A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Biết cách đọc-Hiểu một văn bản nhật dụng.Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số là đòi hởi tất yếu của sự phát triển loài người .Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức: Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người.Sự chặt chẽ,khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng : Tích hợp với tập làm văn,vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc-Hiểu ,nắm được các vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh.
3.Thái độ: Thấy được tác hại của việc gia tăng dân số.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích ,đánh giá,gợi mở,thảo luận .
D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1, Ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ :- Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với con người ?
3, Bài mới : GV giới thiệu bi.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 13 Trường THCS Xã Lát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn : 09.11.2013
Tiết 49 BÀI TOÁN DÂN SỐ Ngày dạy: 11.11.2013
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Biết cách đọc-Hiểu một văn bản nhật dụng.Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số là đòi hởi tất yếu của sự phát triển loài người .Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức: Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người.Sự chặt chẽ,khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng : Tích hợp với tập làm văn,vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc-Hiểu ,nắm được các vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh.
3.Thái độ: Thấy được tác hại của việc gia tăng dân số.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích ,đánh giá,gợi mở,thảo luận…..
D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1, Ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ :- Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với con người ?
3, Bài mới : GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1:
Giáo viên giới thiệu về văn bản.
Hoạt động2:
-Giáo viên đọc sau đó gọi hs đọc tiếp sức
(Đọc rõ ràng , chú ý các câu cảm)
(?) Xác định bố cục của văn bản?
+Từ đầu đến “sáng mắt” ra:Nêu vấn đề,dân số và kế hoạch hoá gia đình
+Tiếp đến ô 31 của bàn cờ :Làm rõ vấn đề kế hoạch hoá gia đình”.
+Còn lại : Lời kiến nghị khẩn thiết.
-Gọi học sinh đọc đoạn 1
(?)Theo em vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?(?) Điều gì đã làm tác giả đã “sáng mắt ra”?(dân số…
(?)Em hiểu như thế nào vềø vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình ?
-Học sinh thảo luận nhóm 5’– Đại diện nhóm trả lời -GV nhận xét bổ sung và chốt kiến thức..
? Nhận xét về lời văn cũng như tác dụng ?
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
(?) Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình , tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào?
? Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ như thế nào?
?Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh ( Bây giờ cho đến không quá 5%)
(So với bài toán cổ con số này xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ)
? Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người ra sao?
(?) Dùng phép thống kê để thuyết minh dân số tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ , tác giả đã đạt được mục đích gì ?
- Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nư.õ
- Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số.
-Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
? Tác giả đưa ra lời kêu gọi gì? Tại sao?
?Liên hệ thực tế địa phương em về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động3
Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà.
NỘI DUNG
I.Giới thiệu chung
Thuộc văn bản nhật dụng
II. Đọc –Hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu chú thích
2.Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục : 3 phần
2.2. Phân tích:
a.Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
- Dân số và kế hoạch hoá gia đình là vấn đề đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới.
->Lời văn nhẹ nhàng , giản dị , thân mật , tình cảm có sức thuyết phục người đọc.
b. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
*Từ một bài toán cổ :
- Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân , tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ không phải là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp.
*Từ một chuyện trong kinh thánh
- Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người
- Nếu mỗi gia đình chỉ có 2 con thì đến năm 1995 dân sốâ trái đất là 5,63 tỉ
->Mức độ gia tăng dân số rất nhanh
* Từ thực tế
- Châu phi , Châu Á ( trong đó có VN)
- Rất nhiều nước trong tình trạng nghèo nàn , lạc hậu.
->Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển xã hội , là nguyên nhân đến đói nghèo , lạc hậu.
c.Lời kêu gọi khẩn thiết
- Muốn sống , con người cần phải có đất đai .
-Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh , hạn chế sự gia tăng dân số .
3.Tổng kết :
Ghi nhớ sgk/132.
Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại : Dân số và tương lai dân ttộc của nhân loại.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Tìm hiểu tình hình dân số ở địa phương.
-Soạn bài :Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 13 Ngày soạn : 09.11.2013
Tiết 50 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM Ngày dạy : 11.11.2013
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức: Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng : Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3.Thái độ: Tuân thủ cách ghi dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.
C.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, đánh gia, gợi mơ, thảo luận…..
D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1, Ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ : GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu.
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây?
Tuy nhà nghèo nhưng Lan học rất giỏi.
Nếu trời mưa, chúng tơi khơng thể đi cắm trại.
Càng về cuối đơng, trời càng lạnh.
Trả lời:
a) Quan hệ tương phản
b) Quan hệ điều kiện ( giả thiết )
Quan hệ tăng tiến
3, Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động I:
-Giáo viêntrình chiếu( treo bảng phụ) ghi ví dụ.
-Gọi học sinh đọc vd a,b,c
(?) Trong 3 vd trên dùng dấu ngoặc đơn có tác dụng gì ?
(?) Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không ? (Nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.Tuy nhiên sự thông tin bổ sung bị mất).
Lưu ý:
VD : 1. Nam Cao sinh năm 1915 (?) – 1951 nhưng cĩ tài liệu ghi năm sinh của ơng là 1917
-> Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) tỏ ý hồi nghi.
2. Một thế kỉ văn minh, khai hĩa (!) của thực dân cũng khơng làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải cịn vất vả mãi với người.
Thép Mới, Cây tre Việt Nam
-> Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) tỏ ý mỉa mai.
?Nêu công dụngcủa dấu ngoặc đơn ?
-Gọi hs đọc ví dụ : Sgk
-Cho học sinh xác định dấu :
(?) Dấu hai chấm trong mỗi đoạn trích trên dùng để làm gì ?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
Hoạt động II:
*Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập1
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhóm.
- Thời gian: 3’
- Gọi học sinh trình bày.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên chốt kiến thức.
*Giáo viên nêu yêu cầu bài tâïp 2.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
- Thời gian: 5’
- Gọi học sinh trình bày.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên chốt kiến thức.
* Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
-Giáo viên cùng học sinh làm bài tập
* Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.
-Giáo viên cùng học sinh làm bài tập
Hoạt động 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà.
NỘI DUNG
I. Tìm hiểu chung
1. Dấu ngoặc đơn
a. Ví dụ:sgk/134
b. Nhận xét
a: Để giải thích họ là ai, ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh.
b:Để thuyết minh loài động vật tên là ba khía.
c: Để bổ sung thông tin về Lý Bạch
-Để bổ sung về vùng Miên Châu
Lưu ý: Khi dùng dấu ngoặc đơn cần chú ý thêm : Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) (tỏ ý hoài nghi); dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) thể hiện tỏ ý mỉa mai.
*Ghi nhớ(sgk/134)
2. Dấu hai chấm
a.Ví dụ: sgk/125
b.Nhận xét:
a: Báo trước lời đối thoại của các nhân vật.
b: Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời nói cuả người xưa)
c: Báo trước phần giải thích (lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học)
* Ghi nhớ(sgk/135)
II. Luyện tập
Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn.
a, Đánh dấu phần giải thích.
b, Đánh dấu phần thuyết minh .
c, - Đánh dấu phần bổ sung.
- Đánh dấu phần thuyết minh.
Bài tập 2 :Giải thích công dụng dấu hai chấm
a,Đánh dấu báo trước phần giải thích .
b,-Đánh dấu báo trước lời đối thoại.
-Đánh dấu báo trước phần thuyết minh.
c,Đánh dấu phần thuyết minh.
