Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong một bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
* Tình quê chân thật giản dị, tự hào mà tinh té giúp Tế Hanh ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm “như mảnh hồn làng”. trên “cánh buốm giương”, cả “chất muối thấm dần trong thớ vỏ” của chiếc thuyền trên biển. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi mà thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ. “ Tế Hanh sở dĩ nhìn đời , nhìn cảnh sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Thơ mới 8 tiếng/ câu, vần chân liên tiếp, nhịp thơ đều đặn, lời thơ tâm tình. Đây là bài thơ đầu tiên mở đầu cho chủ đề quê hương- một trong những chủ đề thành công nhất của Tế Hanh.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh
- Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Tìm hiểu chung:
? Nêu những hiểu biết của em về Tế Hanh
* Tác giả (chú giải-SGK):
. Giới thiệu tác giả
- Sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, Tỉnh Quảng Ngãi
- Tập thơ Hoa niên, Tập thơ đầu cuả ông. Tế Hanh để lại 18 tập thơ: Hoa niên, gửi miền Bắc, khúc ca mới ngọt ngào say đắm và đầy hương vị.
Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học ở Huế.
* Tác phẩm: Gv cho HS kể thêm một số tác phẩm của Tê Hanh
. Tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2-3-4.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Thể thơ và bố cục (gv nói qua về thể thơ)
- Thể thơ 8 chữ, có hình thức tự do phong khoáng (thơ 8 chữ)mới xuất hiên trong thơ mới. Trước đó trong hát nói có thơ 8 chữ. Còn thơ 8 chữ trong thơ mới có hình thức tự do hơn, độ dài ngắn không hạn định; có thể liền mạch hoặc nhiều khổ trong bài thơ khôn gbắt buộc; giei vần liền và vần ôm với sự hoán vị bằng trắc đều đặn (hai câu vần bằng đến hai câu vần trắc). Vì vậy bài thơ 8 chữ tuy khá tự do nhưng vần điệu vẫn nhịp nhàng, đền đặn, mở ra khả năng diễn tả phong phú)
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 20 Tiết 77 Quê Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 20
Ngày 17/112/2008
Tiết 77: Quê hương
(Tế Hanh)
* Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong một bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
* Tình quê chân thật giản dị, tự hào mà tinh té giúp Tế Hanh ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm “như mảnh hồn làng”. trên “cánh buốm giương”, cả “chất muối thấm dần trong thớ vỏ” của chiếc thuyền trên biển. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi mà thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ. “ Tế Hanh sở dĩ nhìn đời , nhìn cảnh sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Thơ mới 8 tiếng/ câu, vần chân liên tiếp, nhịp thơ đều đặn, lời thơ tâm tình. Đây là bài thơ đầu tiên mở đầu cho chủ đề quê hương- một trong những chủ đề thành công nhất của Tế Hanh.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh
- Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Tìm hiểu chung:
? Nêu những hiểu biết của em về Tế Hanh
* Tác giả (chú giải-SGK):
. Giới thiệu tác giả
- Sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, Tỉnh Quảng Ngãi
- Tập thơ Hoa niên, Tập thơ đầu cuả ông. Tế Hanh để lại 18 tập thơ: Hoa niên, gửi miền Bắc, khúc ca mới ngọt ngào say đắm và đầy hương vị.
Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học ở Huế.
* Tác phẩm: Gv cho HS kể thêm một số tác phẩm của Tê Hanh
. Tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2-3-4.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Thể thơ và bố cục (gv nói qua về thể thơ)
- Thể thơ 8 chữ, có hình thức tự do phong khoáng (thơ 8 chữ)mới xuất hiên trong thơ mới. Trước đó trong hát nói có thơ 8 chữ. Còn thơ 8 chữ trong thơ mới có hình thức tự do hơn, độ dài ngắn không hạn định; có thể liền mạch hoặc nhiều khổ trong bài thơ khôn gbắt buộc; giei vần liền và vần ôm với sự hoán vị bằng trắc đều đặn (hai câu vần bằng đến hai câu vần trắc). Vì vậy bài thơ 8 chữ tuy khá tự do nhưng vần điệu vẫn nhịp nhàng, đền đặn, mở ra khả năng diễn tả phong phú)
*Bố cục:
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
- Hai câu đầu: Giới thiệu chung về làng tôi
- 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền trở về
- 4 câu cuối: Nỗi nhớ quê tha thiết.
