1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao )
_ HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
* Hoạt động 2:
_ HS vận dụng lý thuyết về nói quá vào giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc hiểu văn bản.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong tạo lập văn bản.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: sử dụng nói quá trong tạo lập văn bản đúng, đạt giá trị giao tiếp.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
2. Nội dung học tập:
_ Khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm một số ví dụ minh hoạ (ca dao, tục ngữ, thơ có sử dụng nói quá).
Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập.
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Sưu tầm ba bài thơ,( ca dao, tục ngữ, thành ngữ) có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tình ở quê em. Cho biết các từ ngữ đó là từ ngữ địa phương hay toàn dân? (9đ)
Trả lời: HS trình bày kết quả sưu tầm, GV cùng HS nhận xét
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho tiết học này? (1 điểm)
_ HS tự trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài.
4.3. Tiến trình bài học: (GV chọn một câu HS sưu tầm (hoặc tự cho ví dụ) có biện pháp nói quá để chuyển ý sang bài mới.)
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 37 Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 37
NÓI QUÁ
Ngày dạy:
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao…)
_ HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
* Hoạt động 2:
_ HS vận dụng lý thuyết về nói quá vào giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc hiểu văn bản.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong tạo lập văn bản.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: sử dụng nói quá trong tạo lập văn bản đúng, đạt giá trị giao tiếp.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
2. Nội dung học tập:
_ Khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm một số ví dụ minh hoạ (ca dao, tục ngữ, thơ… có sử dụng nói quá).
Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập.
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Sưu tầm ba bài thơ,( ca dao, tục ngữ, thành ngữ) có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tình ở quê em. Cho biết các từ ngữ đó là từ ngữ địa phương hay toàn dân? (9đ)
Trả lời: HS trình bày kết quả sưu tầm, GV cùng HS nhận xét
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho tiết học này? (1 điểm)
_ HS tự trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài.
4.3. Tiến trình bài học: (GV chọn một câu HS sưu tầm (hoặc tự cho ví dụ) có biện pháp nói quá để chuyển ý sang bài mới.)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (15’)
* Giáo viên yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK/101
* Cách nói của câu tục ngữ và ca dao có đúng sự thật không? Thực chất của cách nói này nhằm mục đích gì?
_ Cách nói trên không đúng sự thật.
_ Cách nói này nhằm gây ấn tượng cho người đọc.
* Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”, “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” ngụ ý điều gì?
_ Hiện tượng thời gian đêm tháng năm rất ngắn, còn ngày tháng mười cũng rất ngắn.
* Nói “Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày” có ý là gì?
_ Lao động của người nông dân hết sức vất vả.
* Vì sao lại chọn cách nói trên, có tác dụng gì?
_ Tác dụng làm tăng sức biểu cảm.
* Giáo viên: Trong ca dao tục ngữ hay trong cuộc sống hằng ngày nhằm làm gây ấn tượng cho người nghe, người đọc thì người ta thường dùng phép nói quá.Vậy theo em nói quá là gì?
_ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm làm tăng mức phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc để nhấn mạnh, gấy ấn tượng cho người đọc, người nghe và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ2: (20’)
Bài tập 1:
a. Sỏi đá cũng thành cơm:
=> Niềm tin vào bàn tay lao động.
b. Đi lên đến tận trời:
=> Vết thương chẳng có nghĩa lí gì. Anh không phải bận tậm.
c. Thét ra lửa:
=> Kẻ có quyển sinh sát đối với người khác.
Bài tập 2:
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b. Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. Nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3:
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng nuớc nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Nó nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
Bài tập 4:
- Ngáy như sấm. - Xấu như ma.
- Nhanh như cắt. - Đẹp như tiên.
- Trơn như mỡ.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
*Ghi nhớ (SGK/102)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm biện phàp nói quá và giải thích ý nghĩa.
Bài tập 2: Điền các thành ngữ vào chỗ trống.
Bài tập 3: Đặt câu với thành ngữ đã cho.
Bài tập 4: Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
4.4.Tổng kết:
Câu hỏi 1: Nói quá là gì?
