Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 18 Tiết 69-70 Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ

A. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc.

- Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164)

C. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức lớp: (1')

2. Kiểm tra bài cũ :(5')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Tiến trình bài giảng:

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 18 Tiết 69-70 Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Tiết 69-70 Ngày dạy lớp:………/……/2008 Tập làm văn hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ A. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc. - Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164) C. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Gọi học sinh đọc bài thơ ? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong 2 bài thơ sau. - Giáo viên gọi học sinh trình bày và nhận xét lẫn nhau. - Giáo viên bật máy chiếu đưa ra đáp án - Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai ? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng bài thơ ''Tối'' I. Nhận diện luật thơ 1. Đọc, gạch nhịp, chỉ ra cách gieo vần và mối quan hệ bằng trắc(20') - Câu thơ bảy chữ (có thể xen câu 6 chữ, 5 chữ) - Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3. -Vần có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1 - Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau: a) B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B b) T T B B T T B B B T T T B B B B T T B T T T T B B T B B 2. Chỉ ra chỗ sai luật (19') - Bài thơ ''Tối'' của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: Sau ''Ngọn đền mờ'' không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là ''ánh xanh lè'' chép thành ''ánh xanh xanh'', chữ ''xanh'' sai vần. - Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với ''che'' ở trên. ở đây có chữ lè (xanh lè) là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng vàng khè hoặc ''bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè'', hay ''bóng trăng nhoè'', hay ''ánh trăng loe''. Chuyển tiết 70 Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Người biên soạn đã dấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương. ? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại. - Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu (bảng b) vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ... ? Hãy làm tiếp bài thơ cho trọn vẹn theo ý của mình. - Gợi ý: Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a. Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, truyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ... - Gọi học sinh trình bày bài thơ bảy chữ tự làm ở nhà, các học sinh khác nhận xét về luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, nội dung bài thơ của bạn. - Giáo viên nêu ưu nhược điểm và cách sửa, động viên cho điểm những bài làm tốt. II. Tập làm thơ 1. Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình (10') Ví dụ: - Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. - Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết: Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng. - Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi: Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. - Hoặc lo cho chị Hằng: Coi trần ai cùng chường mặt nó Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng ( Chữ mặt không đúng luật bằng, trắc) 2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn (10') Ví dụ: - Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi, Thoản hương lúa chín gió đồng quê. - Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn ... 3. Trình bày bài thơ tự làm:(11') - Học sinh đọc bài làm của mình. - Các học sinh khác nhận xét. 4. Củng cố:(3') - Nhắc lại cách làm bài thơ bảy chữ. 5. Hướng dẫn về nhà:(1') - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì I. Tuần 18 Tiết 71 Ngày dạy lớp:………/……/2008 trả bài kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt: - Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng trình bày, vận dụng trong các tình huống giao tiếp. - Rèn kĩ năng diễn đạt bài kiểm tra Tiếng Việt. - Học sinh được đánh giá và tự sửa chữa bài làm của mình B. Chuẩn bị: - Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh. - Học sinh: xem lại bài làm của mình. C. Các hoạt động dạy học 1. Tổ chức lớp: (1') I2. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng, câu ghép. ? Khái niệm và tác dụng của biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh. 3. Tiến trình bài giảng: 1. Đề bài: như tiết 60 2. Đáp án và biểu điểm: như tiết 60. 3. Nhận xét: a. Ưu điểm: - Học sinh nắm chắc kiến thức về trường từ vựng, chỉ ra được các trường từ vựng về người trong đoạn văn đã cho, bổ sung từ cho mỗi trường từ vựng đúng theo yêu cầu. - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép - Sưu tầm được các câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép nói quá. Những bài làm tốt: Phương B, Ngọc Anh, Dương, Đỗ Trang, Hằng, Yến, Đức, ... b. Nhược điểm: - Có em chưa hiểu đề, ghi lại tên trường từ vựng. - Đa số chưa xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép. - Bài sử dụng dấu câu, ít em làm đúng. Đa số chưa nắm chắc chức năng công dụng của dấu câu nhất là dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích. - Chưa sưu tầm được các ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. 4. Sửa lỗi trong bài: - Căn cứ vào đáp án đã cho, yêu cầu học sinh sửa những lỗi sai mà bài viết đã mắc phải (nhất là phần mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, dấu câu). - Học sinh trao đổi bài cho nhau, góp ý nhận xét kiểm tra việc sửa lỗi lẫn nhau. - Giáo viên kiểm tra việc sửa chữa lỗi trên bài của học sinh. 4. Củng cố:(3') - Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong kì I về từ vựng, ngữ pháp. 5. Hướng dẫn về nhà:(1') - Tiếp tục ôn tập các kiến thức Tiếng Việt kể trên - Xem trước bài Câu nghi vấn ( SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tuần 18 Tiết 72 Ngày dạy lớp:………/……/2008 trả bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu cần đạt: - Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Đánh giá kĩ năng trình bày diễn đạt dùng từ đặt câu. - Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp. - Học sinh từ sửa chữa lỗi trong bài. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh. - Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập C. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') - Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh. 3. Tiến trình bài giảng: (35') 1. Đề bài: (có đề in sẵn kèm theo) 2. Đáp án và biểu điểm: ( in sẵn kèm theo) 3. Nhận xét: a. Ưu điểm: - Đa số xác định đúng phần trắc nghiệm. - Thực hiện phần điền dấu câu tốt. - Viết bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm tốt: Trình bày được những ý chính về Nam Cao (Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, ... ), nêu được những giá trị chính của tác phẩm ''Lão Hạc''. b. Nhược điểm: - Sai về nội dung các đáp án phần trắc nghiệm, nhất là câu 4 chọn đáp án c (Hồ thảo, Dương, Dũng, Việt, Đức, ...), câu 2 (Phong.., ). - Đánh dấu câu sai: Dương (''Inter''), Hà (''các cú sút''), Hiền (''phong độ''), Hoạ, Thuỳ Linh thiếu dấu chấm ở cuối câu. - Phần tự luận: + Sai về nội dung kiến thức: Dương (thầy giáo Thứ), Văn (Bỉ vỏ) + Chưa giới thiệu đối tượng thuyết minh ở phần mở bài (Tác phẩm ''Lão Hạc''): Hiệu, Phương Linh, Lý, Miêng, Tài, Hồ Thảo, Tú, ... + Tên tác phẩm không đặt trong dấu ngoặc kép: Giang, Hà, Hằng, Hiệu, Thảo, Thêm, Kiên, Việt, ... + Đánh dấu * trong bài viết: Giang, ánh, Hậu, Tài, ... + Trình bày, diễn đạt tối nghĩa: Duy (dấu ngoặc đơn kép ), Hậu (năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường), Kiên (nghệ thuật:) + Chấm câu sai: Hằng, Kiên, ... + Bài viết quá sơ sài: Phương a (ít nói về tác phẩm) 4. Chữa lỗi trong bài: Lỗi sai Loại lỗi Chữa lại Có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng Chấm câu sai Nam Cao có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng. Năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường Diễn đạt Năng lực quan sát và miêu tả rất tinh tế. Gét ..., hạc ... Chính tả Ghét..., Hạc... - Học sinh chữa theo mẫu trên. - Học sinh lập dàn ý chi tiết vào vở và viết một đoạn văn theo dàn ý đó. - Học sinh đổi bài cho nhau, tự kiểm tra phần chữ lỗi lẫn nhau. - Giáo viên kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh. 5. Đọc và bình những bài văn hay: Hường, Đỗ Trang, Quyền. 4. Củng cố:(3') - Nhắc lại những kiến thức phân môn ngữ văn đã học trong học kì I 5. Hướng dẫn về nhà:(1') - Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho học kì II. - Xem trước bài: Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Tổ kiểm tra Bgh kiểm tra

File đính kèm:

  • doctuan 18.doc
Giáo án liên quan