Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 85 Ngắm trăng, đi đường

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 -Cảm nhận được tìmh yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hố Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

 -Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “Đi dường”: từ việc đi đường núi gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ

 -HS: Bài soạn, SGK

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

a/. đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, cho biết tên tác giả?

b/. nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 85 Ngắm trăng, đi đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 BÀI 21 Tiết 85 Ngày soạn: 31/01/2007 NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG Hồ Chí Minh I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Cảm nhận được tìmh yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hố Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ -Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “Đi dường”: từ việc đi đường núi gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ -HS: Bài soạn, SGK III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, cho biết tên tác giả? b/. nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài hhọc sinh ghi Hoạt động I: HS: Nhắc lại sơ lược về tác giả GV: nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS: Trả lời phần chú thích Hoạt động II: GV: đọc văn bản HS: đọc lại văn bản GV: Bác Hồ đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? HS: Ngắm trăng trong tù. GV: vì sao Bác lại nói đến cảnh “trong tù không rượu cũng không hoa”? HS: Vì ngày xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp các thi nhân thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng mới thật mĩ mãn và thú vị. GV: qua câu thơ này, theo em cảnh sống của Bác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ntn? HS: Trong tù Tưởng Giứoi Thạch thiếu thốn đủ thứ. GV: Qua hai câu đầu, Bác có tâm trạng gì trước cảnh trăng đẹp ngoài trời? HS: Tâm trạng xốn xang, bối rối rước cảnh trăng đẹp. GV: Qua đó choa thấy Bác là người ntn? HS: Một con người yêu thiên một cáhc say mê và hồn nhiên Giảng: Cũng chính vì Bác là một người yêu thiên nhiên nên đã rung động trước cảnh trăng đẹp dù là thân tù. GV: Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”, song, nguyệt (minh nguyệt) có gì đáng chú ý? HS: vị trí các từ trong 2 câu bị đảo ngược. GV: từ tâm trạng bối rối, xốn xang, Bác đã có hành vi gì trước cảnh trăng đẹp? HS: Ngắm trăng qua saong sắt của nhà tù. GV: Từ đó, em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác? HS: Yêu thiên nhiên đến độ quên mình. GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu cuối? HS: nhân hóa. GV: Nêu hiệu quả của hai câu trên? HS: Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bậc “tình cảm song phương” mãnh liệt của nhười và trăng. Giảng: từ đó cho ta thấy với Bác, trăng hết sức gắng bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác hiện lên ntn? HS: Bác không hề bận tâm vì cảnh cùm xích, đói rét … của chế độ nhà tù mà để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 38) Hoạt động III: GV: đọc bài thơ HS: đọc lại bài thơ GV: Hãy chỉ ra điệp ngữ trong bài thơ? HS: tẩu lộ, trùng san GV: việc sử dụng điệp ngữ trong bài có hiệu quả nghệ thuật ntn? HS: Gợi ra sự vất vả và sự trùng điệp của các dãy núi trên đường đi của Bác. GV: Hãy phân tích câu 2, 4 để làm rõ nổi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh? HS: -Câu 2: Núi non trùng trùng điệp điệp, vừa đi hết lớp này lại đến lớp khác -Câu 4: khi lên đến đỉnh núi thì mọi cực khổ ấy không còn nữa. Người tù bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp. GV: Ngoài nghĩa trê 2 câu thơ này còn có nghĩa gì khác? HS: -Câu 2:khó khăn chông chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao, triền miên dường như bất tận của người cách mạng. -Câu 4: Hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao vợi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh. GV: Theo em, đây có phải là tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? HS: Không? Vì qua việc đi đường Bác muốn nêu ra một chân lí đường đời. GV: Hãy nêu vắn tắt nội đung bài thơ? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 40) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969) 2/. Tác phẩm: hai bài thơ được BÁc viết khi bị tù đày II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Ngắm trăng (Vọng nguyệt): a/. Hai câu đầu: -Cảnh thiếu thốn trong nhà tư Tưởng Giới Thạch -Tâm trạng xốn xang, bối rối rước cảnh trăng đẹp. b/. Hai câu cuối: Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ghi nhớ: (SGK. 38) 2/. Đi đường: -Điệp ngữ: tẩu lộ, Trùng san. Ghi nhớ: (SGK.40) 3/. Củng cố: -Đọc lại 2 bài thơ -Nhắc lại 2 ghi nhớ 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Câu cảm thán Trả lời phần I (SGK. 43 – 44)

File đính kèm:

  • doc(T85)Ngam-trang,Di-duong.doc