Giáo án tự chọn ngữ văn 8

I/ Mục tiêu cần đạt

- HS nắm được phẩm chất, tính cách của người phụ nữ nông dân trước cách mạng : chị Dậu và người mẹ bé Hồng

- Thấy được sự bất nhân, tàn ác, những hủ tục của chế độ pk thời xưa

- Rèn kỹ năng pt nhân vật trong truyện ngắn

- GD ý thức tự giác học tập và nc

II/ Chuẩn bị

Thầy : NC tài liệu soạn bài

Trò : NC tài liệu theo yêu cầu của GV

 Tìm đọc tác phẩm “ Tắt đèn”

III/ Lên lớp

A/ Ổn định trước

B/ Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

- GV nhận xét

C/ Bài mới

1. Hình ảnh chị Dậu

- GV cho HS tìm hiểu đoạn trích “ Một cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế” và đoạn trích “ Con có thương thầy thương u”

? Qua những đoạn trích và cũng như tiểu thuyết “ Tắt đèn” em thấy chị Dậu hiện lên là người phụ nữ như thế nào?

*Là 1 người phụ nữ nông dân nghèo, rất đảm đang và tháo vát

Cụ thể:

- Một mình vùa lo cho các con, vừa chạy vạy ngược xuôi vay tiền nộp sưu cho anh Dậu

- Một mình đối mặt với khó khăn đột xuất của gđ

- Đương đầu với thế lực tàn bạo : địa chủ, cai lệ, quan lại

- Chị không khoanh tay đứng nhìn mà luôn tìm cách cứu gđ, chị là 1 trụ cột vững chắc của gđ

? Ngoài ra chị còn là người có phẩm chất nào nữa?

* Là người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết

- Vì thiếu sưu, chồng chị bị bắt trói lên đình, lòng chị rất đau đớn -> chị tìm cách cứu chồng