Trả lời: _ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm làm tăng mức phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc để nhấn mạnh, gấy ấn tượng cho người đọc, người nghe và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Câu 2: (Bài tập 6)Phân biệt sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác?(8A1)
Trả lời: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích.
_ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gấy ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
_ Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học ở tiết này:
Học ghi nhớ (SGK/102)
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Làm BT5/103: Viết đoạn văn kể về một con vật nuôi mà em thích.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Nói giảm, nói tránh.
Thế nào là nói giảm, nói tránh?
Tìm ví dụ minh hoạ.
5. Phụ lục:
Câu hỏi tình huống hỗ trợ giải bài tập 6: Có phải hai nhân vật trong truyện sau đã dùng phép nói quá không? Vì sao?
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh chàng cùng đi qua một khu vườn trồng bí, anh A thấy quả bí to vội kêu lên: - Chà quả bí to thật!
Anh B cười mà bảo rằng: - Thế thì lấy gì làm to! Tôi đã từng thấy quả bí to hơn nhiều. Có một lần tôi trông thấy quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa!
Anh A nói ngay: - Thế thì lấy gì làm lạ! Tôi còn nhớ có một lần tôi còn trông thấy cái nồi to bằng cả cái đình làng ta!
Anh B ngạc nhiên hỏi: - Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh A giải thích: - Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh B biết bạn chế nhạo mình bèn nói lãng sang chuyện khác.
TL: - (Không, nói khoác)
Tuần: 10 Tiết: 38
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết được những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
_ HS hiểu đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
* Hoạt động 2:
_ HS biết sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: Khái quát kiến thức sau mỗi đơn vị bài học.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: có ý thức yên thích học tập môn Ngữ Văn.
2. Nội dung học tập:
_ Thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8.
_ Những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật:
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng thống kê các văn bản truyện ký.
3.2 Học sinh: Ôn tập các văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8.
Nội dung và nghệ thuật của từng văn bản đó.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hai cây phong là biểu tượng của điều gì?(6đ)
Trả lời: _ Những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
_ Tình yêu quê hương tha thiết.
_ Là nhân chứng của câu chuyện về thầy Đuy-sen.
Câu hỏi 2: Kể tên các văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8? (4đ)
Trả lời: 1. Tôi đi học – Thanh Tịnh
2. Trong lòng mẹ (Trích “Những ngày thơ ấu”) – Nguyên Hồng
3. Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn”) – Ngô Tất Tố
4. Lão Hạc – Nam Cao
4.3. Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài mới)
Hoạt động1: (20’) I. Lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam:
* GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê.
(GV vẽ trên bảng phụ, HS lên bảng điền vào)
Tên văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học (1941)
Thanh Tịnh (1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp với trữ tình.
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đến trường.
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
Trong lòng mẹ
(Những ngày thơ ấu -1940)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi ký
Tự sự kết hợp với trữ tình.
Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương vô bờ bến của chú với mẹ.
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ
(Tắt đèn-1939)
Ngô Tất Tố (1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Vạch trần tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước CMT8.
Ngồi bút hiện thực, xây dựng tình huống truyện bất ngờ.
Miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ.
Lão Hạc
(1943)
Nam Cao (1917-1951)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước CMT8.
Khắc hoạ nhân vât cụ thể sinh động.
Miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc.
* Hoạt động 2: (15’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2.
* Em hãy so sánh các văn bản 2, 3, 4 và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật? (Thảo luận 5’)
_ HS đại diện trình bày, GV cùng nhận xét.
1. Giống nhau:
a.Về thể loại văn bản: Văn bản tự sự, là truyện ký hiện đại.
b.Thời gian ra đời: Trước CMT8, giai đoạn 1930-1945.
c.Đề tài chủ yếu: Số phận của những con người cùng khổ bị vùi dập.
d.Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo.
e. Có lối viết chân thực, gần với đời sống, rất sinh động.
(GV khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký đã học)(8A1 HS tự làm)
2. Khác nhau:
- Nội dung của từng văn bản.
