cho đọc 1 – 2 bài, 1 – 2 đoạn tiêu biểu nhất với lời bình ngắn gọn của chính mình
- G/v cungd h/s đọc diễn cảm, nói lời bình từng bài từng đoạn
Hoạt động 5 : Hướng dẫn luỵen tập ở nhà
- Bổ sung, viết lại bài tự luận
File đính kèm:
- Giao an NV8 T6472doc.doc