I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: vàn luận về vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao (việc học) và cách lập luận chặt chẽ.
- Bước đầu nắm rõ đặc điểm chính của thể tấu.
- Hiểu được quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý gì?
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà.
3. Bài mới:
(Từ thể chiếu, hịch, cáo giúp học sinh phân biệt người dùng thể tấu sẽ học cụ thể qua văn bản mới).
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 26 tiết 101 Bàn luận về phép học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 26
3 Tiết 101: Bàn luận về phép học
3 Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
3 Tiết 103, 104: Viết bài Tập làm văn số 6
Tuần: 26
Tiết: 101
Văn bản BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
- Nguyễn Thiếp -
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: vàn luận về vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao (việc học) và cách lập luận chặt chẽ.
- Bước đầu nắm rõ đặc điểm chính của thể tấu.
- Hiểu được quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý gì?
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà.
3. Bài mới:
(Từ thể chiếu, hịch, cáo giúp học sinh phân biệt người dùng thể tấu sẽ học cụ thể qua văn bản mới).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), quê ở Hà Tĩnh.
- Là người có tài năng và phẩm chất cao đẹp.
- Có công giúp vua Quang Trung xây dựng đất nước về mặt chính trị.
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:
Trích từ bài tấu gởi vua Quang Trung (8-1791).
b. Thể loại:
“Tấu” là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gởi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, được viết bằng văn xuôi, văn vần/văn biền ngẫu.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Châm ngôn “Ngọc không mài, không thành đồ vật”.
- So sánh “Ngọc không mài” - “Người không học”.
=> thuyết phục người nghe về mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
2. Phương pháp học và tác dụng của nó:
a. Phương pháp học lệch lạch, sai trái:
- Học hình thức.
- Học để cầu danh lợi.
=> Hậu quả “Chúa tầm thường, thần nịnh hót, người hiền tài bị ghét bỏ, dẫn đến nước mất nhà tan.
b. Phương pháp học đúng đắn:
- Việc học phải phổ biến phạm vi và đối tượng.
- Phương pháp học:
+ Học từ thấp lên cao.
+ Học kiến thức căn bản.
+ Học rộng, hiểu sâu, nắm vững vấn đề, biết tóm gọn.
+ Học kết hợp với làm.
=> Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
II. Tổng kết:
Với cách lập luận chặt chẽ, bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức; góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Hướng h/s chú ý phần chú thích trang 77 - SGK.
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả?
=> giới thiệu thái độ cầu hiền tài, trọng nghĩa sĩ của vua Quang Trung.
H: Văn bản có xuất xứ như thế nào?
H: Xác định thể loại và đặc điểm chính của nó?
=> giúp h/s phân biệt với “tấu hài” trên sân khấu hiện đại.
Hướng dẫn h/s đọc: giọng chân tình, bày tỏ thiệt hơn, tự tin, khiêm tốn.
Gọi h/s đọc văn.
Gv uốn nắn.
H: Mở đầu văn bản, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học? Mục đích đó là gì?
H: Để trình bày mục đích đó, tác giả đã sử dụng yếu tố nghệ thuật nào? Có tác dụng ra sao?
=> chuyển ý: tác giả đưa ra giải pháp nào?
Cho h/s thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Tác giả trình bày nội dung gì trong đoạn trích còn lại?
Nhóm 2: Theo tác giả, học như thế nào là không nên? Vì sao?
Nhóm 3: Vậy tác giả đã trình bày phép học như thế nào?
Nhóm 4: Từ thực tế của bản thân, em thấy cách học nào là tốt nhất? Vì sao?
(Gợi ý: N2: Theo em học hình thức và cầu danh lợi là như thế nào? Học như thế có ảnh hưởng gì? Cho ví dụ trong thực tế về lối học lệch. N3: Để khuyến khích việc học, tác giả khuyên vu Quang Trung thực hiện chính sách gì?
H: Nguyễn Thiếp trình bày cách học như thế nào là đúng?
H: Tác giả đã vạch kết quả của phép học đó là gì?
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Gv cho các bảng phụ rời ghi nội dung sau và yêu cầu h/s dán vào bảng phụ lớn phù hợp vị trí:
1. Mục đích chân chính của việc học.
2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái.
3. Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn.
4. Tác dụng của việc học chân chính.
-> quan sát
-> năm sinh, năm mất, quê quán.
-> học rộng, biết nhiều, đỗ làm quan triều Hậu Lê, từ quan về dạy học, được vua Quang Trung mời nhiều lần và giúp vua Quang Trung xây dựng đất nước về chính trị.
-> nêu thời gian, lý do, người viết.
-> hình thức, người sử dụng, nội dung...
-> tấu hài mang yếu tố gây cười; dùng để biểu diễn trước công chúng bằng hình thức kể chuyện....
-> đọc văn bản theo hướng dẫn của Gv.