- Nghệ thuật sử dụng.
(Dựa vào bảng thống kê)
* Trong các văn bản 2,3,4 trên, em thích nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
_ Giáo viên gợi ý, yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời theo từng người.
(Lý do yêu thích: nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật,…)
II. Những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật:
* Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký:
+ Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945.
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
+ Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự.
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Qua các nhân vật bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu, em có suy nghĩ gì về người lao động nghèo khổ Việt Nam trước cách mạng tháng 8?
Trả lời: HS thảo luận cặp, phát biểu suy nghĩ của mình.
GV cùng nhận xét.
(Là những con người chịu nhiều đau khổ, bất hạnh, bị chế độ xã hội bất công vùi dập; nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp)
4. 5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Ôn tập các văn bản truyện ký Việt Nam trên.
Nội dung và nghệ thuật của từng văn bản đó.
Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện ký đã học.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Đọc văn bản, chú thích.
Trả lời các câu hỏi trong VBT.
Sưu tầm tranh ảnh, số liệu về ô nhiễm môi trường,
5. Phụ lục:
Tuần: 10 Tiết: 39
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ngày dạy: …
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
* Hoạt động 2:
_ HS biết mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
_ HS hiểu được tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
_ HS hiểu được việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ, bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
1. 2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện được: tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: Giáo dục HS có suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi.
_ Tự quản bản thân: Kiên định hạn chế sử dụng bao ni lông, vận động mọi người cùng thực hiện. Có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Nội dung bài học:
_ Ôn tập kiến thức về văn bản nhật dụng.
_ Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng.
_ Tính thuyết phục trong cách thuyết minh.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
Soạn thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong VBT
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông làm ô nhiễm môi trường.
4. Tiến trình bài học:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?(3đ)
Trả lời: + Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945.
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
+ Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự.
Câu hỏi 2: Trong các nhân vật “bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu”, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? (6đ)
Trả lời: HS tự trả lời, giải thích phù hợp, không phải đưa nhân vật nào lên hàng thứ nhất, mà giải thích dựa vào nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
Câu hỏi 3: Hôm nay em học văn bản gì? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời của văn bản? (1đ)
Trả lời: Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Văn bản nhật dụng.
HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
(Vào bài 1’)
* Em đã từng biết những tác hại nào của bao bì ni lông?
_ HS tự trả lời.
* “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.
HĐ1: (7’)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
* Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản, cùng nhận xét.
* Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích các từ khó.
* Thế nào là văn bản nhật dụng? Tính nhật dụng của văn bản biểu hiện ở chỗ nào?
_ Vấn đề bảo vệ môi trường – vấn đề thời sự cấp thiết với toàn thế giới.
HĐ2: (25’)
* Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần? (3 phần)
Phần 1: Từ đầu … với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. =>Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.
Phần 2: Tiếp ….. Ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. =>Thuyết minh về tác hại và nêu ra một số giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông.
Phần 3: Còn lại =>Lời kêu gọi của bản thông điệp.
* Dùng bao ni lông có nhiều cái lợi (nhẹ, gọn, tiện…). Nhưng lợi bất cập hại.
* Đặc tính nổi bật nào của bao bì ni lông gây nhiều tác hại?
_ Không phân huỷ.
* Vậy cái hại của bao ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất? Vì sao?
_ Ô nhiễm môi trường.
+ Cản trở sự phân hủy của đất.
+ Xói mòn đất.
+ Tắt cống.
+ Muỗi lây bệnh.
+ Sinh vật chết.
_ Sức khoẻ con người:
+ Ngộ độc.
+ Gây nhiều bệnh hiểm nghèo.
* GV cho HS xem tranh về ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì ni lông. Và đưa thêm dẫn chứng: Hằng năm, có 100.000 con thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú Corbett (Ấn độ) chết do ăn thừa thức ăn của khách tham quan đựng trong túi nhựa.
* Ngoài ra, em còn biết những tác hại nào của bao bì ni lông?
_ Làm mất mỹ quan nơi công cộng, danh thắng…
* Tác giả đã trình bày những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày đó?
