Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 98 Hành động nói ( tiếp theo)

I/. Mục tiêu cần đạt:

 HS nắm được các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

II/. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

-HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 a/. Hành động nói là gì?

 b/. Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp?

 c/. Đặt hành động nói dùng để yêu cầu và đe dọa?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10078 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 98 Hành động nói ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98 BÀI 24 Ngày soạn: 27/02/2007 HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo) I/. Mục tiêu cần đạt: HS nắm được các kiểu câu để thực hiện hành động nói. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. Hành động nói là gì? b/. Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? c/. Đặt hành động nói dùng để yêu cầu và đe dọa? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động I: HS: đọc đoạn trích GV: Đánh số thứ tự cho các câu xác định mục đích nói bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp, dấu (-) vào ô không thích hợp. I/. Cách thực hiện hành động nói: Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày + + + - - Điều khiển - - - + + Hứa hẹn - - - - - Bộc lộ cảm xúc - - - - - HS: Lập bảng các kiểu câu và chức năng chính của kiểu câu Kiểu câu Chức năng chính Nghi vấn Dùng để hỏi. Cảm thán Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. Cầu khiến Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Trần thuật Kể, tả, trình bày, thông báo, báo tin, nhận định. GV: có hai cách thực hiện hành động nói: trực tiếp và gián tiếp HS: đọc ghi nhớ *Ghi nhớ: (SGK. 71) Hoạt động II: HS: thảo luận nhóm 10 phút II/. Luyện tập: Câu 1: Các câu nghi vấn -Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? (Khẳng định) -Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? (Phủ định) - Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? (Khẳng định) -Vì sao vậy? (Gây sựu chú ý) -Nếu vậy, rồi đây … trời đất nữa? (Phủ định) →Các câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe lí lẽ của tác giả. -Ở đoạn giữa thuyết phục, động viên và khích lệ tướng sĩ. -Cuối, khẳng định chỉ có một con đường là đấu tranh để cùng bảo vệ tổ quốc. Câu 2: -Tất cả đều là câu trần thuật thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi. →Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng của mọi người. Câu 3: các câu có mục đích cầu khiến: -Song anh có cho phép em mới dám nói. -Anh đã nghĩ thương em … em chạy sang. -Được, chú … nào -Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sục ấy đi. →Dế Choắc yếu đưới nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. →Dế Mèn ỷ thê là kẻ mạnh nên ra lệnh ngạo mạng, hách dịch. Câu 4: -Có thể dùng cả hai câu -Cách b, c lịch sự hơn Câu 5: -a: Hơi kém lịch sự. -b: Hơi buồn cười. -c: Hợp lí nhất 3/. Củng cố: -HS: nhắc lại ghi nhớ -Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp. 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Ôn tập luận điểm Trả lời phần I và II (SGK. 73 – 74)

File đính kèm:

  • doc(T98)Hanh-dong-noi(TT).doc
Giáo án liên quan