MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
· Thấy được sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích này.
· Nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn. Vận dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài tập làm văn số 1.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4446 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 3
BÀI 3:
Tiết 9: Tức nước vỡ bờ.
Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Tiết 11+12: Viết bài tập làm văn số 01.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Thấy được sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích này.
Nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn. Vận dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài tập làm văn số 1.
Tiết 9: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Bài cũ:
Hoạt động 2: Giới thiệu chung:
Tóm tắt những nét lớn về Ngô Tất Tố qua phần chú thích trong SGK.
- Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Tắt đèn.
- Cho biết vị trí đoạn trích
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài mới:
Bọn tay sai vào nhà anh chị Dậu với thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói như thế nào?
Hãy dẫn chứng?
Qua đó, em có nhận xét gì về tư cách của bọn tay sai?
Cai lệ chỉ là một tên tay sai mạt hạng thế mà hắn không hề chùn bước trong việc gây tội ác. Vậy nguyên nhân nào giúp hắn hành động một cách hung hãn như vậy?(Ỷ thế, đại diện cho nhà nước )
Chị Dậu đối với chồng như thế nào?
Tình thế chị Dậu khi bọn tay sai xông đến như thế nào?
+ Lời lẽ?
+ Cách xưng hô?
+ Cử chỉ, hành động? Qua đó em thấy chị Dậu là một người phụ nữ như thế nào?
Hoạt động 4: Học sinh thảo luận để đưa ra nhận xét:
Qua phân tích, các em thấy để bảo vệ chồng, chị Dậu đã đối phó với bọn tay sai qua những giai đoạn nào?
Do đâu chị Dậu có sức mạnh kỳ lạ và bất ngờ như vậy?
Lời can vợ của anh Dậu và câu trả lời của chị Dậu – Em đồng tình với ai?
Qua đó em thấy sự đấu tranh của chị Dậu có được đồng tình không?
Hiểu gì về tựa đề “Tức nước vỡ bờ”?
Phân tích giá trị nghệ thuật?
+ Khắc họa nhân vật cai lệ, chị Dậu?
+ Nhận xét về cách đối thoại của nhân vật cai lệ, chị Dậu qua từng giai đoạn, tình huống?
I/ Tác giả – Tác phẩm: (Xem SGK)
II/ Tìm hiểu đoạn trích:
Bọn tay sai: (Cai lệ và người nhà lý trưởng)
+ Cử chỉ, hành động:
Sầm sập
Roi song, tay thước, dây thừng.
Thét, trợn ngược hai mắt, quát…
Hầm hè, đùng đùng
Giật phắt cái dây thừng
Bịch luôn vào ngực chị Dậu
Tát vào mặt chị Dậu
Chực đánh anh Dậu
+ Lời lẽ:
“Mày định nói cho cha mày nghe…”
“Thằng kia, ông tưởng mày chêùt đêm qua…”
“Không có tiền thì ông dở cả nhà …”
Hung hăng, hôùng hách, dã man, thiếu tình người.
Bộ mặt tàn bạo của bọn tay sai đại diện cho bọn cường hào và là công cụ đắc lực của bọn thống trị
Chị Dậu:
Đối với chồng:
“ Thầy em hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột.”
… rón rén ngồi xuống đó xem chồng ăn có ngon không…
Dịu dàng, lo lắng, chăm sóc, thương yêu chồng.
Đối với bọn tay sai:
+ Lời nói:
“ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc xin ông tha cho”
Van xin, nhẫn nhục
“ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”
Lời lẽ mạnh mẽ đầy lý sự.
“ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”
Thách thức
“Thà ngồi tù để cho chúng nó làm tình, làm tội mãi tôi không chịu được”
Quyết liệt, giận dữ cực độ.
Cách xưng hô:
Ôâng- cháu: nhẫn nhục của kẻ dưới
Ông- tôi: lý sự ngang hàng
Mày – bà: thách thức, phản kháng của kẻ trên.
+ Cử chỉ, hành động:
Nghiến hai răng
Đối với cai lệ: túm lấy cổ…, ngã chỏng quèo trên mặt đất.
Đối với người nhà lí trưởng: túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm hanh động phản kháng mạnh mẽ bất ngờ.
Chị Dậu dịu dàng, nhẵn nhục nhưng không yếu đuối sẵn lòng chống lại bọn tay sai.
Nhận xét:
Để bảo vệ chồng, chị Dậu đã đối phó với bòn tay sai qua các giai đoạn: nhẵn nhục – đấu lý – đấu lực.