_ Liệt kê, phân tích ngắn gọn,=> Khoa học, thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ.
* Trước những hiểm hoạ đó, tác giả đã kêu gọi chúng ta làm gì?
_ Thay đổi thói quen.
_ Chỉ sử dụng khi cần thiết.
_ Dùng túi giấy, lá.
_ Tuyên truyền tác hại.
* Giáo viên nêu vấn đề: Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không? Muốn thực hiện được cần có thêm điều kiện gì? Các biện pháp ấy đã triệt để, đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa ? Vì sao?(8A1)
_ Là những biện pháp thiết thực nhưng tính khả thi không cao.
_ Biện pháp chủ yếu là ý thức tự giác của mỗi con người.
* Phân tích tác dụng của từ “vì vậy”?
_ Là quan hệ từ liên kết ý đầu và ý cuối, nhằm nhấn mạnh ý.
* Em có nhận xét gì về cách kêu gọi của tác giả?
_ Dùng ba câu cầu khiến, với ba từ “hãy” mạnh mẽ. Khẩu hiệu kêu gọi viết hoa => Tác động trực quan.
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ
* (GDKNS-GDMT)Em và gia đình đã sử dụng bao bì ni lông trong những trường hợp nào? Đã xử lý nó ra sao trong quá trình sử dụng? Sau khi học xong văn bản này bản thân em sẽ có những hành động nào hưởng ứng lời kêu gọi này?
_ HS tự nêu, GV liên hệ giáo dục ý thức HS về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
II. Phân tích:
1. Bố cục văn bản:
2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế khộng dùng bao bì ni lông:
_ Ô nhiễm môi trường.
+ Cản trở sự phát triển của thực vật
+ Xói mòn đất.
+ Tắt cống.
+ Muỗi lây bệnh.
+ Sinh vật chết.
_ Sức khoẻ con người:
+ Ngộ độc thực phẩm.
+ Gây nhiều bệnh hiểm nghèo.
=> Liệt kê, phân tích ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
2. Biện pháp hạn chế dùng bao ni lông:
_ Thay đổi thói quen.
_ Chỉ sử dụng khi cần thiết.
_ Dùng túi giấy, lá.
_ Tuyên truyền tác hại.
_Có nhiều biện pháp khác nhau nhưng chưa triệt để.
_ Biện pháp chủ yếu là ý thức tự giác của mỗi con người.
* Ghi nhớ: SGK/107
4.4 Tổng kết::
Câu hỏi 1: Em hãy khái quát kiến thức văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” bằng sơ đồ tư duy?(Thảo luận bàn 4’)
_ HS tự vẽ, GV cùng nhận xét.
Sơ đồ mẫu:
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học tiết này:
Học bài, sưu tầm những số liệu về ô nhiễm môi trường
Vẽ sơ đồ tư duy cho riêng mình.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết
Ôn tập các văn bản đã học từ đầu năm
5. Phụ lục:
_ Mỗi năm toàn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi.
_ Ít ai biết rằng vứt bỏ 1 túi ni lông chỉ mất chưa tới 1 giây nhưng để nó phân huỷ một cách tự nhiên phải cần tới: 500 đến 1000 năm.
Tuần: 10 Tiết: 40
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh.
* Hoạt động 1:
_ HS hiểu tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh và vận dụng giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ HS nhận diện được nói giảm nói tránh trong giao tiếp.
_ HS thực hiện được: phân biệt nói giảm, nói tránh với nói không đúng sự thật.
* Hoạt động 2:
_ HS thực hiện thành thạo: sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: sử dụng biện pháp tu từ đúng hoàn cảnh giao tiếp.
* Hoạt động 2:
_ Tính cách: nói năng nhã nhặn, tế nhị; phê phán những hình thức nói năng thô tục, kém lịch sự.
2. Nội dung học tập:
_ Khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh.
_ Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm ví dụ về nói giảm, nói tránh.
Thiết kế bài giảng điện tử.
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK, tìm ví dụ minh hoạ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nói quá là gì? Tìm một câu ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nói quá?(5đ)
(8A1: Phân tích tác dụng của nói quá trong ví dụ vừa tìm?)
