A. Mục tiêu.
- Học sinh phân biệt được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói quá trong giao tiếp khi cần thiết, cách nói quá được sử dụng như một biện pháp tu từ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh
- Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(6')
? Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83
? Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thái từ
III.Bài mới.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 37 Tiếng Việt Nói Quá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37 Ngày soạn:2/11/2006
Ngày dạy:6/11/2006
Tiếng Việt: nói quá
A. Mục tiêu.
- Học sinh phân biệt được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói quá trong giao tiếp khi cần thiết, cách nói quá được sử dụng như một biện pháp tu từ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh
- Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(6')
? Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83
? Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thái từ
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
15/
20/
? Cách nói của các câu tục ngữ ca dao có đúng sự thật không.
? Thực chất cách nói ấy nói điều gì.
* Các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu.
? Tác dụng của biện pháp nói quá.
* Tạo ra cách nói sinh động, gây ấn tượng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh
? Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu ca dao sau:
- Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo bài"Cô gái Sơn Tây".
- Giáo viên đánh giá.
? Vậy thế nào là nói quá, tác dụng
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ
? Điền các thành ngữ đã cho vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá
- Giáo viên đánh giá động viên đội làm nhanh, tốt.
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá
? Dùng 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Không đúng sự thật.
Nói có tác dụng nhấn mạnh: ''Chưa nằm đã sáng'' - rất ngắn; ''chưa cười đã tối'' - rất ngắn; ''thánh thót... cày'' - ướt đẫm.
- So với thực tế, các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu.
cách nói này sinh động hơn, gây ấn tượng hơn
+ Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo
+ Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
+ Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em
- Học sinh tự bộc lộ
- Học sinh khác nhận xét
3. Kết luận
- Học sinh phát biểu.
* Ghi nhớ. SGK
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a) Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
b) đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c) thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thi giữa các nhóm giải nhanh bài tập 2
2. Bài tập 2
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
3. Bài tập 3
- Học sinh đặt câu lên bảng, học sinh khác nhận xét:
+ Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
+ Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
4. Bài tập 4
- Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lúng túng như gà mắc tóc.
IV. Củng cố: (2')
- Nhắc lại ghi nhớ: Khái niệm và tác dụng của nói quá
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK tr103
- Xem trước bài ''Nói giảm, nói tránh''.
-Chuẩn bị bài ôn tập truyện kí Việt Nam :lập bảng theo SGK ,...
Tuần 10
Tiết 38 Ngày soạn:5/11/2006
Ngày dạy: 11/11/2006
Văn học: ôn tập truyện kí việt nam
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.
- Tích hợp với các văn bản đã học, với tập làm văn kiểu bài kể kết hợp với miêu tả biểu cảm
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét kết hợp trong quá trình ôn tập
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh đã trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập trang 104 SGK
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh
III.Bài mới.
- Giới thiệu bài: Phân biệt truyện kí hiện đại với truyện kí trung đại( Dế Mèn phiêu lưu kí, Một thứ quà của lúa non : cốm ,Sống chết mặc bay với Mẹ hiền dạy con,...)
1. Câu 1: (18') Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm theo mẫu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị theo từng văn bản theo các mục trong mẫu hoặc theo từng mục.
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét (theo chú ý trong SGK)
- Giáo viên bổ sung, sửa chữa, ghi lên bảng.
Số TT
Tên văn bản , tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
''Tôi đi học''
(1941)
Thanh Tịnh
(1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình
- Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học
- Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm
2
''Trong lòng mẹ''
(1940)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi kí
Tự sự xen trữ tình
- Nỗi cay đắng tủi cực, lòng căm thù chế độ phong kiến với những hủ tục hà khắc, bất nhân và tình thương yêu mãnh liệt của Hồng khi xa mẹ và được gặp mẹ
- Tự sự kết hợp với trữ tình, văn giàu cảm xúc, chân thực trữ tình, thiết tha.