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 08 Ngày dạy: / / 08 Chủ đề I hình ảnh người phụ nữ nông thôn việt nam trước cách mạng tháng tám và Hình ảnh những em bé qua 2 đoạn trích: trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, cô bé bán diêm ************************* Tiết 1. Hình ảnh người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng 8 I/ Mục tiêu cần đạt HS nắm được phẩm chất, tính cách của người phụ nữ nông dân trước cách mạng : chị Dậu và người mẹ bé Hồng Thấy được sự bất nhân, tàn ác, những hủ tục của chế độ pk thời xưa Rèn kỹ năng pt nhân vật trong truyện ngắn GD ý thức tự giác học tập và nc II/ Chuẩn bị Thầy : NC tài liệu soạn bài Trò : NC tài liệu theo yêu cầu của GV Tìm đọc tác phẩm “ Tắt đèn” III/ Lên lớp A/ ổn định trước B/ Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS GV nhận xét C/ Bài mới 1. Hình ảnh chị Dậu - GV cho HS tìm hiểu đoạn trích “ Một cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế” và đoạn trích “ Con có thương thầy thương u” ? Qua những đoạn trích và cũng như tiểu thuyết “ Tắt đèn” em thấy chị Dậu hiện lên là người phụ nữ như thế nào? *Là 1 người phụ nữ nông dân nghèo, rất đảm đang và tháo vát Cụ thể: Một mình vùa lo cho các con, vừa chạy vạy ngược xuôi vay tiền nộp sưu cho anh Dậu Một mình đối mặt với khó khăn đột xuất của gđ Đương đầu với thế lực tàn bạo : địa chủ, cai lệ, quan lại Chị không khoanh tay đứng nhìn mà luôn tìm cách cứu gđ, chị là 1 trụ cột vững chắc của gđ ? Ngoài ra chị còn là người có phẩm chất nào nữa? * Là người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết - Vì thiếu sưu, chồng chị bị bắt trói lên đình, lòng chị rất đau đớn -> chị tìm cách cứu chồng - Rồi đến khi “ Anh Dậu rũ ra như cái xác chết” được khiêng trả về nhà, chị tất tưởi nấu cháo cho chồng ăn - Khi chồng bị đánh đập, chị van xin, lấy thân mình che chở cho chồng - Trước mặt tên Tư Ân, chị cầm cả 1 nắm giấy bạc ném vào mặt hắn để giữ trọn trinh tiết của mình với chồng ? Ngoài ra em thấy tình cảm của chị với các con ntn? Phải bán cái Tý chị như “ Đứt từng khúc ruột” chị cho là “phải tội với trời”. Bán con để cứu chồng không phải là chị yêu chồng hơn con mà chỉ vì sinh mạng của anh Dậu nếu không cứu là không kịp Thấy con hiếu thảo bao nhiêu chị càng đau đớn bấy nhiêu. Bán con chị van lạy con “ u van con, u lạy con...” ? Em đánh giá về nhân vật chị Dậu ntn ? Thấu hiểu được tình cảm của chị Dậu chúng ta càng thấu hiểu được nỗi đau của chị lúc ấy. Chính cái suất sưu quái ác đã khiến cho bà mẹ thương con rất mực phải đứt ruột bán con của mình Chị Dậu là người không khuất phục trước những trái ngang Chị là người phụ nữ nông dân điển hình cho lớp người phụ nữ Việt Nam trước CM T8. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chị vẫn vượt qua và toả sáng những phẩm chất đáng quý 2. Hình ảnh người mẹ bé Hồng ? Qua truyện ngắn -> em thấy tác giả xây dựng hình ảnh 1 người mẹ ntn? - Tác giả xây dựng hình ảnh 1 người mẹ hết mực yêu con + Vì hoàn cảnh nên bà phải xa con chứ thực ra lúc nào bà cũng nhớ đến con, đứa con bơ vơ bị người thân hắt hủi, đối xử tệ bạc. Bà đã đau nhói khi nghĩ đến dứa con của mình + Do đó, ngày giỗ đầu của chồng, không cần ai nhắc nhở bà đã mạnh dạn trở về ? Điều gì đã khiến bà hành động như vậy? Tình mẫu tử đã khiến bà vượt qua mọi lời dị nghị châm biếm -> để về gặp con, đứa con bé nhỏ của mình Bà đã không sợ sự độc ác ghẻ lạnh.... của bà con họ hàng bên chồng vói đứa con của bà. Bà không muốn đứa con vô tội phải nghe những lời đay nghiệt, mỉa mai của họ Hai mẹ con gặp nhau, ngỡ ngàng và tràn ngập yêu thương. Hình ảnh của bà ngồi trên chiếc xe kéo ôm con vào lòng với nước mắt giàn giụa đã nói lên tất cả những gì yêu thương vô bờ bến của bà đối với bé Hồng – của 1 người phụ nữ ( mẹ ) hết lòng yêu thương con D/ Củng cố GV khái quát bài học ? Em so sánh hình ảnh 2 bà mẹ có gì giống và khác nhau HS trả lời nhóm Đại diện nhóm trả lời GV bổ sung E/ Dặn dò Về nhà