Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 37 Ôn tập truyện kí Việt Nam, hướng dẫn làm bài kiểm tra văn

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh

 Hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt nam hiện đại đã được học ở học kì I.

 B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.Kiến thức: Thấy được sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại ,phương thức biểu đạt ,nội dung,nghệ thuật.Những nết độc đáo về nội dung,nghệ thuật của từng văn bản. Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

2. Kĩ năng : Khái quát ,hệ thôngd hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.Cảm thụ nét riêng ,độc đáo của tác phẩm đã học.

3.Thái độ: Ý thức tự giác ,tích cực học tập.

C.PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại,gợi mở,nêu tình huống .

D.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1, Ổn định tổ chức :

2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong tiết ôn tập

3, Bài mới

1.Lập bảng thống kê các vb truyện kí Việt Nam

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 37 Ôn tập truyện kí Việt Nam, hướng dẫn làm bài kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Ngày soạn:19.10.2013 Tiết 37 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM Ngày dạy:21.10.2013 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh Hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt nam hiện đại đã được học ở học kì I. B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: Thấy được sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại ,phương thức biểu đạt ,nội dung,nghệ thuật.Những nết độc đáo về nội dung,nghệ thuật của từng văn bản. Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2. Kĩ năng : Khái quát ,hệ thôngd hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.Cảm thụ nét riêng ,độc đáo của tác phẩm đã học. 3.Thái độ: Ý thức tự giác ,tích cực học tập. C.PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại,gợi mở,nêu tình huống…. D.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1, Ổn định tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong tiết ôn tập 3, Bài mới 1.Lập bảng thống kê các vb truyện kí Việt Nam Tên vb Tác giả Năm Thể loại Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Tôi đi học Thanh Tịnh (1911-1988 1941 Truyện ngắn - Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học. Tự sự kết hợp trữ tình ; kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm , đánh giá . Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm Trong lòng mẹ TT- tự thuật hồi kí “những ngày thơ ấu Nguyên Hồng (1918-1982 1940 Hồi kí Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ , khi được nằm trong lòng mẹ -Tự sự kết hợp với trữ tình , kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm , đánh giá . Hình ảnh liên tưởng -Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn , mãnh liệt . Tức nước vở bờ (Trích chương 13, tiểu thuyết Tắt Đèn) Ngô Tất Tố ( 1893-1954) 1939 Tiểu thuyết -Vạch trần bộ mặt tàn ác , bất nhân của chế độ thực dân nửaphong kiến , tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo -Ca ngợi những phẩm chất cao quí và sức mạnh quật khởi tiềm tàng , mạnh mẽ của chị Dậu (người phụ nữ Việt Nam trước CM) -Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn , giàu tinh thần lạc quan -Xây dựng tình huống truyện bất ngờ , có cao trào và giải quyết hợp lí. -Xây dựng miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ , và hành động tương phản với các nhân vật khác. Lão Hạc (Trích truyện ngắn lão Hạc ) Nam Cao ( 1915-1951) 1943 Truyện ngắn -Số phận đau thương và phẩm chất cao quí của người nông dân cùng khổ trong xh Việt Nam trước cách mạng tháng tám . Thái độ trân trọng của tác giả với họ. - Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể , sinh động , đặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của số phận nhân vật , -----Cách kể chuyện, linh hoạt . Ngôn ngữ chân thực , đậm đà chất nông dân triết lí nhưng rất giản dị , tự nhiên . * Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức -Đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( được sáng tác vào thời kì 30-45) -Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xh đương thời của tác giả : đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập. -Đều chan chứa tinh thần nhân đạo ( yêu thương , trân trọng những tình cảm , phẩm chất đẹp đẽ của con người ; tố cáo những gì tàn ác ; xấu xa) -Đều có lối viết chân thực , gần đời sống rất sinh động ( bút pháp hiện thực) 2. Hướng dẫn kiểm tra văn -Ôn kĩ các tác phẩm truyện kí đã ôn tập. - Tóm tắt đoạn trích ( Mỗi đoạn trích khoảng 8 câu) .Cảm nhận về nhân vật đoạn trích . 