II. Phân tích:
Hoạt động của thầy và trò
HS đọc hai khổ thơ đầu
Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương của tác giả như thế nào? (quê hương là một làng chài, bốn bề sông nước “bao vây”, một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền trung cách biển nửa ngày sông.)
? 6 câu thơ tiếp. Đoàn thuyền ra khơi trong bối cảnh như thế nào? và được tác giả miêu tả qua từ ngữ, hình ảnh nào?
Tác giả miêu tả bức tranh lao động như thế nào?
? Phân tích cái hay của hình ảnh con thuyền?
- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Đọc khổ 3 ? Tác giả miên tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về qua từ ngữ, hình ảnh nào? Qua đó gợi lên một bức tranh như thế nào?
Đọc khổ 4.
? Hình ảnh trai tráng và đoàn thuyền sau chuyến đi biển được tác giả đặc tả như thế nào?
? Hai câu cuối : “Chiếc thuyền im trên bến mỏi về nằm...vỏ” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua hai khổ thơ, em hiểu gì về Tế Hanh?
? ở 4 câu kết nhà thơ bộc lộ tình cảm đối với quê hương như thế nào?
? Nỗi nhớ có gì đặc biệt?
Điệp từ nhớ có tác dụng gì?
? Bài thơ được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào?
Yêu cầu đạt
1. Hình ảnh quê hương thân yêu
- 2 câu đầu nói về “làng tôi”. Thân mật, tự hào, yêu thương
Làng tôi vốn làm .... ngày sông
- Mở đầu bài thơ: giới thiệu làng quê của mình bằng hai câu thơ tự sự-> nghề nghiệp của làng là nghề chài lưới, về mặt địa lí -> làng ở ven biển. Giọng điệu tâm tình, một cách nói chân quê dân dã vừa trìu tượng vừa cụ thể
-> Cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá:
**Hồi tưởng lại nét đẹp của quê hương. Cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá.
- Không gian: Khi trời trong gió nhẹ...
- Hình ảnh so sánh: Thuyền-> con tuấn mã
- Từ ngữ: động từ mạnh “băng” “phăng”
-> Bức tranh lao động đầy hứng khởi và đậot sức sống.
-> Cảnh tượng thật đẹp: cảnh chiếc thuyền chở trai tráng của làng ra khơi đánh cá trong buổi bình minh trong đẹp, hình ảnh những tay chèo khoẻ mạnh vạm vỡ, chỉ có trai tráng mới “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt trường giang”. Động từ mạnh “băng” “phăng” và hình ảnh được so sánh “con tuấn mã” làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền ra khơi
->Bút pháp lãng mạn tạo nên một hình ảnh thật đẹp trong cái vẻ cường tráng khoáng đạt của nó.
2. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
Ngày hôm sau ồn ào
Khắp dân làng tấp nập đón...
Nhờ ơn trời.. (ơn trời mưa nắng phải thì...
Những con cá..
Khung cảnh đầm ấm rộn ràng hiện ra với không khí ồn ào tấp nập. Câu thơ tác giả đặt trong ngoặc kép là một lời cảm tạ trời đất đã có lòng phù hộ làng chài.
- > Dân chài... xa xăm
Câu thơ tả thực mà vẫn không kém phần lãng mạn: họ hiện ra trong dáng vẻ vạm vỡ, từng trải, nhuộm nắng gió, nhuộm màu mặn mòi của biển
- Hai câu cuối: “Chiếc thuyền im trên bến mỏi về nằm...vỏ”
*nằm im, mỏi: được nhân hoá như tư thế tâm trạng của những người dân biển, trạng thái thư giãn nghỉ ngơi, hài lòng với chuyến ra khơi cho nên con thuyền mớí nghe, mới cảm thấy mùi vị của biển như đang lan toả râm ran trong cơ thể mình.