ôn lại bài Tìm hiểu giá trị nhân đạo và hiện thực trong 2 tác phẩm BTVN : Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ nông thôn trước CM T8( chị Dậu- Mẹ bé Hồng) Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 2: hình ảnh em bé qua văn bản Trong lòng mẹ va Tức nước vỡ bờ I/Mục tiêu cần đạt Qua bài học nhằm củng cố và khắc sâu cho học sinhvề hình ảnh bé Hồng và cái Tý sống trong xã hội pk hà khắc, những hủ tục pk đã trà đạp lên phẩm chất của con người nghèo khổ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Gd tình cảm yêu thương, quý trọng những con người nghèo khổ. Biết sống đẹp đẽ, có tình thương yêu giai cấp. Rèn kỹ năng viết văn tự sự và phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật cho các em. II/Chuẩn bị Gv: nc soạn giáo án + đọc tài liệu tham khảo Hs chuẩn bị theo yêu cầu của gv III/Lên lớp A. ổn định tổ chức B .Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và vở ghi môn tự chọn C. Bài mới 1. Hình ảnh bé Hồng ? Đọc đoạn văn sau và cho biết nd chính của đoạn văn đó là gì ? “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của 2 gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường ”. ? HS xác định nội dung chính của đoạn văn => Mẹ bé Hồng là người phụ nữ rất đẹp và niềm sung sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ ? Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ dược nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Hay tại sự sung sướng bỗng dược trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của 2 gò má HS xác định GV nhận xét và bổ sung ? Qua toàn bộ chương 4 của “ Trong lòng mẹ” em thấy điểm nổi bật của bé Hồng là gì? - Bé Hồng có một tình cảm yêu thương mẹ thật là thắm thiết Cụ thể - Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương : cha chết, me tha hương cầu thực, Hồng sống nhờ vào bà cô... - Hồng nhớ mãi câu hỏi ác ý của bà cô ... Hồng im lặng, tình yêu thương mẹ trỗi dậy mãnh liệt hơn... - Từ tình thương, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục, những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ - Cũng từ tình thương -> giúp Hồng nhận ra lẽ phải, đâu là những người , những tập tục cần lên án... - Tình thương biểu hiện một cách sinh động trong lần Hồng gặp mẹ sau này (tan học......) ? Em có nhận xét gì sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ? - Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm. Tình thương mẹ là 1 nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng.... ? Em học tập dược gì ở bé Hồng? - Tình yêu thương, quý mến mẹ và căm ghét cái ác, cái xấu 2. Hình ảnh cái Tý GV cho HS tham khảo đoạn trích “ Con có thương thầy thương u ”- tác phẩm “ Tắt đèn- Ngô Tất Tố” và cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế ? Em hãy nêu những điểm nổi bật của nhân vật Tý? HS trả lời GV nhận xét- bổ sung + Tý là một người chị đảm đang, tháo vát + Tý là 1 người chị thương yêu, quý mến em + Tý là 1 đứa con hiếu thảo, giàu đức hy sinh + Tý bé bỏng mà hành xử như 1 người lớn, người từng trải GV : Cái Tý là biểu tượng về đạo lý, về đức hy sinh và về lòng hiếu thảo. Em thật đáng thương và đáng trọng ? Em rút ra nét chung về 2 nhân vật này? => Bé Hồng và cái Tý là những nhân vật tuôi thơdã để lại trong lòng chúng ta nhiều ám ảnh và ấn tượng. Đó là: - Cả 2 đều là những đứa con thơ bất hạnh mà hiếu thảo - Cả 2 đều là những tâm hồn bé thơ dào dạt tình thương D. Củng cố: - GV khái quát lại bài ? Liên hệ với chính bản thân các em, các em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Hồng và Tý - HS tự bộc lộ E. Dặn dò - Về nhà ôn lại 2 văn bản - Nc tiếp văn bản : Cô bé bán diêm BTVN: Những suy nghĩ sâu sắc của em về nhân vật bé Hồng (Trong lòng mẹ) và nhân vật cái Tý (Con có thương thầy thương u- Tắt đèn- Ngô Tất Tố) Ngày soạn: / / 08 Ngày dạy: : / / 08 Tiết 3. Hình ảnh em bé trong “ Cô bé bán diêm”- An- đec- xen ************** I/ Mục tiêu 1, Kiến thức:- Qua bài học cho HS nắm dược cuộc đời