Trả lời: _ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc để nhấn mạnh, gấy ấn tượng cho người đọc, người nghe và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
_ HS tự tìm, GV cùng nhận xét.
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác?(4đ)
Trả lời: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích.
_ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
_ Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay?(1đ)
_ Nói giảm nói tránh.
_ HS trả lời, GV nhận xét vào bài.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (20’)
Giáo viên gọi học sinh đọc phần1.
* Các từ in đậm trong ví dụ 1 có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
_ Các từ in đậm có nghĩa là chết. Cách dùng các từ trên để giảm bớt đau buồn.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ 2.
* Em hãy giải thích vì sao tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ khác trong ví dụ 2?
_ Tránh dùng một từ ngữ có thể hơi thô và gây cười.
Giáo viên: gọi học sinh đọc ví dụ 3.
* Em hãy giải thích ý nghĩa về cách dùng từ in đậm trong ví dụ 3? (Cách nào nói tế nhị và cách nào nói nặng).
_ Cách nói thứ nhất hơi căng thẳng, nặng nề.
_ Cách nói thứ hai nhẹ nhàng tế nhị hơn.
* Giáo viên: Qua những cách nói trong những ví dụ vừa phân tích ta thấy cách nói đó người ta gọi là nói giảm nói tránh. Vậy em hãy cho biết nói giảm nói tránh là gì?
_ Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
* Tìm các câu có vận dụng nói giảm, nói tránh trong giao tiếp hằng ngày mà em thường gặp?(Bài tập 3)
_ HS tự tìm, GV nhận xét,
(Giáo dục HS nói năng lịch sự, nhã nhặn.)
(* GV hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống 1,2 và giải bài tập 4)
* Bài tập nhanh: Cho biết giá trị biểu cảm trong các cách nói giảm nói tránh sau?(8A1)
a. “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
(Nguyễn khuyến).
b. Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng)
c. Chị là người mẹ bốn con
Hỡi ôi! Thân chị hãy còn mang thai
(Tố Hữu)
HĐ2: (15’)
Bài tập 1:
a. Đi nghỉ.
b. Chia tay nhau.
c. Khiếm thị.
d. Có tuổi.
e. Đi bước nữa.
Bài tập 2:
Các câu: a2, b2, c1, d1, e2.
Bài tập 3: Làm ở phần bài học.
Bài tập 4: (Thảo luận cặp 3’)
_ HS trình bày, GV cùng sửa chữa, chú ý khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó:
_ Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
* Ghi nhớ (SGK/108)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.
Bài tập 2: Câu nào có tác dụng nói giảm nói tránh.
Bài tập 4:
Trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh? Vì sao?
4.4.Tổng kết:
Câu hỏi 1: Khái quát kiến thức về nói giảm nói tránh bằng sơ đồ tư duy?
Trả lời:
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học ở tiết này:
Học ghi nhớ (SGK/108)
Làm tiếp bài tập 2/108.
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn văn, thơ cụ thể.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Câu ghép
Đọc và trả lời câu hỏi phần bài học.
Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
5. Phụ lục:
Câu hỏi tình huống giúp học sinh giải bài tập 3,4:
1. Trong một cuộc họp lớp kiểm điểm bạn Hải hay đi học muộn.
Lan nói: - Từ nay cậu không được đi học muộn nữa vì như vậy không những ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của bản thân cậu mà còn ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp.
Bạn Trinh cho rằng Lan nói như vậy là quá gay gắt, chỉ nên nhắc nhở bạn Hải là: "Cậu nên đi học đúng giờ.” Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
Kết luận: Khi cần phê bình nghiêm khắc ta cần phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
2. Nếu em là người làm nhân chứng ở tòa trong một sự việc nào đó. Em có nói giảm nói tránh không? Vì sao?
Kết luận: - Em không nói giảm nói tránh
- Vì nói như vậy không đúng với sự thật làm ảnh hưởng đến việc xét xử của sự việc đó.
File đính kèm:
- Tuan 10 NV8.doc