-> Nhà thơ có tâm hồn tinh tế, tài hoa và gắn bó sâu nặng với quê hương.
3. 4 câu kết: Nỗi nhớ tình quê:
- Xa quê tác giả trực tiếp nói về nỗi nhớ của mình, nhớ tất cả: Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi, nhớ cả con thuyền rẽ sóng ra khơi, nhớ cái mùi nồng mặn: cái mùi nồng mặn của muối, cá, gió nắng, hơi thở đặc trưng riêng của linh hồn quê hương đã ám ảnh nhà thơ cho đến suốt đời chính là hương vị của quê hương vô cùng thắm thiết. Câu cuối bài thơ
như một tiếng kêu thầm mỗi khi nhớ quê không kìm nổi lòng mình “Sự thành thực của nhà thơ thật không ngờ. Không có một tâm hồn đắm đuối không thể viết nên những lời như thế”.
- Điệp ngữ “nhớ” làm cho giọng thơ thiết tha, bồi hồi sâu lắng. Xa quê nên “tưởng nhớ” khôn nguôi.
Và đặc điểm đó sẽ trở thành một nét phong cách làm nên bản lĩnh thơ Tế Hanh sau này.
4. Nghệ thuật: Bài thơ được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào
- Phương thức biểu cảm có yếu tố miêu tả
- Sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đặc sắc, gợi cảm.
- bút pháp lãng mạn, đầy sáng tạo.
Bài thơ quê hương có một câu thơ đề từ rất gợi cảm : “Chim bay dọc biển đem tin cá”. Đó là câu thơ của phụ thân nhà thơ. Nhớ quê hương, nhớ người cha thân yêu dào dạt trong hồn thơ Tế Hanh. Sau này năm 1963 trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, trong bài thơ “Nghe tin cha mất”, ông xót xa hồi tưởng:
“ Cuộc khởi nghĩa Cần vương thất bại.
Đắng cay cha trở lại quê nhà
(...) Vịnh quê hương vài vận thơ ca:
“Chim bay dọc biển mong tin cá
Nhà ở kề sân sát mái nhà”
Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III. Tổng kết:
? Em đánh giá như thế nào về bài thơ?
Quê hương là một bài thơ hay nổi tiếng của Tế Hanh, nó gắn liền với tuổi thơ trong sáng, với tuổi hoa niên của ông. Thể thơ 8 tiếng. giọng thơ đằm thắm, dạt dào, gợi cảm. Nghệ thuật phối sắc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ so sánh, nhân hoá và chuyển đổi cảm giác khá thành công, tạo nên những vần thơ trữ tình chứa chan thi vị.
Trong nền thơ ca hiện đại VN, bài thơ được coi là bài thơ đầu tiên, bài thơ có hồn vía nhất viết về quê hương. Nó đã khơi dòng cho nhiều bài thơ tuyệt bút nối tiếp xuất hiện: BK sông Đuống (HCầm), Quê hương (ĐTQ)...
IV. Hướng dẫn học bài:
- Học bài thơ em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
- Đọc diễn cảm, phân tích giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ?
Soạn bài: Khi con tu hú.
..................................................................................
Tiết 78: Khi con tu hú
(Tố Hữu)
* Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của ngưới chiến sỹ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện trong hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết
- Rèn luỵên kỹ năng đọc một bài thơ trữ tình.
- Bồi dưỡng, giáo dục tình yêu tự do, yêu cuộc sống cho HS.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương, phân tích một hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc nhất,
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Tìm hiểu chung:
? Nêu những hiểu biết của em về Tố Hữu
* Tác giả (chú giải-SGK): (1920-2002)
Sinh năm 1920, ụng tớnh tuổi mỡnh: “Liờn Xụ nở trước đời tụi ba tuổi”.