3,Hướng dẫn tự học -Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật truyện trong tác phẩm đã học -Chuẩn bị bài :Thông tin về ngày trái đất năm 2000 RÚT KINH NGHIỆM Tuần 10 . Ngày soạn:19.10.2013 Tiết :38 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 Ngày dạy: 21.10. 2013 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường .Từ đó có những suy nghĩ,hành tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.Thấy được tính thuyết phục trog cách thuyết minh và những kiến nghị của tác giả đề xuất trong văn bản. B. TRONG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức: Thấy được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông .Tính khả thi trong những đề xuất tác giả trình bày.Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu ,sự giải thích đơn giầnm sáng tỏ,bố cục chặt chẽ ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 2. Kĩ năng : Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.Đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường C.PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại,gợi mở,nêu tình huống…. D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu khái niệm vb nhật dụng? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Cho học sinh nêu những nét chung về văn bản theo sách giáo khoa. Hoạt động2 -Giáo viên hướng dẫn cách đọc:( rõ ràng , chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác). - Giải thích từ khó : 7 chú thích sgk ? Nêu bố cục của văn bản +Từ đầu ….không sử dụng bao ni lông – Nguyên nhân ra đời của thông điệp. + Tiếp …..đối với môi trường – phân tích tác hại của việc sử dụng bao ni lông và những biện pháp. +Còn lại Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường. -Gọi hs đọc phần 1 ? Tìm những sự kiện nào được thông báo ? (?) Nhận xét về cách trình bày các sự kiện -Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể (từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể ) ? Việt Nam hưởng ứng như thế nào? (cùng hành động “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”) -Yêu cầu hs đọc đoạn 2 vb (?) Tác hại của việc dùng bao bì ni lông được nói tới ở phương diện nào? (?) Từ đó những phương diện gây hại nào của bì ni lông được thuyết minh ? - Giáo viên cho học sinh nêu một số dẫn chứng cụ thể tại địa phương (?) Em hãy xác định rõ phương pháp thuyết minh của đoạn văn này ? - Kết hợp các tác hại của việc dùng bao ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó. (?) Việc xử lí bao ni lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào ? Nhận xét về mặt hạn chế của những biện pháp ấy . -Gọi hs đọc đoạn cuối (?) Có 2 kiến nghị được nêu : Nhiệm vụ của chúng ta , hành động của chúng ta . Dựa vào vb , hãy thuyết minh 2 ý kiến này (?) Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước , hành động cụ thể nêu sau ? (?) Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống ( Học sinh tự bộc lộ) Hoạt động3 Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Giới thiệu chung II.Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích (sgk/105.106) 2.Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục : 3 phần 2.2. Phân tích: a.Thông báo về ngày trái đấtcủa Việt Nam Ngày 22 /4 hằng năm là ngày Trái đất chủ đề bảo vệ môi trường ; có 141 nước tham dự , năm 2000 VN tham gia chủ đề “ một ngày không sử dụng bao ni lông” ->Lời thông báo trực tiếp , ngắn gọn , dễ nhớ. =>Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất. b.Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng *Tác hại - Dùng bao ni lông bừa bãi sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường . - Phát sinh nhiều bệnh tật hiểm nghèo có thể làm chết người. ->Như vậy dùng bao ni lông bừa bãi có hại cho sự trong sạch của môi trường và cho sức khoẻ của con người. *Biện pháp - Hạn chế tối đa dùng bao ni lông - Thông báo cho mọi người hiểu về hiểm hoạ của việc lạm dụng bao ni lông đối với môi trường sức khoẻ con người. * Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất - Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm - Hành động cụ thể của chúng ta “ một ngày không dùng bao bì ni lông” 3.Tổng kết:Ghi nhớ : sgk/107 Ýnghĩa:Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ,cĩ tính khả thi trong việc bảo vệ mơi trường Trái Đất. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Sưu tầm tranh ảnh,tài liệu về tác hại của việc dùng bao ni lông và những vấn đề rác thải làm ô nhiếm môi truờng. -Soạn bài : Nĩi quá RÚT KINH NGHIỆM Tuần 10 Ngày soạn:22.10.2013 Tiết 39 NÓI QUÁ Ngày dạy: 24.10.2013 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh Hiểu được khái niệm,tác dụngcủa nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.Biết vận dụng hiểu biết về nói quá trong đọc-hiểu và tạo lập văn bản. B. TRONG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức:Nắm khái niệm,phạm vi sử dụng,tác dụng của biện pháp tu từ nói quá . 2. Kĩ năng : Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc-Hiểu văn bản. 3.Thái độ: Sử dụng biện pháp nói quá khi cần thiết,phê phán những lời khoác,nói sai sự thật. C.PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại,gợi mở,nêu tình huống…. D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ : ?Tìm những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương ứng với các từ ngữ toàn dân. 3, Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: -Yêu cầu hs đọc 2 vd trong sgk . - Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ. (?) Cách nói của những từ in đậm có đúng thực tế không (?) Việc nói quá với sự thật như vậy có ngụ ý gì? -Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm : + Kiểu nhóm : Theo bàn . +Thời gian: 5’ -Gọi đại diện nhóm trình bày. DG:Không đúng với sự thật , nhưng có tác dụng nhấn mạnh quy mô , kích thước , tính chất sự vật , sự việc , nhằm gây ấn tượng cho người đọc. (?) Qua đó em hiểu thế nào là nói quá ? ? So sánh các cặp câu sau đây , xem cách nói nào sinh động hơn , gây ấn tượng hơn? (?) Cách nói quá có tác dụng gì ? -HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: *Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 -Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. -Gọi học sinh trình bày. - Cho học sinh nhận xét. -Giáo viên chốt kiến thức. *Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhóm bài tập 2 +Kiểu nhóm : theo tổ. +Thời gian :5’ -Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,bổ sung kiến thức. -Giáo viên chốt kiến thức. *Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhóm bài tập 3 +Kiểu nhóm : theo bàn. +Thời gian :5’ -Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,bổ sung kiến thức. -Giáo viên chốt kiến thức. Hoạt động 3 Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. NỘI DUNG BÀI HỌC I.Tìm hiểu chung 1.Nói quá và tác dụng của nó: a. Ví dụ:SGK/101 b. Nhận xét: Không đúng thực tế, nói quá sự thật - Câu 1:thời gian đêm tháng năm rất ngắn -Câu 2: thời gian ngày tháng mười rất ngắn “Mồ hôi…ruộng cày”: lao động của người nông dân hết sức vất vả. *øNói quá là: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , qui mô , tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả * Tác dụng: - Nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm. *Ghi nhớ : SGK/102 II. Luyện tập Bài tập 1 : Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng + Sỏi đá cũng thành cơm : thành quả lao động gian khổ , vấn vả , nhọc nhằn ( nghĩa bóng : niềm tin vào bàn tay lao động) + Đi đến tận trời : vết thương chẳng có nghĩa lí gì , không phải bật tâm + Thét ra lửa : kẻ có quyền sinh quyền sát đối với người khác Bài tập 2 : Điều các thành ngữ vào chỗ trống + Chó ăn đá gà ăn sỏi + Bầm gan tím ruột + Ruột để ngoài da + Nở từng khúc ruột + Vắt chân lên cổ mà chạy Bài tập 3: đặt câu với những thành ngữ + Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành + Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển + Công việc lấp biển vá trời là công việc của nhiều đời , nhiều thế hệ mới có thể xong +Những chiến sĩ mình đồng da sắt +Mình nghĩa nát óc mà vẫn chưa giải được III.Hướng dẫn tự học -Sưu tầm thơ văn,thành ngữ,ca dao….có sử dụng biện pháp nói quá. -Chuẩn bị bài:Nói giảm,nói tránh.. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 10: Ngày soạn:23.10.2013 Tiết 40 NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH Ngày dạy: 25.10.2013 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh Hiểu khái niệm,tác dụng của biện pháp nói giảm,nói tránh.Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm,nói tránh. B. TRONG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức:Nắm khái niệm ,tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm,nói tránh. 2. Kĩ năng : Phân biệt nói giảm,nói tránh với nói không đúng sự thật.Sử dụng nói giảm,nói tránh đúng lúc ,đúng chỗ tạo lời ăn tiếng nói trang nhã,lịch sự. 3.Thái độ: Sử dụng biện pháp nói giảm ,nói tránh khi cần thiết. C.PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại,gợi mở,nêu tình huống…. D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nói quá ? Cho vd? Nêu tác dụng? 3, Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: -Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ. -Gọi hs đọc vd . (?) Giải nghĩa về cách dùng từ in đậm trong vd 1, 2 ,3và giải thích tại sao người viết , người nói lại dùng cách diễn đạt đó ? (?) Hãy tìm thêm những cách nói giảm nói tránh khi nói về cái chết ? (qui tiên ,..) - Gọi hs đọc vd 4,5 (?) Vì sao trong câu văn này tác giả lại dùng từ “ bầu sữa” mà không dùng từ khác ? (?) Qua phân tích , em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh ? (?) Trong thơ trong văn sử dụng rất nhiều phép tu từ nói giảm nói tránh , em hãy tìm một số vd để minh họa? Qua đó làm rõ giá trị biểu cảm của phép tu từ này ? Trong tác phẩm lão Hạc : Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (?) Vậy có phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng phép tu từ không ? ( không ) (?) Trong trường hợp nào không sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh ? Hoạt động 2: *Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 -Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. -Gọi học sinh trìh bày. - Cho học sinh nhận xét. -Giáo viên chốt kiến thức. *Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhóm bài 2 +Kiểu nhóm : theo tổ. +Thời gian :5’ -Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,bổ sung kiến thức. -Giáo viên chốt kiến thức. * Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3. -Giáo viên gợi ý . - Học sinh làm bài. - Học sinh nêu ý kiến . - Giáo viên giúp học sinh nhận xét và chốt kiến thức. Hoạt động3 Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. NỘI DUNG BÀI HỌC I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Thế nào là nói giảm nói tránh a.Ví dụ:SGK/107 b.Nhận xét: -Ba từ đều nói về cái chết. ->Giảm bớt đi sự đau buồn. -Dùng từ thay thế. -> Tránh thô tục. * là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển. 2.Tác dụng Tránh gây cảm giác đau buồn , ghê sợ , nặng nề ; Tránh thô tục , thiếu lịch sự. *Ghi nhớ sgk 108 Lưu ý: Không phải chỉ trong thơ trong văn mới sử dụng pháp tu từ nói quá mà chính ở trong cuộc sống hằng ngày sử dụng rất nhiều II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Điền từ -đi nghỉ - chia tay nhau -khiếm thị -có tuổi rồi -đi bước nữa Bài tập 2: Chọn câu đúng Những câu đúng : a 2 ; b 2 ; c 1 ; d 1 ; e 2 Bài tập 3 Bài thơ của anh dở lắm – Bài thơ của anh chưa được hay. - Cái áo bạn may xấu quá – Cái áo bạn may chưa được đẹp lắm. - Bạn học kém quá –Bạn học chưa được tốt . III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Phân biệt nói giảm,nói tránh trong một đợn văn cụ thể. -Chuẩn bị bài “Kiểm tra Văn” RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc