I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc 1 đoạn trong bài “Nhớ rừng”, nêu ý nghĩa của đoạn?
b/. Nêu ý nghĩa cảu bài “Nhớ rừng”?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 77 Quê Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 BÀI 19
Tiết 77
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc 1 đoạn trong bài “Nhớ rừng”, nêu ý nghĩa của đoạn?
b/. Nêu ý nghĩa cảu bài “Nhớ rừng”?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: đọc chú thích về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động II:
GV: Đọc bài thơ.
HS: Đọc lại bài thơ.
GV: Hãy nêu nội dung của bốn khổ thơ?
HS:
- Giới thiệu chung về “làng tôi”.
- Tả cảnh thuyền chày ra khơi đánh cá.
- Cảnh thuyền cá trở về.
- Nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả.
GV: Tác giả giới thiệu làng tôi có gì đặc biệt?HS: Làm nghề chày lưới.
GV: Làng chày được miêu tả qua hình ảnh nổi bậc nào?
HS: chiếc thuyền và cánh buồm.
GV: Câu “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” có nghĩa như thế nào?
HS: Tuấn mã là ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Ví con thuyền như con tuấn mã.
GV: Hãy tìm những chi tiết đặt tả con thuyền?
HS: Cánh buồm giăng to như mảnh hồn làng.
GV: Trong câu trên, tác giả đã sữ dụng nghệ thuật gì?
HS: So sánh và ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chày.
GV: Qua những hình ảnh trên em thấy con thuyền của làng chày ntn?
HS: Con thuyền đẹp, quý, thân thiết.
GV: Qua hình ảnh đẹp đẻ đó tác giả có cảm xúc gì nề quê hương?
HS: Cảm xúc phấn chấn, tin yêu, tự hào về quê hương.
GV: Cảnh tuyền và người về bến được tả bằng những chi tiết nào?
HS:
-Dân làng tấp nập đón ghe về
-Cá trên thuyền thân bạc trắng
-Hình ảnh người đi biển về: da rám nắng, cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-Hình ảnh con thuyền sau chuyến đi biển: “Chiếc thuyền im bến mỏi về nằm – nghe chất muối thấm đầy trong thớ vỏ”.
GV: Không khí ồn ào tấp nập cùng với lời tâm niệm “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” cho chúng ta thấy cuộc sống nơi đây ntn?
HS: Cuộc sống lao độmg với niềm vui nhưng cũng nhiều lo toan.
GV: Người dân chày được tác giả tả với chi tiết điển hình nào của vùng biển?
HS: Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
GV: Qua những chi tiết đó, em có cảm nhận ntn về người dân chày lưới?
HS: Người dân nơi đây mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả.
GV: Phân tích nghệ thuật của 2 câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – nghe thất muối thấm dần trong thớ vỏ”?
HS: Dùng phép nhân hóa. Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với sự sống con người nơi đây.
GV: Quan đó ta thấy tác giả là người co tâm hồn ntn?
HS: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lắng nghe được sự sống âm thầm trong sự vật của quê hương.
GV: Trong xa cách lòng tác giả nhớ tới những điều gì của quê nhà?
HS: Trả lời phần bài hs ghi.
GV: Qua những chi tiết đó, cuộc sống ở làng chài ntn?
HS: Đẹp, giàu, làm lụng và thanh bình.
GV: Hãy chỉ ra câu thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả?
GV: Hãy nêu ý nghĩa bài thơ?HS:Trả lời phần ghi nhớ (SGK.18)
I/. Giới thiệu:
1/. Tác giả: Tế Hanh, tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921 tại một làng chày ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
2/. Tác phẩm: Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963),…
II/. Tìm hiểu văn bản:
1/. Hình ảnh quê hương:
a/. Cảnh thuyền chày ra khơi:
- Con thuyền như con tuấn mã → Ca ngợi vẽ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi.
- Cánh buồm giăng to như mảnh hồn làng.
→ So sánh và ẩn dụ.
2/. Cảnh thuyền chày và người về bến:
- Dân làng tấp nập đón ghe về.
- Cá đầy thuyền
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
2/. Nỗi nhớ quê hương:
-Biển (màu nước xanh)
-Cá (cá bạc)
-Cánh buồm (chiếc buồm voi)
-Thuyền (thoáng con thuyền rẽ sóng).
-Mùi biển (cái mùi nồng mặn)
→ Đẹp, giàu, làm lụng và thanh bình.
-Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
→ Nhấn mạnh nỗi nhớ quê lẫn đặc điểm của làng quê.
Gắn bó thủy chung với quê hương cho dù tha hương.
III/. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK.18)
3/. Củng cố: HS đọc lại bài thơ và ghi nhớ ( về nhà học thuộc hai phần này và xem phần tìm hiểu văn bản)
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Khi con tu hú”
Trả lời các câu:1, 2, 3 (SGK.20)
File đính kèm:
- (T77)Que-huong.doc