Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Hiểu công dụngvà biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi nói, viết .

2. Kĩ năng.

a. Kĩ năng bài học

- Sử dụng đúng dấu ngoặc kép.

- Sử dụng dấu ngoặc kép phối hợp với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

b. Kĩ năng sống

- KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.

- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập

- HS: Soạn bài, học bài cũ

C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, .

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết 53 Tuần 14 Dấu ngoặc kép A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Hiểu công dụngvà biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi nói, viết . 2. Kĩ năng. a. Kĩ năng bài học - Sử dụng đúng dấu ngoặc kép. - Sử dụng dấu ngoặc kép phối hợp với các dấu khác. - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. b. Kĩ năng sống - KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác... 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. - Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... D. Tiến trình bài dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn? Chữa lại hoặc thêm dấu ngoặc đơn thích hợp cho trường hợp sau: Trường xuân cũng có khi gọi là thường xuân: một loại dây leo bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông. Chú thích văn bản “Cô bé bán diêm”- Ngữ văn 8- Tập I- Trang 67 ? Nêu công dụng của dấu hai chấm? Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong trường hợp sau: Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. đáp án- Biểu điểm Câu 1:- Nêu đủ, đúng công dụng của dấu ngoặc đơn ( 4 điểm) - Viết thêm dấu ngoặc đơn đúng mỗi trường hợp 3 điểm. Tổng 6 điểm Trường xuân (cũng có khi gọi là thường xuân): một loại dây leo bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông. (Chú thích văn bản “Cô bé bán diêm”- Ngữ văn 8- Tập I- Trang 67) Câu 2: - Nêu đủ đúng công dụng cúa dấu hai chấm (5 điểm) - Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm: Đánh dấu phần giải thích, bổ sung cho phần trước đó.(5 điểm) 3. bài mới: GV giới thiệu bài: Hoạt động của Thầy và Trò GV: Treo bảng phụ ghi VD SGK ? Đọc to ví dụ trên bảng phụ ? ở ví dụ a, dấu ngoặc kép được dùng làm gì HS: Lời dẫn trực tiếp ( một câu nói của thánh Găng- đi) ? Còn ở VD b dấu ngoặc kép có được sử dụng với công dụng đó không HS: Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa ẩn dụ ? Vì sao từ "dải lụa" lại được nằm trong ngoặc kép HS: "dải lụa" -> ẩn dụ -> chỉ chiếc cầu ( Xem chiếc cầu như một dải lụa) ? Dấu ngoặc kép trong ví dụ c được dùng để làm gì HS: Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai GV: Từ ngữ có hàm ý mỉa mai, ở đây tác giả mỉ bằng việc dùng lại chính các từ ngữ mà thực dân Pháp thương dùngkhi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: Khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu. Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với cả công dụng 1 ? Trong trường hợp d dấu ngoặc kép có được dùng với các công dụng trên không? Công dụng của dấu ngoặc kép trong trường hợp này là để làm gì HS: Không, đánh dấu tên của vở kịch ? Như vậy em thấy dấu ngoặc kép có những công dụng gì ? Nêu kết luận chung về dấu ngoặc kép ? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ 142. G: Hướng dẫn H luyện tập ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn văn sau Bài tập 1: Hoạt động nhóm: Trò chơi "Ai nhanh hơn" GV: Nhận xét, cho điểm. Nội dung I. Công dụng của dấu ngoặc kép 1. Phân tích ngữ liệu:SGK /T141 +142 Dấu ngoặc kép dùng để: a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp b) "dải lụa" -> ẩn dụ -> chỉ chiếc cầu ->Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt. c) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đánh dấu lời dẫn trực tiếp d) Đánh dấu tên của các vở kịch KL: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu: - Lời dẫn trực tiếp - Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt - Tên tác phẩm, vở kịch.. 2. Ghi nhớ: SGK/ T142 II.. Luyện tập Bài tập 1/ T142,143: a) Câu nói được dẫn trực tiếp b) Hàm ý mỉa mai c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cùng hàm ý mỉa mai e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp Bài 2. Hoạt động cá nhân ? Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp ( Có điều chỉnh viết chữ hoa trong những trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và nhận xét GV lưu ý phần c: Không phải là lời của người khác mà của chính người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác ( Lúc con trai lão Hạc trở về) ? Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau Hướng dẫn H thực hiện. Hình thức: - Đoạn văn ngắn 4- 5 câu - Có sử dụng dấu ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép Nội dung: Tự chọn Giải thích công dụng của các dấu câu này - HS thực hiện 5 phút - HS trình bày - HS nhận xét - GV nhận xét ? Tìm những trường hợp có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK Ngữ văn 8- Tập 1 và giải thích công dụng của chúng HS trình bày - HS nhận xét GV nhận xét Về nhà làm tiếp Bài tập 2/T143 a) Đặt dấu 2 chấm sau “cười bảo" -> Đánh dấu ( báo trước) lời đối thoại + Dấu ngoặc kép ở "cá tươi" và "tươi"" từ ngữ được dẫn lại ( Lời dẫn trực tiếp) b) Dấu 2 chấm sau "Chú Tiến Lê"-> Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp + Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Cháu...với cháu” lời dẫn trực tiếp Chú ý viết hoa từ "Cháu"vì mở đầu câu c) Đặt dấu 2 chấm sau " bảo hắn" -> Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp + Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Đây là... một sào”. Viết hoa từ "Đây" Bài tập 3/ T143: a) Dùng dấu ngoặc kép và dấu 2 chấm để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch HCM. b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không dẫn nguyên văn ( lời dẫn gián tiếp ) Bài tập 4/ T144: Viết đoạn văn thuyết minh Bài tập 5/ T144: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK Ngữ văn 8- Tập 1 và giải thích công dụng của chúng 4 củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Công dụng của dấu ngoặc đơn, hai chấm và dấu ngoặc kép ? Các dạng bài tập 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Thuyết minh một thứ đồ dùng - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________________ NS: Tiết: 54 Tuần 14 Luyện nói:Thuyết minh về một thứ đồ dùng A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Củng cố, nâng cao kiến thức về kĩ năng làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng - Biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được những đặc điểm cấu tạo, công dụng…của những vật gần gũi với bản thân. - Biết trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 2.Kĩ năng a. Kĩ năng bài học - Tạo lập văn bản thuyết minh - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. b. Kĩ năng sống KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác... 3 Thái độ: - Tích cực, chủ động tìm hiểu các văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, - HS: Soạn bài, học bài cũ B. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... D.Tiến trình Bài dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh. 3. bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò ? Yêu cầu của đề bài là gì HS: Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản. ? Để thực hiện được yêu cầu trên em cần làm gì HS: Quan sát, tìm hiểu... ? Xác định những nội dung cần trình bày ở phần MB ? Phần TB cần trình bày được những gì ? Phích nước có cấu tạo như thế nào ? Các bộ phận chính của phích - Vỏ phích - Ruột phích ? Cấu tạo của phần vỏ HS: Làm bằng sắt, bằng nhựa dùng để bảo vệ ruột phích. ? Cấu tạo của ruột phích HS: Hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. + Phiá trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. + Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. ? Tác dụng của phần ruột ? Bộ phận nào quan trọng nhất HS: Ruột phích ? Công dụng của nó HS: Đựng nước sôi để pha trà, sữa.. ? Cách sử dụng và bảo quản phích ? Cách bảo quản và sử dụng phích ntn để khỏi vỡ và không gây nguy hiểm cho trẻ em ? Phần KB cần trình bày điều gì ? Xác định phích nước là một đồ dùng như thế nào HS: Là đồ dùng bình thường nhưng không thể thiếu trong mỗi gia đình ? Dự kiến các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài - Phương pháp định nghĩa - Phương pháp giải thích - Phương pháp phân tích Thực hành luyện nói HS: Thực hiện luyện nói theo dàn bài đã được chuẩn bị HS: Tập nói trước nhóm ( Theo dàn ý đã chuẩn bị) - Nhóm nhận xét, góp ý về nội dung, ngôn ngữ, diễn đạt... + Đại diện nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV: - Quan sát, theo dõi - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS. - Tuyên dương, cho điểm nhóm thực hiện tốt nhất, cá nhân nói tốt nhất. Nội dung Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước I/ Yêu cầu chung * MB: Giới thiệu vai trò của chiếc phích nước trong đời sống con người - Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình * TB: Trình bày cấu tạo, công dụng, cách sử dụng và bảo quản - Cấu tạo + Chất liệu: Vỏ sắt, nhựa, nhôm.. + Màu sắc: Trắng, xanh, đỏ + Ruột: bộ phận quan trọng nhất . Hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài . Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt . Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt... . Hiệu quả giữ nhiệt: Trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ . Bên ngoài thân phích có tây cầm . Trên miệng có quai xách - Công dụng: + Giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống - Cách sử dụng và bảo quản: + Sử dụng nhẹ nhàng + Đặt nơi khuất tránh xa tầm tay trẻ em để tránh đổ vỡ *KB: Bày tỏ thái độ đối với chiếc phích nước - Chiếc phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình - Ngày nay, tuy đã có những dụng cụ khác thay thế nhưng chiếc phích vẫn là đồ dùng sinh hoạt phổ biến và tiện lợi, nhất là nông thôn miền núi II/ Thực hành luyện nói Ví dụ mẫu: Thưa cô giáo và toàn thể các bạn! Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc các phích nước hiện đại nhưng đa số các gia đình vẫn sử dụng phích nước bởi vì nó rất tiện dụng và hữu ích. Phích nước gắn bó với đời sống người dân từ rất lâu. Bên cạnh các cuộc hội họp, các buổi trò chuyện, tâm sự bên cạnh ấm trà là cần đến phích nước. Phích nước dùng để chứa nước sôi, pha trà, cà phê cho người lớn và dùng để pha sữa cho trẻ em... Phích nước có cấu tạo thật đơn giản. Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích có cấu tạo đặc biệt dùng để giữ nhiệt. Ruột phích bao gồm hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. Bộ phận vỏ phích được làm bằng lớp sắt mạ hoặc có loại vỏ phích được làm bằng nhựa cứng có tác dụng bảo quản ruột phích và trang trí cho đẹp.. Về hiệu quả giữ nhiệt của phích nước thì rất đảm bảo: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. Về cách bảo quản và sử dụng phích cần sử dụng nhẹ nhàng, đặt nơi khuất tránh xa tầm tay trẻ em để tránh đổ vỡ. Giá của một cái phích nước rất phù hợp với túi tiền của đa số người lao động, nhắt là bà con nông dân. Chiếc phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình. Ngày nay, tuy đã có những dụng cụ khác thay thế nhưng chiếc phích vẫn là đồ dùng sinh hoạt phổ biến và tiện lợi, nhất là nông thôn miền núi. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe 4. củng cố: Nhận xét ý thức của HS trong giờ học - Khắc sâu lại cho H cách làm một bài văn thuyết minh 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh cho đề bài trên. - Ôn tập lại văn thuyết minh, phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Viết bài tập làm văn số 3 - Chuẩn bị các đề bài tham khảo SGK, các tri thức về bút máy, bút bi, chiếc nón lá, chiếc áo dài Việt Nam để giờ sau viết bài số 3 văn thuyết minh. E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................................................. ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................:................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: Tiết: 55+56 Tuần 14 Viết bài tập làm văn số 3 ( Văn thuyết minh) A.Mục tiêu bài dạy 1 Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá toàn diện các kiến thức đã học về thể loại văn thuyết minh thông qua bài viết 2. Kĩ năng a. Kĩ năng bài học - Rèn kĩ năng thuyết minh về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống. b.Kĩ năng sống Rèn kĩ năng : KN thể hiện sự tự tin, KN ra quyết định, giao tiếp ... 3. Thái độ: -, Giáo dục ý thức học tập bộ môn, khám phá tri thức B. Chuẩn bị GV: Giáo án, tư liệu tham khảo,... HS: ôn tập văn thuyết minh C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thực hành, luyện tập. - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT động não, KT thực hành có hướng dẫn, d. Tiến trình bài dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị vở của HS. 3 Bài mới Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi ( hoặc cõy bỳt mỏy). I. Yêu cầu 1. Hình thức - Bố cục rõ ràng - Lời văn ngắn gọn, dễ hiểu, ngụn ngữ cụ đọng, số liệu chớnh xỏc.- Có thể kết hợp yếu tố miờu tả, biểu cảm và các biện pháp nghê thuật - Thuyết minh theo một trình tự hợp lí 2. Nội dung - Giới thiệu được cây bút bi : một vật dụng phổ biến và hữu ích, tiện lợi trong cuộc sống, đặc biệt là đối với HS. - Thuyết minh được đặc điểm cấu tạo, công dụng, cách sử dụng và bảo quản, và vai trò của cây bút trong hiện tại và tương lai. VD: Giới thiệu đặc điểm của cõy bỳt bi: - Cấu tạo: gồm 3 bộ phận vỏ, ruột, nắp + Vỏ: màu sắc, chất liệu, nhón mỏc + Nắp: Hỡnh thự, tỏc dụng.... + Ruột: hỡnh dỏng, mực - Bày tỏ được thái độ, tình cảm của mình đối với cây bút. II. Biểu điểm 1. Điểm 9- 10: -Đạt đầy đủ những yêu cầu về ND và hình thức ở trên, biết kết hợp cỏc phương phỏp thuyết minh cho phự hợp, trỡnh bày hấp dẫn thu hỳt người nghe. 2. Điểm 7- 8: - Nội dung đầy đủ về nội dung và hỡnh thức như trên nhưng còn sai 1-2 lỗi nhỏ chớnh tả 3. Điểm 5- 6: - Nội dung đầy đủ các ý nhưng còn chưa chi tiết. - Bố cục rõ ràng nhưng còn sai 1 vài lỗi chính tả, sai dấu cõu, xỏc định rừ đối tượng thuyết minh. 4. Điểm 3- 4: -Bố cục rõ ràng nhưng bài viết yếu cả ND lẫn hình thức , chủ yếu liệt kờ số liệu và cỏch làm sản phẩm . Diễn đạt chưa hấp dẫn cũn gạch xoỏ nhiều 5. Điểm 1- 2: - Lạc đề hoặc bài viết chỉ là đoạn văn ngắn. 4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét ý thức viết bài của HS trong giờ - Nhắc lại cách viết bài văn thuyết minh. 5 Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh. - Tự làm lại bài * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Ôn tập thể thơ thất ngôn bát cú đường luật - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung + Hoàn cảnh ra đời, nội dung. + Tranh ảnh về tác giả. + Tài liệu liên quan đến bài học E. Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT53-56.doc