Bài tập 3 :Có thể bỏ dấu hai chấm
Được , nhưng nghĩa của phần đặc sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
Bài tập 4 :Thay dấu : bằng dấu ()
- Được , khi thay như vậy nghĩa của câu không thay đổi , nhưng người viết chỉ coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản
- Nếu viết lại “ Phong Nha gồm : ...không thể coi là thuộc phần chú thích.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Tìm văn bản có dấu ngoặc đơn và dấu .hai chấm
-Chuẩn bị bài : Đề văn thuyết minh và cách làm đề văn thuyết minh.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 13 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ Ngày soạn: 12.11.2013
Tiết 51: CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH Ngày dạy: 14.11.2013
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Nhận dạng và hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG
1.Kiến thức: Hiểu được đề văn thuyết minh .Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh .Cách quan sát,tích luỹ tri thức và vận dụng phương pháp làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.Quan sát nắm được đặc điểm cấu tạo,nguyên lí vận hành,công dụng …của đối tượng cần thuýêt minh.
3.Thái độ: Ý thức tích cực học tập.
C.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích ,đánh giá,gợi mở,thảo luận…..
D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1, Ổn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ :
?Muốn làm được bài văn thuyết minh , người viết phải làm gì?
?Có mấy phương pháp thuyết minh ? Nêu đặc điểm của từng phương pháp ?
3, Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1:
- Gọi hs đọc đề văn thuyết minh trong SGK
(?) Đề nêu lên yêu cầu gì ? (Đối tượng thuyết minh )
(?) Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào
- con người , đồ vật , di tích , con vật , thực vật , món ăn , đồ chơi , lễ tết
(?)Tại sao em biết đó là đề văn thuyết minh ?
- Không yêu cầu kể chuyện , miêu tả , biểu cảm , tức là yêu cầu giới thiệu , thuyết minh , giải thích
(?) Hãy cho biết yêu cầu của mỗi đề trong sgk ? Và ra một số đề cùng loại ?
(?)Đề văn thuyết minh yêu cầu điều gì ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Gọi hs đọc bài văn Xe đạp
(?)Đối tượng thuyết minh của bài văn (?) ?Đề bài này khác đề văn miêu tả ntn?
(Nếu miêu tả thì phải tái hiện một chiếc xe đạp cụ thể )
(?) Văn bản thuyết minh này thường có mấy phần , mỗi phần ở đây nêu nội dung gì ?
- GV treo tranh chiếc xe đạp treo lên bảng
(?) Nên chia chiếc xe đạp ra mấy phần để trình bày ?
(Xe đạp có khung , bánh xe , càng xe , xích , líp , đã , bàn đạp )
(?) Em có nhận xét gì về cách làm bài ?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk .
(?) Hãy lập ý và dàn ý cho đề bài trên ? Hoạt động 2:
-HS:Đọc đề bài:Giới thiệu truờng em
-GV:hướng dẫn HS làm theo nhóm:
+Theo tổ.+Thời gian: 7’
+ Gọi học sinh trình bày.
+Giáo viên giúp học sinh nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động3
Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà.
NỘI DUNG
I.Tìm hiểu chung
1.Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
a. Đề văn thuyết minh
*Giới thiệu đề:sgk/137,138
*Nhận xét
-Đề nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh…:Chiếc nón lá, xe đạp…
-Đối tượng thuyết minh bao gồm:
+Con người: Một gương mặt thể thao Việt Nam….
+Sự vật :Hoa ngày tết ở Việt Nam.
+Hiện tượng:Tết trung thu
-Cách thể hiện yêu cầu thuyết minh:
+Có khi nói rõ trong đề:VD:Hãy viết một bài văn thuyết minh về tết trung thu ở Việt Nam.
+Phần lớn không nói rõ(chỉ trực tiếp nêu đối tượng thuyết minh)
*Ghi nhớ 1(SGK)
b.Cách làm bài văn thuyết minh *Ví dụ :Bài văn“Xe đạp”SGK/138/139
*Nhận xét:
-Đối tượng thuyết minh là “Xe đạp”
-Yêu cầu:trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo , tác dụng của loại phương tiện này.