nghèo khổ, bất hạnh của cô bé nước Đan Mạch - Cảm nhận được mỗi que diêm được đánh lên đó là em có 1 giấc mơ đẹp 2. Tích hợp: Bé Hồng - cái Tý ở các văn bản trước đã học 3. Rèn kỹ năng- phân tích nhân vật. Nhận xét- đánh giá về nhân vật và rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự 4. Giáo dục ý thức tự giác học tập và nc II/ Chuẩn bị Thầy : Nc bài- ht câu hỏi Trò : Ôn bài theo yc của GV III/ Lên lớp A/ ổn đinh ntrước B/ Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra việc làm bài của các em ở nhà GV nhận xét- bổ sung C/ Bài mới 1. Phân tích ý nghĩa giấc mơ thứ 4 của em bé trong truyện : “ Cô bé bán diêm”của An- dec- xen - GV gợi ý: + Giấc mơ mà em bé mơ thây sau khi quẹt que diêm thứ 4 là xúc động nhất. Em bé chìm dần vào ngọn lửa xanh. Em nhìn rõ người bà em dang mỉm cười với em. Em mơ dược sống lại những ngày êm ấm, hạnh phúc, tuổi bé thơ được sống bên bà. Diêm cháy sáng rồi tàn -> làm tan giâc mơ. “ Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất”. Đã hơn 1 thế kỷ trôi qua, từ ngày An- dec- xen viết truyện “ Cô bé bán diêm- 1845” người đọc khắp hành tinh gần xa, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời cầu nguyện của em bé tội nghiệp.... “ Xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này....cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu?” + Chập chờn trong những cơn mơ. Đêm giao thừa càng về khuya càng rét, tuyết phủ dày mặt đất. Tối tăm, lạnh lẽo, cô đơn. Em bé quẹt hết cả bao diêm. Ngọn lửa diêm nối nhâu cháy sáng. Em bé thấy bà nội hiện lên to lớn, hiền từ. Bà nội cầm tay em cùng bay lên cao, cao mãi “ Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ em nữa”. Hai bà cháu “ đã về chầu thượng đế” + Cũng như Tiên, Phật, Bụt... trong truyện cổ dân gian VN Thượng đế trong truyện cổ... Thượng đế trong ước mơ chứ không phải thượng đế trong kinh thánh, trong đạo giáo. Mơ ước của em bé là mãi mãi dược sống bên bà trong yên vui, no ấm, hạnh phúc, vĩnh biệt hiện thực đói rét, đau khổ, côi cút, bước sang 1 thế giới hanh phúc, tốt đẹp đó là lên trời với thượng đế chí nhân Em bé dã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa. Thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy em khong chết. Nói về giấc mơ em bé bán diêm, ngòi bút An- dec- xen chứa chan tình nhân đạo 2. ý nghĩa hình tượng ngọn lửa- diêm trong truyện ngắn - Hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hoá thành ngôi sao trên trời..... để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên thượng đế - Qua ngọn lửa và ngôi sao – Tác giả đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kỳ diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện “ Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy 3. Nêu những nhận xét chung về 3 em bé : bé Hồng, Tý, em bé bán diêm - Đều là những em bé sống cuộc sống khổ cực, thiếu thốn - Đều là những em bé giàu lòng yêu thương 4. Nét khác của em bé bán diêm với 2 em bé trước - Là 1 cô bé mồ côi mẹ, bất hạnh, phải bán diêm để kiếm sống và đã chết rét giữa đêm giao thừa trong giấc mơ găp bà nội của em D. Củng cố - GV khái quát lại bài ? Liên hệ với thực tế cuộc sống của các em hiện nay, em có suy nghĩ gì về số phận của 3 em bé HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét- bổ sung E. Dặn dò - Về nhà học kỹ bài - Ôn lại 2 tiết học BTVN : Hãy nêu và phân tích 4 ảo ảnh trong truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” Cảm nhận về hình tượng ngọn lửa diêm . *********************************** Hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngòn lửa của giấc mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vuui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngòn lửa diêm đã hoá thành những ngôi sao trên trời … để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao, An - đéc – xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy. Ngày soạn: / / 08 Ngày dạy: : / / 08 Tiết 4 : Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm “Tắt đèn” *********************** I. Mục tiêu HS tìm hiểu sâu về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm “tắt đèn” II. Nội dung 1. Nội dung tư tưởng a. Giàu giá trị hiện thực. - Tố cáo, lên án XH sưu thuế dã man của thực dân Pháp. Chúng đã bần cùng hoá nông dân ta. Sưu thuế đánh cả vào người chết. Vụ sưu thuế, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ, liên khúc liên hồi suốt ngày đêm, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiêu sưu. Sân đình trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo, hiền lành vô tội. - “Tắt đèn” là một bức tranh XH chân thức, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, bần cùng hoá hông dân ta. b. Giàu giá trị nhân đạo. - Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với biết bao xót thương, nhức nhối và đau lòng. c. Xây dựng nhân vật chị Dậu – một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân VN. Chị có bao phẩm chất tốt đẹp! Cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. 2. Nghệ thuật - Là tiểu thuyết có quy mô khiêm tốn, trên dưới 200 trang, nhưng giá trị nghệ thuật đặc sắc. - Kết cấu rất chặt chẽ tập trung. Các tình tiết chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Nhân vật chị Dậu xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. - Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn. - Khắc hoạ thành công nhân vật: Các hạng người từ dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động. - Ngôn ngữ: Từ MT, TS đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà, câu văn xuôi thanh thoát. Tóm lại: Là một tiểu thuyết có luận đề XH hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác. Ngày soạn: / / 08 Ngày dạy: : / / 08 Tiết5 Tìm hiểu về tác phẩm Lão Hạc và hình tượng người nông dân trong xã hội cũ *********************** Hình ảnh Lão Hạc trước tình mẫu tử và đói nghèo. 1. Lão Hạc là một con người nghèo khổ, bất hạnh. - Tài sản” 3 sào vườn, 1 túp lều, 1 con chó Vàng. - Vợ chết, gà trống nuôi con. - Đứa con trai độc nhất không có tiền để cưới vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền đến 5 - 6 năm rồi chưa về. - Tuổi già sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày thêm chồng chất. Lão chỉ biết làm bạn với con chó. - Lão ốm một trận 2 tháng 18 ngày không một người bên cạnh đỡ đần, săn sóc cho một cháo, một chén thuốc. Một trận bão to, cây trái, hoa màu trong vườn bị phá sạch, làng mất nghề sợi. Sau trận ốm, lão yêu hẳn đi, giá gạo ngày càng tăng .Lão và cậu Vàng mỗi ngày ăn hết 3 hào mà vẫn đói, tiền hoa màu tích góp đã gần hết. - Lão Hạc phải bán cậu Vàng cho thằng Mục, bán xong lão bị đẩy sâu xuống đáy vực bi thảm. Lão cảm thấy mình là một kẻ “tệ lắm”, đã già rồi mà còn đánh lừa một con chó. Đói khổ, túng bấn, cô đơn … ngày một thêm nặng nề. Lão chỉ ăn khoai, củ chuối … Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão xa ông giáo dần, chỗ dựa tinh thần, của lão bấy lâu nay. Lão ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt lòng sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra … vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết! Cái chết thật dự dội! Kiếp người như Lão Hạc thật đáng thương. Nam Cao đã nói lên bao tình thường xót đối với những con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết thê thảm. 2. Lão Hạc – một con người chất phác, hiền lành, nhân hậu. - Lão Hạc rất yêu con, biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ “lão thương con lắm …”. Lão đớn đau khi con sắp phải đi làm đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc “Thẻ của nó, người ta giữ … chứ đâu còn là con tôi” Con trai lão đi bằn bặt 5-6 năm chưa về. Hoa lợi trong vượn bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về có chút vốn mà làm ăn. Đói khổ nhưng lão vẫn giữ trọn vẹn 3 sào vườn cho con. Lão tìm đến cái chết vì con sự hi sinh âm thầm cực kì to lớn. - Lòng nhân đạo của lão thể hiện sâu sắc với cậu Vàng. Lão quý nó, đặt