- Là đứa con của “Huế đẹp và thơ”, như ụng viết:
“Hương Giang ơi, dũng sụng ờm,
Qua tim ta, vẫn ngày đờm tự tỡnh”
(Bài ca quờ hương)
- 19 tuổi đó trở thành đảng viờn Đảng Cộng sản, tiếp tục hoạt động bớ mật chống Phỏp - Nhật.
- Sau Cỏch mạng, ụng phụ trỏch cụng tỏc Văn nghệ, là cỏn bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của đất nước ta. Hơn nửa thế kỷ làm thơ, năm 70 tuổi ụng viết:
“Bạc phơ mỏi túc, mõy đưa mộng
Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa”.
(“Bảy mươi” – 10/1990)
- Ông được tặng giải thưởng HCM về Vhọc NT 1996
* Tác phẩm: Gv cho HS kể thêm một số tác phẩm của Tố Hữu
1. “Từ ấy”, (1937 – 1946)
2. “Việt Bắc” (1954)
3. “Giú lộng” (1961)
4. “Ra trận” (1972)
5. “Mỏu và hoa” (1977)
6. “Một tiếng đờn” (1979 – 1992)
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Tháng 7/39 khi bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ Từ ấy” - tập thơ 10 năm của Tố Hữu (1937 – 1946) hiện cú 72 bài thơ. Bài “Khi con tu hú” được Tố Hữu viết tại nhà lao Thừa Thiờn vào cuối thỏng 4 năm 1939, mở đầu cho phần “Xiềng xớch” của tập “Từ ấy”.
. Tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2-3-4.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Thể thơ lục bát
*Bố cục:
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
- 6 câu đầu: Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng.
- 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù
II. Phân tích:
? Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Viết bài thơ 4 chữ khi con tu hú để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng chim tu hú lại tác động mạnh mẽ đến nhà thơ như vậy?
Tóm tắt nội dung bài thơ: Thời điểm diễn ra một sự việc, tâm trạng
Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù CM cũng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài
- Tiếng chim tu hú: hoán dụ-> mùa hè đầy sức sống, rực rỡ, tự do:-> tác động đến người tù.
Hoạt động của thầy và trò
Đọc 6 câu đầu. Nghe thấy tiếng chim tu hú, trong tâm tưởng người chiến sỹ trẻ trong tù đã gợi lên được điều gì?
? Em có nhận xét gì về người tù CM trẻ tuổi qua những câu thơ này?
Đọc 4 câu tiếp, 4 câu thơ diễn đạt điều gì? Bằng cách nào tác giả diễn đạt tâm trạng đó của mình?
? Mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng chim nhưng tâm tưởng người tù lại khác nhau? Vì sao?
? ấn tượng sâu sắc nhất của em sau khi học xong bài thơ này?
Yêu cầu đạt
1. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng.
- Ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng, bầu trời cao rộng, , cánh diều, trái cây ngọt.
-> Tiếng chim tu hú ếên thức dậy một cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt, tự do.
-> Sự cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của một con người có tình yêu thiên nhiên và tự do tha thiết.
2. Tâm trạng của người tù:
- Nhịp thơ:6/ 2(8), 3/3 (6) bất thường.
- Từ ngữ mạnh: đập tan, chết uất.
- Từ ngữ cảm thỏn: ôi, thôi, làm sao-> cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát tự do cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về cuộc sống bên ngoài.
-> Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ
+Đầu: Cảnh đất trời bao la.
+Kết: Càng làm cho người chiến sỹ thấy ngột ngạt, đau khổ vì bị mất t ự do.
-> Đều là tiếng gọi của tự do, của sự sống
III. Tổng kết:
- ND: lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của ngưới chiến sỹ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện trong hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- NT: tả cảnh và tả tình đều thành công
Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ, Phân tích bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài?
- Cho Hs đọc thêm bài Tâm tư trong tù:
GV nói thêm: Từ ấy” - tập thơ 10 năm của Tố Hữu (1937 – 1946) hiện cú 72 bài thơ. Bài “Tõm tư trong tự” là bài thơ số 30, được Tố Hữu viết tại nhà lao Thừa Thiờn vào cuối thỏng 4 năm 1939, mở đầu cho phần “Xiềng xớch” của tập “Từ ấy”.
Viết theo thể thơ tự do, 4 cõu đầu được nhắc lại 2 lần trở thành điệp khỳc gợi tả cảnh thõn tự với bao nỗi buồn cụ đơn và lũng khao khỏt tự do. Cõu cảm thỏn vang lờn bồi hồi đầy ỏm ảnh
- Cảnh thõn tự với bao nỗi buồn cụ đơn và lũng khao khỏt tự do. Cõu cảm thỏn vang lờn bồi hồi đầy ỏm ảnh:
“Cụ đơn thay là cảnh thõn tự!
Tai mở rộng và lũng sụi rạo rực
Tụi lắng nghe tiếng đời lăn nỏo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiờu!”
“Cảnh thõn tự” là sàn lim với “mảnh vỏn ghộp sầm u”, là nơi “lạnh lẽo bốn tường vụi khắc khổ”, là chốn “õm u” của địa ngục trần gian! Đối lập với “cảnh thõn tự” là “tiếng đời lăn nỏo nức” – õm thanh của cuộc sống, là tiếng gọi của tự do. Một chữ “nghe” được nhắc lại nhiều lần, nhịp điệu thơ tha thiết ngõn vang. Lũng yờu đời, yờu cuộc sống, niềm khao khỏt tự do càng trở nờn sụi sục, mạnh mẽ:
“Nghe chim reo trong giú mạnh lờn triều
Nghe vội vó tiếng dơi chiều đập cỏnh
Nghe lạc ngựa rựng chõn bờn giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
(…) Nghe giú xối trờn cành cõy ngọn lỏ
Nghe mờnh mang sức khỏe của trăm loài”
Người chiến sĩ trẻ lần đầu bị thực dõn Phỏp bắt bớ, giam cầm. Hầu như suốt đờm ngày thao thức “lắng nghe” những õm thanh, “những tiếng đời lăn nỏo nức” lay gọi. Tõm tư xao xuyến, bồi hồi, mờnh mang. Trong hoàng hụn, tiếng dơi đập cỏnh nghe sao mà “vội vó”. Và giữa đờm khuya, một tiếng “lạc ngựa”, một cỏi “rựng chõn”, một “tiếng guốc đi về”, tiếng “giú xối” - tất cả là õm thanh cuộc đời, gần gũi, thõn quen, nhưng giờ đõy trong cảnh thõn tự những õm thanh ấy mang một ý nghĩa vụ cựng mới mẻ, đú là tiếng gọi tự do, là tiếng lũng sụi sục, trẻ trung và căng đầy nhựa sống.
IV. Hướng dẫn học bài:
- Học bài thơ em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
- Đọc diễn cảm, phân tích giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ?
Soạn bài: Câu nghi vấn.
Tiết 79: : Câu nghi vấn (tiếp theo)
* Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, đe doạ, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
. Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Tổ chức các hoạt động dạy -học
* Bài cũ:
? Nêu đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài
* Giới thiệu bài:
* Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Đọc các đoạn trích
Xét các câu nghi vấn được dùng.
?Tìm hiểu chức năng của các câu nghi vấn đó?
Yêu cầu đạt:
III. Những chức năng khác:
1. Tìm hiểu ví dụ:
a) Những người... bây giờ? -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b) Mày định ... đấy à?-> đe doạ
c) Có biết không? Lính đâu? Sao... như vậy? Không... nữa à? -> đe doạ.
d) Một người... hay sao? -> Khẳng định
e) Con gái... được gì? “Chả lẽ ... ấy!”-> bộc lộ sự ngạc nhiên.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của các câu nghi vấn.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em rút ra kết luận gì? Câu nghi vấn còn có chức năng gì? Trong trường hợp đó câu nghi vấn kết thúc bằng dấu câu gì?