3
Tức nước vỡ bờ (Trích ''Tắt đèn'')
(1939)
Ngô tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết (trích)
Tự sự
- Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn, số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất cao đẹp của họ
- Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực 1 cách chân thật, sinh động, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào... hợp lí
4
''Lão Hạc''
(1943)
Nam Cao
(1915-1951)
Truyện ngắn (trích)
Tự sự xen trữ tình
- Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
- Khắc hoạ ngoại hình sống động ,diễn biến tâm lí sâu sắc, cách kc tự nhiên, linh hoạt, chân thực đậm chất triết lí trữ tình.
2. Câu 2: (10') Nêu điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản ở bài 2, 3, 4
- Giáo viên gọi học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên bổ sung, chốt lại
* Điểm giống:
- Thể loại văn bản: Văn bản tự sự, truyện kí hiện đại
- Thời gian ra đời: Trước cách mạng, giai đoạn 1930-1945
- Đề tài: Cuộc sống và con người trong xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Giá trị tư tưởng: Đều chứa chan tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, phê phán những gì tàn ác, xấu xa)
- Về nghệ thuật: Lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực). Đó là những điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng.
+ Giáo viên nói thêm về dòng văn học này.
* Điểm khác nhau: Chủ yếu như câu 1, khắc sâu về đề tài, nghệ thuật (cảm xúc tuôn trào - nghệ thuật tương phản qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động - diễn biến tâm lí sâu sắc, giọng văn trầm buồn)
3. Câu 3: (7')
- Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn viết về 1 nhân vật hoặc 1 đoạn văn trong các văn bản thuộc bài 2, 3, 4 mà em thích nhất (đã viết ở nhà)
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh
IV. Củng cố: (2')
? Nhắc lại tên các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học ở lớp 8
? Đặc điểm của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng 8
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45'
- Giải thích thành ngữ ''tức nước vỡ bờ'' - thành ngữ này đã được chọn làm nhan đề văn bản có thoả đáng không? Vì sao.
- Viết một kết truyện khác cho truyện ngắn ''Lão Hạc''
- Soạn văn bản ''Thông tin ngày trái đất năm 2000''
Tuần 10
Tiết 39 Ngày soạn: 6/11/2006
Ngày dạy: 13/11/2006
Văn bản : thông tin ngày trái đất năm 2000
A. Mục tiêu.
- Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận dụng mọi người cùng thực hiện
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích tực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin: Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ngày 22-4-2000, năm lần đầu tiên VN tham gia Ngày trái đất.
- Học sinh:Tìm hiểu tình hình dùng bao ni lông trong thôn xóm của mình.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(6')
III. Tiến trình bài giảng:
- Giới thiệu về vấn đề bảo vệ môi trường - xử lí nước thải.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
3'
7'
8/
7'
4'
3'
3'
? Thể loại của văn bản
? Tính nhật dụng của văn bản này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào mà nó muốn đề cập.
- Giáo viên đọc mẫu
? Cách đọc văn bản cho phù hợp.
? Phân loại các chú thích theo nguồn gốc từ mượn.
- Giải thích thêm về 1 số từ: Pla-xtíc
? Tìm bố cục của văn bản
- bao bì ni lông nhẹ, rẻ, dai, giữ được cả nước, người mua quan sát được hàng hoá.
- Dùng bao bì ni lông có nhiều cái lợi, nhưng lợi bất cập hại.
? Vậy cái hại của bao bì ni lông là gì.
? Cái hại nào là cơ bản nhất? Vì sao.
- Giáo viên lấy ví dụ: hàng năm có 1000000 con chim, thú biển chết do nuốt phải, tết 2003 (23/12) nhiều người vứt túi ni lông xuống hồ Gươm khi thả cá chép.
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả.
* Kết hợp liệt kê và phân tích
? Tác dụng của cách viết này.
* Mang tính khoa học và thực tiễn cao.
? Em thấy được những hiểm họa nào trong việc dùng bao ni lông.