tên cho nó như nhà giàu, bắt rận , tắm cho nó, ăn gì cũng chia chó nó … Cậu Vàng được lão chăm sóc, nuôi nấng, như con như cháu, nó là nguồn vui chỗ dựa tinh thần, nơi san sẻ tình thương, giúp lão vơi đi ít nhiều nỗi cô đơn, cay đắng. Cậu Vàng là một phần cuộc đời của lão. Nó đã toả sáng cho tâm hồn lão và làm ánh nên bản tính tốt đẹp của lão. Vì thế, sau khi bán cậu Vàng đi, tù túng quẫn. Lão chìm xuống đáy bể bi kịch, dẫn đến cái chết vô cùng thảm thương” 3. Là một người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng. - Trong đói khổ, cùng cực phải ăn củ chuối , củ ráy … ông giáo mời ăn khoai, uống nước chè, lão cười hồn hậu và khất “ông giáo cho để khi khác, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ, lão từ chối “gần như hách dịch” - Bắt đắc dĩ phải bán cậu Vàng đi, bán xong tồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt “thì ra tôi già bằng …” - Ba sào vườn gửi lại vèn vẹn cho con, như một lời nguyền đinh ninh “cái vườn là của con ta … của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Trước khi chết lão gửi 3 sào vườn lại cho con và 30 đồng bạc để làm ma. Lão không muốn phiền đến hàng xóm. Cuộc đời lão đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm, nghèo đói, cô đơn, chết thì quằn quại, đau đớn. - Tuy thế lão có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng. Ngày soạn : / / 08 Ngày dạy : / / 08 Chủ đề 2 Ôn luyện phần tiếng việt I/ Mục tiêu cần đạt Qua bài ôn HS nắm chắc tình thái từ, trợ từ, thán từ, từ tượng thanh, từ tượng hình Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và trường từ vựng Giáo dục ý thức tự học- nc Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Vận dụng các từ vào viết 1 đoạn văn, bài văn có sử dụng trợ từ , thán từ, tình thái từ II/ Chuẩn bị Thầy : NC bài Trò : NC bài theo yêu cầu của GV III/ Lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra Bài luyện 1/ Bài tập 1 : Xác định trường từ vựng của những từ gạch châ trong các câu sau a/ Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông ( Tế Hanh - Quê hương ) b/ Xí nghiệp X đã hoàn thiện mạng lưới tổ chức c/ Vừa mới ngày hôm qua giời hãy im nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi ...Thế mà qua 1 đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. ( Thạch Lam – Gió lạmh đầu mùa ) d/ Căn phòng lạnh lẽo vì vắng chủ đã lâu e/ Hắn bật ra 1 tiếng cười lạnh g/ Bác Hồ dó, là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao ! Giọng của Người, không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước 2/ Bài tập 2 : Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển từ “ nghe” từ trường từ vựng nào sang những trường từ vựng nào Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “ Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ 3/ Bài tập 3 : Tìm các từ ngữ địa phương được sử dụng trong các đoạn thơ và câu ca dao sau a/ Bầm ơi ! có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần ( Bầm ơi – Tố Hữu ) b/ Bóng chiều vừa ngả O lội sang khe Quần ướt dầm dề Bỗng o dừng bước Mặt soi xuống nước Cúc áo vội cài Nhóm lại tóc mai Rồi o chợt thấy Xuân gần ba bảy Da tuyết vàng khè O sợ chồng chê Nhưng o vẫn bước “ Mình lo việc nước Chồng chê mược chồng” ( O tiếp tế – Lưu Trọng Lư ) GV gợi ý cho HS tìm GV nhận xét – bổ sung D/ Củng cố GV khái quát lại bài ôn HS nhắc lại ? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Sự khác nhau : cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và trường từ vựng - HS so sánh - Khái niệm - Từ loại - GV nhận xét - bổ sung E/ Dặn dò :- Về nhà học kỹ bài - Ôn lại phần tiếng việt của T1, 2, 3, 4 BTVN : Sưu tầm 1 số bài thơ, câu thơ, ca dao, từ ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / Ôn tập phần tiếng việt I/ Mục tiêu cần đạt 1. - Kiến thức : Qua tiết ôn tập -> HS nắm được trợ từ- thán từ và tình thái từ - áp dụng giải bài tập 1 cách thành thạo 2. Rèn kỹ năng giải bài tập -> và viết 1 đoạn văn, bài