1. Mục tiêu
Giúp học sinh nắm được :
1.1. Kiến thức:
- Khái niệm nói quá, phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá( Chú ý cách sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
1.2. Rn kĩ năng :
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
1.3. Thái độ: Phê phán những lời nói khoác , nói sai sự thật.
2. Trọng tâm: Khái niệm nói quá, phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá
3. Chuẩn bị
3.1.GV : Giáo án – Bảng phụ – Sưu tầm văn , thơ . Cĩ sử dụng biện php nĩi qu.
3.2.HS : Đọc ví dụ – Trả lời cu hỏi theo yêu cầu sgk/101
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
?.- Em hy nu một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác.(8đ)
O. Các từ địa phương khác chỉ bố, mẹ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: Thầy -Bầm
+ Việt Bắc: Mé.
+ Quảng Bình: Bọ.
?. Theo em hiểu nói quá là gì?( 2 đ)
4. 3. Bài mới
GTB :Nói quá ( khoa trương , thậm xưng , phóng đại , cường điệu ngoa ngữ ) là một biện pháp tư từ phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật , hiện tượng để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm . Biện pháp nói quá được sử dụng nhiều trong tục ngữ , ca dao , thành ngữ , trong văn thơ châm biếm , hài hước và cả trong văn trữ tình . Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được giá trị và tác dụng của biện pháp tu từ này .
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 37 Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÓI QUÁ
Bài 10,Tiết CT:37
Tuần 10
Tiếng việt
1. Mục tiêu
Giúp học sinh nắm được :
1.1. Kiến thức:
- Khái niệm nói quá, phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá( Chú ý cách sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
1.2. Rèn kĩ năng :
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
1.3. Thái độ: Phê phán những lời nói khoác , nói sai sự thật.
2. Trọng tâm: Khái niệm nói quá, phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá
3. Chuẩn bị
3.1.GV : Giáo án – Bảng phụ – Sưu tầm văn , thơ …. Cĩ sử dụng biện pháp nĩi quá.
3.2.HS : Đọc ví dụï – Trả lời câu hỏi theo yêu cầu sgk/101
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
?.- Em hãy nêu một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác.(8đ)
O. Các từ địa phương khác chỉ bố, mẹ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: Thầy -Bầm
+ Việt Bắc: Mé.
+ Quảng Bình: Bọ.
?. Theo em hiểu nói quá là gì?( 2 đ)
4. 3. Bài mới
GTB :Nói quá ( khoa trương , thậm xưng , phóng đại , cường điệu ngoa ngữ ) là một biện pháp tư từ phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật , hiện tượng để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm . Biện pháp nói quá được sử dụng nhiều trong tục ngữ , ca dao , thành ngữ , trong văn thơ châm biếm , hài hước và cả trong văn trữ tình . Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được giá trị và tác dụng của biện pháp tu từ này .
Hoạt động 1
Tìm hiểu nĩi quá và tác dụng của nói quá
- GV treo bảng phụ có ghi hai ví dụ mục I/ sgk/101
- HS đọc ví dụ .
? Trong hai ví dụ trên những cụm từ nào diễn đạt quá sự thật ?
¡ Chưa nằm đã sáng ; Chưa cười đã tôí ; Thánh thót như mưa ruộng cày .
?. Nĩi đên tháng năm chưa nằm đã sáng , ngày tháng mười chưa cười đã tối và mồ hơi thánh thĩt như mưa ruộng cày cĩ đúng sự thật khơng?
O. Nĩi như vậy là quá sự thật
- Gv diễn giảng
?. Thực chất cách nĩi ấy nhằm mục đích gì?
O. Phĩng đại , nhấn mạnh mức độ, qui mơ, tính chất sự vật , sự việc…
?. Thực tế các câu ca dao, tục ngữ trên nhằm nĩi lên điều gì?( Nghĩa hàm ẩn của các câu trên)
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Khái niệm
VD:
- ….chưa nằm đã sáng
- ….chưa cười đã tối
-…. Thánh thĩt như mưa ruộng cày
-> Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
- Mồ hơi ướt đẫm: Sự vất vã của người nơng dân
-> Nĩi quá
¡ Đêm tháng năm rất ngắn ; Ngày tháng mười rất ngắn ;
- Mồ hơi ướt đẫm: Sự vất vả của người nông dân .