- Bố cục 3 phần
+Mở bài:Giới thiệu khái quát về xe đạp.
+ Thân bài : Giới thiệu cấu tạo của xe đạp , nguyên tắc hoạt động của nó.
+Kết bài : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người VN trong tươnglai.
* Ghi nhớ : sgk / 140
II, Luyện tập
Đề bài : Giới thiệu trường em
a.MB: Tên trường , ngày thành lập
b.TB : Vị trí , diện tích của trường , đóng ở xã ,huyện, tỉnh.
-Các khu vực của trường : Phòng Giám hiệu,số phòng học,vườn trường , thư viện
- Các lớp học :số lượng mỗi khối lớp
- Số lượng giáo viên , nam , nữ
- Các thành tích của trường
c.KB : Vị trí của nhà trường trong đời sống xã hội ở địa phương . Tình cảm của em đối với trường .
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Tìm ý ,lập dàn ý cho đề thuyết minh.Sưu tầm ,tìm hiểu những tri thức khách quan.
-Chuẩn bị bài : “Luyện nói : thuyết minh.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 13 Ngày soạn: 13.11.2013
Tiết 52 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Ngày dạy: 15.11.2013
(Phần văn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn các tác phẩm văn học.
1.Kiến thức: Cách tìm hiểu về các nhà văn ,nhà thơ ở địa phương .Cách tìm hiểu các tác phẩm thơ văn ở địa phương.
2. Kĩ năng: Sưu tầm,tuyển chọn các tác phẩm văn,thơ viết về địa phương.Đọc-Hiểu và thẩm bình các tác phẩm văn thơ viết về điạ phương.Biết cách thống kế các tài liệu thơ văn về địa phương .
3.Thái độ: Yêu quê hương và các nhà văn,nhà thơ ,các tác phẩm viết về quê hương.
C.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích ,đánh giá,gợi mở,thảo luận…..
D.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1, Ổn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lần cuối kết quả chuẩn bị của hs
3, Bài mới :
1. Quan niệm về tác giả và tác phẩm văn học viết về địa phương
- Tác giả : Gồm những nhà văn , nhà thơ sinh ở địa phương đã mất hoặc có thể sống và làm việc ở nơi khác.
-Địa phương : có thể ở Tỉnh – Thành phố hoặc quận huyện nơi mình đang sinh sống hoặc viết về hiện tại nơi ở hiện tại xem như quê hương thứ hai của mình.
- Tác phẩm văn học : tác giả sinh ở địa phương viết về địa phương hoặc tác giả sinh ở nơi khác viết về địa phương.
2.Thống kê danh sách các tác giả văn Lâm Đồng ( Đà Lạt )
Số TT
Họ và tên
Năm sinh
Tác phẩm
1
Trương Quỳnh
1931
Hạnh phúc và
Tổ quốc lớn vô cùng
2
Phạm Vũ
1936
Khẩu súng
Sao hôm sao mai hành tinh cô đơn
3
Chu Bá Nam
1994
Minh Tinh màng Bạc
4
Lê Bá Cảnh
Tiếng chim từ quy
Yêu cầu 3 học sinh trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương
Cho hs khác bổ sung và nhận xét.
GV bổ sung thêm
3.Một số bài thơ viết về quê hương
Thơ 4 chữ : Số táo quân
Thơ 5 chữ : Đà Lạt
Thơ lục bát : Nói về Bùi Thị Xuân
-Gọi 3 hs đọc bài thơ , bài văn viết về địa phương mà các em thích ( Tác giả : không nhất thiết là người địa phương )
-Cho hs trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy . Cũng có thể cho đề xuất tác phẩm khác
-Giáo viên nhân xét tiết học
4,Hướng dẫn tự học
-Sưu tầm thêm các nhà văn ở quê hương .
- Chuẩn bị thuyết minh đề Sgk
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tuan 13.doc