* Dùng bao ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
? Theo em có cách nào tránh được những hiểm hoạ đó.
? Em thử nêu ra một số biện pháp xử lí và hạn chế của biện pháp ấy.
? Những biện pháp nêu trong văn bản.
? Em có nhận xét gì về các biện pháp ấy.
* Các biện pháp nêu ra rất hợp lí vì:
+ Nó tác động đến ý thức của người sử dụng (tự giác)
+ Dừa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu
? Liên hệ với việc sử dụng của bản thân, gia đình.
? Theo dõi phần KB cho biết: có mấy kiến nghị được nêu ra.
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể nêu sau.
* Sử dụng kiểu câu cầu khiến khuyên bảo, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông để bảo vệ giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất.
? Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu.
? Hãy chỉ ra những biện pháp sử dụng trong văn bản.
? Bố cục văn bản.
? Về nội dung.
? Qua văn bản nhật dụng này, em nắm bắt được những hiểu biết mới mẻ nào.
? Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống.
? Kể những việc làm bảo vệ môi trường khác.
I. Tìm hiểu chung.
- Văn bản nhật dụng
- Vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường trái đất - 1 vấn đề thời sự đang đặt ra trong xã hội tiêu dùng hiện đại.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc
- Nhấn mạnh kiến nghị, lời kêu gọi.
- Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
- 3 học sinh đọc văn bản 1 lần
- Tiếng Anh, Hán Việt
- Pla-xtíc (chất dẻo) còn gọi là nhựa gồm các phần tử lớn gọi là Pô-li-me, nó có đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, nếu không bị thiêu huỷ (đốt) nó có thể tồn tại từ 20 5000 năm.
- Ô nhiễm: gây bẩn, làm bẩn.
2. Bố cục:
- Phần đầu: Từ đầu ''1 ngày ..... ni lông'' trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp
- Phần 2: tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu ra giải pháp
- Phần 3: Còn lại: lời kêu gọi, hô hào
3. Phân tích
a. Nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao bì ni lông
- Không phân huỷ của nhựa pla-xtíc từ đó gây ra hàng loạt tác hại khác:
+ Bẩn, bừa bãi khắp nơi
+ Lẫn vào đất, cản trở quá trình sinh
trưởng của thực vật, xói mòn đất ở vùng đồi.
+ Tắc đường dẫn nước thải gây ngập lụt, muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật nuốt phải
+ Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...
+ Khí độc thải ra gây ngộ đôc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...
- Kết hợp liệt kê và phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
- Học sinh suy nghĩ phát biểu
- Học sinh trình bày.
b. Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông
VD:
- Chôn lấp: Mất nhiều diện tích đất đai canh tác.
- Đốt: chuyển hoá thành đi-ô-xin khí độc làm thủng tầng ô-zôn, khói gây buồn nôn, khó thở, phá vỡ hoóc-môn...
- Tái chế: khó khăn
+ Do nhẹ nên người thu gom không hứng thú.
+ Giá thành đắt gấp 20 lần sản xuất mới
+ Con-ten-nơ đựng bao bì ni lông cũ rất dễ bị ô nhiễm (lẫn vài cọng rau muống,...) vấn đề nan giải
- 4 vấn đề trong trong SGK tr105, 106 (các gạch đầu dòng)
- Học sinh nêu ý kiến.
- Liên hệ 1 cách cụ thể trung thực
c. Những kiến nghị
- 2 kiến nghị:
+ Nhiệm vụ to lớn là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
+ Hành động cụ thể: 1 ngày không dùng bao bì ni lông
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên lâu dài
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là trước mắt.
+ điệp từ ''hãy'' khuyên bảo,
+ K' câu cầu khiến yêu cầu
đề nghị
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lich sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày...''