- GV diễn giảng
?. Vậy nĩi quá là gì?
-Gv chốt ý
? Diễn đạt những từ ngữ gạch dưới trên bằng những cụm từ đồng nghĩa tương ứng , từ đó so sánh cách diễn đạt nào hay hơn , sinh động , gây ấn tượng hơn?
¡ Đêm tháng năm rất ngắn ; Ngày tháng mười rất ngắn ; Mồ hôi ướt đẫm .
O. Cách diễn đạt như trong sgk hay hơn…vì cĩ sử dụng phép nĩi quá.
?. Tác dụng của nĩi quá?
-> Nói quá có tác dụng nhấn mạnh nội dung , gây ấn tượng tăng sức biểu cảm .
? Vậy em hãy cho biết thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá ?
-> HS trình bày – GV chốt ý -> gọi hs đọc ghi nhớ
? Cho ví dụ vài câu thành ngữ , ca dao , tục ngữ có tác dụng nói quá ?
¡ Thành ngữ :
- Chân cứng đá mềm, ngàn cân treo sợi tĩc, xanh nhu tàu lá, Lớn như thổi ; Mình đồng da sắt ; Đen như cột nhà cháy .
Tục ngữ : Báán anh em xa mua láng giềng gần .
Ca dao:- Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau .
- Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái (làm) ghém thì mình lấy ta .
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em .
-HS thảo luận :
? Nói quá và nói khoác có điểm gì khác và giống nhau ?
¡ Giống : Phóng đại sự thật .
Khác : Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng giá trị biểu cảm , còn nói khoác ( nói dối) mang ý nghĩa tiêu cực
- Gv chốt ý -> Gọi hs đọc ghi nhớ
2. Tác dụng
-Nhấn mạnh , gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
* Ghi nhớ sgk/102
Hoạt động 2
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập
- GV chia lớp 4 nhóm thảo luận (4 p) bt1
- Gv gọi đại diện lên bảng làm -> nhĩm khác nhận xét->Gv nhận xét, sửa chữa
- Gv treo bảng phụ bt2 -> hs đọc bt2
-Gv gọi 5 hs lên bảng làm-> hs khác nhận xét -> gv nhận xét
-Gv chia lớp làm 4 nhĩm, mỗi nhĩm 1 thành ngữ đặt câu trong vịng (3p)
- Đại diện nhĩm lên làm-> gv nhận xét
Gv gọi hs đọc bt4
- Gọi hs lên bảng làm-> Gv nhận xét
II. Luyện tập
BT1: Tìm biện pháp nói quá
a. Sỏi đá cũng thành cơm: có sức lao động sẽ có tất cả (niềm tin vào bàn tay lao động).
b. Đi lên tới tận trời: đi đâu cũng được (vết thương chẳng có nghĩa lý gì chẳng phải bận tâm).
c. Thét ra lửa: ác, có quyền sinh, quyền sát đối với người khác
BT2 Điền các thành ngữ
a. Chó ăn đá , gà ăn sỏi .
b. Bầm gan tím ruột .
c. Ruột để ngoài da .
d. Nở từng khúc ruột .
đ . Vắt chân lên cổ .
BT3 :
a. Cô ấy có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
c. Công việc lắp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
d. Nó là người mình đồng da sắt.
e. Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà chưa giải được.
BT4 : Tìm năm thành ngữ :
- Ngáy như sấm ; Trơn như mở
Nhanh như cắt ; Lừ đừ như ông từ vào đền ; Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông ; Lúng túng như gà mắc cạn .
4. Câu hỏi bài tập củng cố
?. T ìm và nêu tác dụng của biện pháp nĩi quá trong hai câu thơ sau?( Gv treo
bảng phụ)
Bác ơi tim Bác mênh mơng thế
Ơm cả non sơng mọi kiếp người!
A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết sâu rộng của Bác Hồ.
O. C
5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ tr/102
– Làmbài tập 5,6 .
- Chuẩn bị : Ôn tập truyện và ký Việt Nam .
+ Lập bảng thống kê như trong sgk hướng dẫn.
+ So sánh 3 văn bản theo yêu cầu sgk.
V. Rút kinh nghiệm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet37.doc