=> Đa số kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng có câu kết thúc bằng dấu chấm than.
Kết luận: chức năng khác của câu nghi vấn:
- Dấu câu kết thúc
Ghi nhớ: SGK
IV. luyện tập:
1. Bài 1:Chia nhóm (mỗi câu được trích 2 bàn)- thảo luận, trình bày, nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu: xác định câu nghi vấn- chức năng các câu đó.
Câu nghi vấn
Chức năng các câu đó
a) Con ... ăn ư?
- bộc lộ sự ngạc nhiên, mỉa mai.
b) Nào đâu?...bí mật (4 câu)
- Thời oanh... đâu
- Phủ định
- bộc lộ tình cảm nuối tiếc
c) Sao ta... rơi?
- Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d) Nếu... bóng bay?
- phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Bài 2: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó, chức năng.
a) Sao cụ... thế? ; Tội gì .... để lại?-> Dùng để hỏi
- ăn mãi... lo liệu?
b) Cả đàn bò... làm sao?-> bộc lộ sự băn khoăn, lo lắng.
c) Ai dám... mẫu tử? => để khẳng định.
d) Thằng... việc gì? ; Sao lại... khó? -> Dùng để hỏi
* Trong các câu đó, câu nào có thể thay thế bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương?
a) Cụ không phải lo xa quá như thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b) Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không?
c) Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.
3. Bài 3: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi?
4. Bài 4: Trong giao tiếp những câu nghi vấn như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời câu hỏi đó, mà có thể đáp lại câu chào khác=> quan hệ thân mật.
*Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc, nắm ghi nhớ, làm tiếp bài 4
- Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp.
.....................................................................
Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)
* Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm được nội dung và cách làm bài văn thuyết minh về một phươgn pháp
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm)
* Tổ chức các hoạt động dạy -học:
* Bài cũ:
- Khi viết bài văn thuyết minh, cần lưu ý điều gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài
* Giới thiệu bài:
* Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Gọi hs đọc các văn bản
? Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật hay nấu món ăn, ta thường nêu nội dung gì?
? Cách làm được trình bày như thế nào?
? Muốn làm bài văn thuyết minh một phương pháp người viết cần làm gì?
Yêu cầu đạt:
I. Giới thiệu một phương pháp: (cáchlàm)
1. Đọc tìm hiểu các ví dụ:
a. Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng”
b. Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc
- Cần nêu VD: Nguyên vật liệu
- Các bước tiến hành theo trình tự.
- Yêu cầu về sản phẩm.
2. Kết luận:
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Chọn 1 thứ đồ chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm đồ chơi, trò chơi đó.
- MB: : Giới thiệu khái quát về thứ đồ chơi cac cách làm trò chơi đó.
TB:
+ Số người chơi
+ Dụng cụ chơi.
+ Cách chơi, (luật chơi.), thế nào là thắng, thua.
+ Yêu cầu đối với trò chơi.
2. Đọc đoạn văn.
- Chỉ ra cách đặt vấn đề:
*yêu cầu của con người chơi thời hiện đại muốn tiệp cận kiến thức của loài người.
* Các cánh đọc:
+ Cách đọc thông thường- chậm không đáp ứng yêu cầu.
+ 2 cách đọc chính: đọc thành tiếng và đọc thầm.
Đọc dòng, đọc ý
Đọc ý: Không đoc từng dòng, câu mà chỉ tiếp nhận ý qua câu chủ đề, từ ngữ chủ đề, thu nhận những thông tin chính-> đọc nhanh.
* hiệu quả của phương pháp đọc nhanh:
- trong thời gian ngắn, tiếp nhận nhiều thông tin.
- Cơ mắt ít mỏi.
- Các số liệu nêu trong bài có tác dụng giúp cho người đọc thấy rõ tác dụng cuả phương pháp đọc nhanh.
IV. Hướng dẫn học bài:
- Học và nắm vững ghi nhớ:
- Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
File đính kèm:
- Tuan 20 tu bai Que huong Khi con tu hu.doc