văn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ 3. Giáo dục ý thức tự giác học tập và nc II/ Chuẩn bị Thầy : NC bài + ra bài tập Trò : Ôn lại bài theo yêu cầu của GV III/ Lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh Bài ôn 1/ Trợ từ ? Thế nào là trợ từ? ? Tác dụng của trợ từ? - Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn mạnh vào từ, ..., có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe ? Vị trí của trợ từ? - Thường tương ứng với chỗ ngừng hay chỗ ngắt đoạn khi phát ngôn câu. Do đó, trợ từ có thể có tác dụng phân tách các thành phần của câu * Một số trợ từ thường gặp + Thì : Dùng nhấn mạnh với ý nghĩa khẳng định chủ đề hoặc khẳng định quan hệ giữa các sự vật hay sự kiện được nêu trong câu VD : - Tôi thì tôi chỉ thú mấy câu thơ vịnh Mỹ- Diệm của ông ấy thôi Cách mạng thì cắm không bỏ được Bà mẹ nghe chuyện, khi thì cưòi khi lại mắng mỏ út + Ngay, ngay cảm : Nhấn mạnh, với sắc thái khẳng định là không bình thường VD : - Ngay lúc chập tối, đồng chí Quỳnh... - Ngay cả khi anh đến thăm tôi ở gia đình..... + Đúng, đúng là : Duìng nhấn mạnh, với sắc thái xá nhận VD : Đúng là tụi giặc đuổi theo rồi Hào nhìn kỹ thì đúng là sếp Thuần + Cả : dùng nhấn mạnh, với sắc thái khẳng định sự bao hàm VD : - Rồi lại cả vợ tôi nữa, ông ạ - Em có quyền tự hàovề tôi và cả em nữa + Những: + Mà + Là + Chính, đích + Nhất là + Chỉ, Chỉ là + Thật, thật ra, thực ra + Đến, đến cả, đến nỗi GV : Về mặt ngữ pháp, vị trí của các trợ từ trong câu không nhất thiết là cố định, các trợ từ có thể đi theo những bộ phận nhất định của cấu trúc câu VD : Nó ăn được ớt đấy mà -> Nó ăn được cả ớt đấy mà Cả ớt nó cũng ăn được đấy mà ớt nó cũng ăn được cả đấy mà Trong VD trên, tiểu từ đấy mà được coi là vị trí cố định, còn trợ từ cả thì tự do hơn, có thể di chuyển trong cấu trúc phát ngôn tuỳ theo ý định nhấn mạnh của người nói 2. Thán từ - Đó là những từ, tổ hợp từ như : ái, ối, ồ. chà, vâng, dạ, than ôi, ối trời ơi... - Thán từ là 1 lớp từ có nhiều nét rất đặc biệt - Thán từ là lớp từ có chức năng diên xuất biểu hiện cảm xúc biểu lộ trực tiếp thái độ, tình cảm chủ quan của chủ thể phát ngôn do tác động khách quân. Như từ ái diễn đạt thái độ , trạng thái, cảm xúc khó chịu, đau đớn đột ngộtdo tác động của sự vật, hiện tượng từ bên ngoài đến. Từ ồ biểu thị thái độ ngac nhiên, bất ngờ của chủ thể phát ngôn trước một hiện tượng một sự kiện nào đó - Thán từ vừa có vai trò như 1 từ, vừa có vai trò tương đương 1 câu và có thể đứng độc lập tạo thành 1 khối riêng biệt - Cũng do tính chất trên, ngôn điệu có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng thán từ ( thường gọi là giọng điệu cảm thán ) Vd : + Hừ, quân này to gan thật ! ( Ngô Tất Tố ) + ái chà, Dân công chạy khoẻ nhỉ ! ( Nguyễn Đình Thi ) + Ô hay, Cảnh cũng ưa ngươi nhỉ ! ( Hồ Xuân Hương) ->GV phân biệt cho HS thấy sự khác nhau của trợ từ- thán từ 3. Tình thái từ + Vị trí của tình thái từ : rất linh hoạt trong câu - Có những tính thái từ thường xuất hiện ở đầu câu phát ngôn như : a, à, thế, ấy đấy, đấy nhé, này nhé... VD : Này nhé, ngày mai nhớ đi trực đấy! - Có những tình thái từ thường đứng ở cuối các phát ngôn như : ư, nhỉ, nhé, cả, kia, cả mà, cả đấy, hử, hả... VD : Mẹ ơi, con ở đây cơ mà Cụ ấy bằng lòng đấy chứ - Có những tình thái từ lại xuất hiện ở cả đầu và cuối phát ngôn như : đâu, ấy, đấy, kia, vậy... VD : - Thầy con đương về sau ấy ( NTT ) - ấy con lại khóc rồi + Chức năng của tình thái từ : tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán VD : U đã về đấy à? Con phải nhớ lời bố dặn chứ! Anh cho em đi xem phim với! D/ Củng cố : Gv khái quát lại toàn bài ôn ? Xét về mặt ngữ pháp, các tình thái từ có vị trí như thế nào? ? Xét về ngữ nghĩa? HS trả lời- GV nhận xét- bổ sung E/ Dặn dò Về nhà ôn lại bài Làm lại BT 4, 5 ( thán từ ) 5, 6 ( tình thái từ ) - Ôn lại toàn bộ chủ đề 1 -> tiết sau kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docTUCHON VAN8(08-09).doc
Giáo án liên quan