I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-Phân biệt câu cảm thán với những câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết cách sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huốn giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
-HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
b/. Hãy đặt một câu cầu khiến dùng để ra lệnh và một câu yêu cầu?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8433 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 86 Câu cảm thán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 86 BÀI 21
CÂU CẢM THÁN
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-Phân biệt câu cảm thán với những câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết cách sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huốn giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
-HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? b/. Hãy đặt một câu cầu khiến dùng để ra lệnh và một câu yêu cầu?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: đọc các đoạn trích (SGK. 43)
GV: Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán?
HS: trả lời phần ghi nhớ
GV: đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
HS:
-Các từ cảm thán: hỡi ơi, than ôi
-Dấu chấm cảm
GV: câu cảm thán dùng để làm gì?
HS: bộc lộ cảm xúc
BÀI TẬP:
GV: Hãy thêm các từ cảm thán và dấu chấm than để các câu sau thành câu cảm thán:
-Anh đến muộn quá.
-Buổi chiều thơ mộng.
-Những đêm trăng lên.
HS:
-Trời ơi, anh đến muộn quá!
-Buổi chiều thơ mộng biết bao!
-Ôi, những đêm trăng lên!
GV: khi viết đơn, biên bản, hợp đồng, trình bày kết quả một bài toán … có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
HS: Không. Vì nó dùng để bộc lộ cảm xúc.
GV: Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
HS: trả lời phần ghi nhớ (SGK. 44)
Hoạt động II:
HS: thảo luận nhóm 10 phút trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập.
I/. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1/. Ví dụ:
a/. Hỡi ơi lão Hạc!
b/. Than ôi!
→Câu cảm thán
→Bộc lộ cảm xúc
2/. Ghi nhớ (SGK. 44)
II/. Luyện tập:
Câu 1: các câu biểu cảm:
a/.
-Than ôi!
-Lo thay!
-Nguy thay!
b/. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c/. Chao ôi, có biết …cử chỉ ngu dại của mình thôi
→Có các từ cảm thán, dấu chấm than
Câu 2: phân tích tình cảm, cảm xúc
a/. Lời than thân của người nông dân.
b/. Lời than thân của người chinh phụ xưa.
c/. Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước cách mạng.
d/. Nỗi ân hận của Dế Mén trước cái chết của dế Choắt.
→Không phải là câu cảm thán. Vì không có các từ cảm thán và dâu chấm than
Câu 3:
a/. Chao ôi, vắng mẹ buồn làm sao!
b/. Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy!
3/. Củng cố:
a/. Nêu dặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
b/. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn và câu cầu khiến?
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị dàn ý các bài sau để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết:
Đề 1: Giới thiệu loài hoa
Đề 2: thuyết minh về giống vật nuôi
File đính kèm:
- (T86)Cau-cam-than.doc