+ TB: đoạn 1-nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
+ KB: Dùng 3 từ hãy ứng với 3 ý trong MB
- Sử dụng biện pháp liệt kê, phân tích, câu cầu khiến tăng tính thuyết phục.
b. Nội dung
- Văn bản là lời kêu gọi bằng hình thức trang trọng qua giải thích, chứng minh và gợi ra những việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường.
III. Luyện tập
- Tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng.
- Hạn chế sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch.
- Học sinh bộc lộ
- Phong trào trồng cây gây rừng
- Phong trào xanh, sạch, đẹp...
IV. Củng cố: (2')
? Nhắc lại ghi nhớ của bài.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Ôn tập truyện kí VN hiện đại chuẩn bị cho kiểm tra văn học 45'
- Nắm được nội dung bài học; soạn ''Ôn dịch thuốc lá''
Tuần 10
Tiết 40 Ngày soạn:6/11/2006
Ngày dạy: 16/11/2006
Tiếng Việt : nói giảm, nói tránh
A. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Lấy 1 số ví dụ trong thực tế, thơ văn.
- Học sinh: Giải bài tập 5, 6 SGK tr153
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá.
? Giải bài tập 5, 6 SGK tr 153
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
12'
20'
? Những từ in đậm trong các đoạn trích có nghĩa là gì.
? Tìm những ví dụ khác có cách nói tương tự về cái chết.
* Sử dụng cách nói giảm nhẹ để tránh sự đau buồn
? Vì sao trong câu văn tác giả dùng ''bầu sữa'' mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa.
* Nói tránh để tránh thô tục
? So sánh 2 cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
- Nói giảm, nói tránh tạo nên sự tế nhị, nhẹ nhàng.
? Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh.
? Tác dụng.
? Điền các từ ngữ nói giảm , nói tránh đã cho vào chỗ trống.
- Giáo viên tổ chức học sinh làm nhanh giữa các nhóm.
? Trong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng cách nói giảm, nói tránh .
- Hd học sinh làm bài tập 3 dựa vào mẫu câu trong SGK
- Giáo viên đánh giá động viên những nhóm làm tốt.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm , nói tránh.
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
- Cả 3 ví dụ tác giả đều tránh từ chết để giảm bớt đau buồn.
- Học sinh lấy ví dụ khác:
''Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ...''
''Bà về năm ấy làng treo lưới''(T. Hữu)
- Tác giả dùng từ ''bầu sữa'' trong câu này cốt để tránh thô tục
- Cách nói thứ hai nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
3. Kết luận
- Học sinh khái quát
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK tr108.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 1
a) đi nghỉ
b) chia tay nhau
c) khiếm thị
d) có tuổi
e) đi bước nữa
2. Bài tập 2
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2.
3. Bài tập 3
- Học sinh làm việc theo nhóm trong 5': thi đội nào tìm được nhiều câu nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá.
VD: Chị xấu quá chị ấy chưa xinh
(xấu đối lập với xinh; dùng từ chưa)
Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ.
Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm.
IV. Củng cố: (2')
? Nhắc lại khái niệm nói giảm, nói tránh ? Tác dụng.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (5')
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK tr108
- Hướng dẫn làm bài tập 4 trong SGK tr109:
VD: Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thực thì không nên nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi. Chẳng hạn một người bị bệnh ung thư không có khả năng chữa khỏi thì bác sĩ nên nói thẳng với người nhà bệnh nhân tránh cho gia đình cố gắng chạy chữa tốn công, tốn của vô ích.
- Tìm thêm các hiện tượng nói giảm, nói tránh trong cuộc sống thơ văn:
+ Chết trong Tiếng Việt có thể dùng: đi, về, qua đời, mất, không còn nữa, khuất núi...
+ Dùng từ Hán Việt: chôn mai táng, an táng; chết qui tiên, từ trần.
+ Dùng cách nói phủ định (như trên): ác ý thiếu thiện chí
+ Nói vòng: Anh còn kém lắm Anh còn phải cố gắng hơn nữa.
+ Nói trống: Anh ấy không sống được lâu nữa đâu Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu.