Chị Dậu có sức mạnh kỳ lạ và bất ngờ là do phát xuất từ lòng yêu thương chồng, muốn bảo vệ chồng cùng sự căm tức bị dồn nén cao độ nay đã bộc phát.
Đấu tranh của chị Dậu:
+ Hạn chế: còn đơn độc, tự phát, chưa có đường lối.
+ Tiến bộ: thổi bùng ngon lửa đấu tranh trong phong trào nông dân.
Rút ra qui luật của xã hội:” Có áp bức, có đấu tranh”. “ Tức nước vỡ bờ”.
Giá trị nghệ thuật:
+ Khắc họa nhân vật khá đậm nét.
Cai lệ từ một tên vô danh tiểu tốt trở thành nhân vật nổi cộm.
Chị Dậu : một phụ nữ hiền hậu, chất phát đã dám đấu tranh chống lại thế lực tàn bạo.
Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đặc biệt ngôn ngữ nhân vật đặc sắc. (Chị Dậu)
GHI NHỚ: SGK: Trang 30
Củng cố:
Phân vai cho HS đọc :
HS đọc : giọng kể, giọng chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lý trưởng.
Phân tích nhân vật chị Dậu (Diễn biến tâm lý qua 3 bước) (Về nhà)
Dặn dò:
+ Học bài và làm bài tập
+ Chuẩn bị bài.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 10: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mớí:
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm đoạn văn.
Học sinh đọc văn bản: ”NTT và tác phẩm Tắt đèn” và trả lời câu hỏi 1, 2, 3
Học sinh thảo luận để tìm các đặc điểm của đoạn văn và phát biểu định nghĩa.
Hoạt động 2:
Học sinh đọc đoạn 1 của văn bản và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
Học sinh tìm hiểu khái niệm “từ ngữ chủ đề”.
Học sinh đọc đoạn thứ 2, tìm ý khái quát của cả đoạn? Ý đó được hiểu thị tương đối đầy đủ nhất trong câu nào?
Hình thức cấu tạo và vị trí phổ biến của câu chủ đề trong đoạn văn?
Học sinh chốt lại khái niệm” Câu chủ đề của đoạn văn”.
Hoạt động 3:
Học sinh phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên?
2 đoạn văn có câu chủ đề không? Vị trí?
Ý đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?
Học sinh tìm hiểu đoạn văn b/ 35.
Từ việc tìm hiểu trên, HS rút ra các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
Ghi bảng:
I/ Thế nào là đoạn văn?
SGK- Ghi nhớ mục 1.
II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Từ ngữ chủ đề:
Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần(thường là chủ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề trong đoạn văn:
Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn:
Mục 3 SGK/ Ghi nhớ.
Củng cố:
Làm bài tập 1+2 tại lớp
Làm bài tập 3+4 ở nhà
Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập
Chuẩn bị bài viết.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 11+12: BÀI VIẾT SỐ 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mớí:
Tiến trình thực hiện bài viết tự sự:
Hoạt động 1:
GV giới hạn đề văn tự sự cho học sinh trong tiết này với 3 đề nêu ở SGK:
Đề: Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
Đề chỉ nêu đề tài của câu chuyện, nêu nội dung trực tiếp của câu chuyện.
Lưu ý câu, chữ thể hiện chủ đề, gạch dưới các từ ngữ đó.
Nội dung kể lại cảm xúc
Đề văn tự sự như vậy giúp HS phát huy sức tưởng tượng, kết hợp trữ tình, miêu tả, nghị luận một cách tốt nhất.
Gv nhắc nhở HS muốn viết bài tốt nhất thiết phải có dàn ý.
Hoạt động 2:
Nhắc nhở HS cách viết đoạn ở từng phần:
Đoạn mở bài nêu ý gì?
Đoạn mở bài là một chuỗi những cảm xúc vì thế cần chú ý sắp xếp ý theo trình tự, kết hợp các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật sử dụng trong bài viết, chú ý liên kết chặt chẽ các câu để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh, chú ý các cách trình bày nội dung( diễn dịch, qui nạp, song hành)
Đoạn kết bài: HS cần nêu ần tượng chung về kỉ niệm đẹp. Từ đó xác định thái độ sống.
Hoạt động 3: HS tiến hành làm bài
Củng cố:
GV nhắc học sinh kiểm tra lại bài
GV thu bài
Dặn dò:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Bai (3).doc