I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Thấy được “Chiếu dời đô” phản ánh khác vọng về một đất nước độc lập thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
-Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm.
-Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc bài “Ngắm trăng”, nêu ý nghĩa?
b/. Đọc bài “Đi đường”, nêu ý nghĩa?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 90 Bài 22 Chiếu dời đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90 BÀI 22
Ngày soạn: 03/02/2007
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
Lí Công Uẩn
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Thấy được “Chiếu dời đô” phản ánh khác vọng về một đất nước độc lập thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
-Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm.
-Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc bài “Ngắm trăng”, nêu ý nghĩa?
b/. Đọc bài “Đi đường”, nêu ý nghĩa?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: Đọc chú thích (SGK. 50)
Hoạt động II:
GV: Đọc văn bản.
HS: đọc lại văn bản.
GV: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì?
HS: mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau.
GV: Kết quả của việc dời đô ấy ntn?
HS: Làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
GV: Vì sao mở đầu bài “Chiếu dời đô” Lí Công Uẩn lại nói đến việc dời đô của nhà Thương và nhà Chu?
HS: Để chứng minh cho ý định dời đô của mình không có gì là khác thường, trái với quy luật.
GV: theo Lí Công Uẩn, kinh đô củ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều đại Đinh, Lê là không hợp lí vì sao?
HS:
-Không theo mệnh trời (không phù hợp với quy luật khách quan)
-Không theo ý dân.
-Muôn vật khôngt hích hợp được.
Giảng: thực ra hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của 2 triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng nơi trung tâm của đất nước mà vẫn phải còn dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
GV: câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”, đã thể hiện khát vọng gì của Lí Công Uẩn?HS: khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường.
GV: như thế, khi giải thích lí do vì sao phỉa dời đô, Lí Công Uẩn đã bộc lộ tư tưởng và khác vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta thời đó?
HS:
-Khẳng định sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
-Khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng cường.
GV: theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?HS: trả lời phần bài học sinh ghi.
GV: khi tiên đoán Đại La sẽ “là chốn tụ hội trọng yếu của đất nước; cúng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, tác giả đã bộa lộ khác vọng nào của nhà vua cũng như cảu dân tộc lúc bấy giờ?
HS:
-Khát vọng thống nhất đất nước
-Hi vọng về sự vững bền của quố gia.
-Khát vọng về một đất nước vững mạnh, hùng cường.
GV: Lời tuyên bố của Lí Công Uẩn ở cuối bài đã thể hiện tư tưởng, tình cảm gì?HS:
-Khẳng định ý chí dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
-Tin tưởng ở quan điểm dời đô của mình hợp với ý nguyện của mọi người.
GV: Hãy chứng minh “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?HS: Trả lời phần bài học sinh ghi.
Hoạt động III:
GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài “Chiếu dời đô”?HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK.51)
I/. Giới thiệu:
1/. Tác giả: Lí Công Uẩn (974 – 1028), tức Lí Thái Tổ
2/. Tác phẩm:
Bài chiếu được viết vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010)
II/. Tìm hiểu văn bản:
1/. Vì sao phải dời đô?
-Xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài
2/. Thành Đại La là nơi tốt nhất để đóng đô:
-Ở nơi trung tâm của đất trời.
-Đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây.
-Có nui, có sông.
-Đất rộng nà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh nạn lụt lôi.
→Điều kiện địa lí.
-Là đầu mối giao lưu, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương”.
-Là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi”.
→Về vị thế chính trị.
3/. Trình tự lập luận:
-Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.
-Thực tế 2 nhà Đinh, Lê đóng đô nơi đó không còn phù hợp.
-Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
III/. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK.51)
3/. Củng cố:
+Đọc lại bài “Chiếu dời đô”
+Đọc lại ghi nhớ
Học thuộc phần ghi nhớ và phần tìm hiểu văn bản.
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: Câu phủ định
Trả lời các câu hỏi mục I (SGK.52)
File đính kèm:
- (T90)Chieu-doi-do.doc