Trong thơ văn: Cậu Vàng đi đời rồi... ( tránh cảm giác không hay, xót xa, luyến tiếc...)
Lão cũng ra phết chứ chả vừa đâu (gian ra phết ... là lời Binh Tư nói với ông giáo - người có học đáng nể - nên hắn không muốn nói toạc ra)
- Xem trước bài ''Câu ghép''.
Tuần 11
Tiết 41 Ngày soạn: 10/11/2006
Ngày dạy: 18/11/2006
kiểm tra văn
A. Mục tiêu.
- Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại.
- Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên : Soạn đề bài và đáp án
- Học sinh: Ôn tập kĩ 4 truyện kí Việt Nam đã học ở bài ''Ôn tập''
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1')
III. Tiến hành kiểm tra (41')
1. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất
Câu 1: Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn''. ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?
A. 1900 - 1930
B. 1930 - 1945
C. 1945 - 1954
D. 1955 - 1975
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản ''Trong lòng mẹ'', ''Tức nước vỡ bờ'', ''Lão Hạc''?
A. Giá trị hiện thực
B. Giá trị nhân đạo
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
''Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn''
A. Tôi đi học
B. Tức nước vỡ bờ
C. Trong lòng mẹ
D. Lão Hạc
Câu 4: Nhận xét ''Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha'' ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ
B. Tức nước vỡ bờ
C. Tôi đi học
D. Lão Hạc
Câu 5: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dụng ý của nhà văn khi viết về cái đói và miếng ăn trong truyện ''Lão Hạc''
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hoá tính cách và phẩm giá của con người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hoá và biến chất.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' bằng một đoạn văn khoảng 4-5 dòng.
Câu 2: Đóng vai bé Hồng kể sáng tạo đoạn bé Hồng gặp mẹ trong đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' - Nguyên Hồng.
2. Đáp án và biểu điểm:
Phần I - Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 1đ = 5đ
Câu 1 - B
Câu 2 - C
Câu 3 - D
Câu 4 - A
Câu 5 - D
Phần II - Tự luận
- Câu 1: Tóm tắt theo đúng yêu cầu (đạt 2đ)
VD: Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc những lời van xin tha thiết của chị dậu, chúng cứ một mực xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá hoá liều, chị Dậu vùng dạy, đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác.
- Câu 2: Học sinh đóng vai bé Hồng gặp mẹ, yêu cầu kể kết hợp tả và biểu cảm (3đ)
+ Hồng trông thấy mẹ, đuổi theo, sẽ thất vọng to lớn nếu đó không phải mẹ.
+ Hồng gặp mẹ: tủi hờn, hạnh phúc; thấy mẹ vẫn đẹp chứ không như cô nói.
+ Hồng sung sướng khi gặp mẹ.
IV. Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài (1')
V. Hướng dẫn về nhà (1')
- Ôn tập truyện kí hiện đại Việt Nam.
- Soạn ''Ôn dịch thuốc lá''
- Chuẩn bị tiết luyện nói.
Tuần 11
Tiết 42 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn
Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể
kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Ôn tập về ngôi kể, củng cố kiến thức đã học về ngôi kể ở lớp 6.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Học sinh: Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(1') Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh
III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Do đây là kiến thức đã học nên giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba.
? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học.
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể.
? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn
? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn
? Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng.
? Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
I. Ôn tập về ngôi kể(10')
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá...
+ Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ...
II. Luyện nói
1. Tìm hiểu đoạn trích(5')
- Học sinh đọc đoạn văn trong SGK tr110
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu.
- nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
+ Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
. Cháu van ông ...: van xin, nín nhịn
. Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ
. Mày trói ...: căm thù, vùng lên
+ Các yếu tố miêu tả:
. Chị Dậu xám mặt...
. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét.
. Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm
Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
- Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận.
2. Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.(20')
- Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ, kể chuyện kết hợp mi
File đính kèm:
- Van 8(10,11).doc