Giáo án Ngữ văn 8 năm học 2012- 2013 Tuần 3 Tiết 10 Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

 2. Kỹ năng

 - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.

 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

 - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

 3. Thái độ:

Tự giác, nghiêm túc học tập

 II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Soạn giáo án, xem lại nội dung đoạn văn.

 - Học sinh: đọc trước bài ở nhà, suy nghĩ trả lời câu hỏi

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là bố cục văn bản? Nhiệm vụ từng phần.

3. Giới thiệu bài

 Văn bản có tính thống nhất ko chỉ ở nội dung mà tính thống nhất còn thể hiện cả ở hình thức nghĩa là các đoạn văn phải logic mạch lạc. Vậy đoạn văn là gì, trình bày nội dung đoạn văn ntn .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 năm học 2012- 2013 Tuần 3 Tiết 10 Xây dựng đoạn văn trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A Ngày dạy 28 /08/2012 Tuần 3 Tiết 10 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn. 2. Kỹ năng - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc học tập II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn giáo án, xem lại nội dung đoạn văn. - Học sinh: đọc trước bài ở nhà, suy nghĩ trả lời câu hỏi III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là bố cục văn bản? Nhiệm vụ từng phần. 3. Giới thiệu bài Văn bản có tính thống nhất ko chỉ ở nội dung mà tính thống nhất còn thể hiện cả ở hình thức nghĩa là các đoạn văn phải logic mạch lạc. Vậy đoạn văn là gì, trình bày nội dung đoạn văn ntn ... Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1 Gọi học sinh đọc văn bản . ? Văn bản trên gồm mấy ý. ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ? Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn. ? Vậy theo em đoạn văn là gì. Hoạt động 2 -Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1 ? Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản - Gọi học sinh đọc đoạn văn hai. - Tìm câu then chốt của đoạn văn ? - Tại sao em biết đó là câu then chốt của đoạn văn ? - Từ tìm hiểu trên em thấy câu chủ đề là gì ? - Chúng đóng vai trò gì trong văn bản ? - Các câu khác có mối quan hệ như thế nào đối với câu chủ đề? - Giáo viên nhận xét chốt lại các đoạn văn mục ghi nhớ ý 2 SGK - Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề ? - Vị trí của câu chủ đề trong mối đoạn ? - Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn. - Giáo viên chốt lại: - Vậy em hãy nêu cách trình bày nội dung đoạn văn ? ? Nội dung bài học cần ghi nhớ mấy ý. - Cho học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 2 - Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt băng mấy đoạn văn ? ( Học sinh thực hiện cá nhân ) - Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong 3 đoạn văn ? - Cho câu chủ đề :'' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta''. Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp. Học sinh đọc - Gồm 2 ý - Mỗi ý được viết thành một đoạn văn -Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng. * Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản . Học sinh đọc -Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này. - Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là ông. - Câu: ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Học sinh trao đổi => Trình bày. - Đoạn văn 1 (mục I) không có câu chủ đề. - Đọan văn 2 (mụcI) có câu chủ đề. - Đoạn văn 3 (mụcII) có câu chủ đề. - Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn + Đoạn a: diễn dịch + Đoạn b: song hành + Đoạn c: song hành - Câu chủ đề. - Các câu khai triển: Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi Câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công. - Thế nào là đoạn văn: 1- Ví dụ: ''Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn''. 2- Nhận xét: - Gồm 2 ý -Mỗi ý được viết thành một đoạn văn -Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng. 3- Ghi nhớ( ý1sgk-tr36) II- Từ ngữ và câu trong đoạn văn: 1- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: a. Ví dụ: - H/s đọc đoạn văn b. Nhận xét : -Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này. - Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là ông. * Câu: ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. + Vì nó mang ý khái quát của cả đoạn. (về nội dung) + Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính(về hình thức) - Các câu khác trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với câu chủ đề (quan hệ chính - phụ) - Ghi nhớ: (ý 2 - Tr 36) 2- Cách trình bày nội dung đoạn văn: a. Ví dụ: Học sinh tìm hiểu các đoạn văn (mục I, II - SGK ) b. Nhận xét: - Đoạn văn 1 (mục I) không có câu chủ đề. - Đọan văn 2 (mụcI) có câu chủ đề. - Đoạn văn 3 (mụcII) có câu chủ đề. - Đoạn 2: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. - Đoạn 3 câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. - Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. - Đoạn 2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ) - Đoạn 3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu trước nó nêu ý cụ thể. Câu chủ đề chốt lại (phụ - chính). - Học sinh khái quát. 3- Ghi nhớ: ý 3 - SGK - Học sinh đọc ghi nhớ. III- Luyện tập: 1. Bài tập 1 - Học sinh đọc bài tập 1 - Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn =>Mỗi đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản . 2. Bài tập 2 - Học sinh đọc bài tập 2, làm việc nhóm. + Đoạn a: diễn dịch + Đoạn b: song hàn + Đoạn c: song hành 3. Bài tập 3. - Câu chủ đề. - Các câu khai triển: Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi Câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công. Câu 6: Kháng chiến chống Pháp cứu nước toàn thắng => Đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại... 4. Củng cố: ? Khái niệm thế nào là đoạn văn ? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. ? Cách trình bày nội dung đoạn văn . 5. Hướng dẫn tự học Tìm hiểu mối quan hệ các câu trong đoạn văn trước ,từ đó chỉ ra cách trình bày ý trong đoạn văn - Học ở nhà : Học thuộc phần ghi nhớ ( SGK) Soạn bài: Chuẩn bị nội dung kiến thức viết bài viết Tập làm văn số 1- Văn tự sự. * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiết 10.doc