-> học để làm người, học để biết cách đối xử trong giao tiếp.
-> châm ngôn.
-> hình ảnh so sánh.
-> làm tăng tính thuyết phục.
-> thảo luận nhóm theo yêu cầu, trình bày kết quả lên bảng.
-> bàn về những lối học: ± tốt.
-> học hình thức
-> học cầu danh
-> học có phương pháp, việc học phải phổ biến.
-> nêu ý kiến của mình.
-> học vẹt, học không hiểu.
-> học để có tiếng, có lợi lộc.
-> người tài nghèo không được phát huy.
-> kẻ có tiền ngu dốt sẽ chạy chọt.
-> mở trường học rộng khắp, thay đổi phương pháp học.
-> học từ căn bản.
-> tiến trình học.
-> học như thế nào?
-> học kết hợp với gì?
-> đất nước có nhiều nhân tài được phát huy, xã hội phồn thịnh...
-> từ luận cứ phụ -> luận cứ chính.
=> trình bày luận điểm mang tính thuyết phục cao, vấn đề được sáng tỏ.
-> cá nhân suy nghĩ và hoạt động.
4. Củng cố: 4’
Hoàn thành sơ đồ lập luận:
Mục đích chân chính
của việc học
Phê phán
những lệch lạc, sai trái
Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn
Tác dụng của việc học chân chính
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 26
Tiết: 102 LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Nguyễn Thiếp trình bày vấn đề gì trong văn bản “Bàn luận về phép học”? Trong văn bản tác giả đã trình bày quan điểm gì của mình?
3. Bài mới:
(Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà để nêu mục đích, phương hướng của tiết học).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Chuẩn bị:
1. Đề bài:
Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
2. Yêu cầu:
- Lập dàn bài: luận điểm, luận cứ.
- Dự kiến cách trình bày.
II. Luyện tập trên lớp:
1. Nhận xét về hệ thống luận điểm cho sẵn:
a. Ở luận điểm a có nội dung không phù hợp, cần loại bỏ: lao động tốt.
b. Thiếu luận điểm cần thiết khiến mạch văn không sáng rõ, nên bổ sung:
- Đất nước rất cần nhân tài.
- Muốn thành người tài phải học giỏi, muốn giỏi trước hết phải chăm học.
c. Cần sắp lại các luận điểm theo trình tự.
2. Xây dựng lại hệ thống luận điểm:
a. Đất nước đang cần người tài để phát triển kịp thời thế giới.
b. Quanh ta, nhiều bạn học giỏi, phấn đấu để đáp ứng nhu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Lớp ta còn một số bạn ham chơi, chưa chăm học làm buồn lòng mọi người.
e. Nếu bây giờ càng ham chơi không lo học thì tương lai không có niềm vui trong cuộc sống.
g. Vậy các bạn nên bớt chơi, chăm học để thành người có ích và tìm niềm vui trong cuộc sống.
3. Trình bày luận điểm:
a. Giới thiệu luận điểm e bằng câu 1 và 3, câu 2 có từ “do đó” không phù hợp để diễn đạt mqhệ giữa 2 luận điểm.
b. Sắp xếp luận điểm theo trình tự để đoạn văn rành mạch, chặt chẽ:
3 - 1 - 2 - 4
c. Khi trình bày luận điểm, lời văn nên trong sáng, hấp dẫn. Với luận điểm trên nên kết thúc đoạn văn bằng một lời khuyên chân thành, cụ thể, gần gũi. Ví dụ: “Đến lúc ấy, nhiều bạn trong chúng ta hối hận có thì được không?”.
d. Đoạn văn trên nên viết theo cách quy nạp vì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
Khi chuyển đoạn văn quy nạp sang diễn dịch thì không chỉ chuyển vị trí của câu chủ đề lên trên đầu đoạn văn mà còn cần chú ý tính liên kết của các câu văn trong đoạn.
4. Trình bày luận điểm thành đoạn văn:
(H/sinh trình bày nội dung của mình -> các bạn và giáo viên góp ý, bổ sung, chỉnh sửa).
Cho h/sinh tìm hiểu đề bài theo gợi ý:
(Viết cho ai, viết nhằm mục đích gì, cần làm sáng tỏ việc gì?)
H: Để đạt được mục đích đó, người làm bài cần đưa ra những luận điểm nào?
-> chuyển ý.
Hướng dẫn h/sinh nhận xét về hệ thống luận điểm trong SGK.
H: Trong các luận điểm, có nội dung nào không phù hợp?
H: Giữa các luận điểm có mqhệ lô-gíc chưa? Vì sao?
H: Em có nhận xét gì về trình tự các luận điểm trên?
Yêu cầu h/sinh lên bảng sắp xếp lại các luận điểm.
Gọi h/sinh nhận xét
Gv uốn nắn, điều chỉnh cho h/sinh.
-> tìm hiểu đề.
-> viết cho một số bạn chưa chăm học.
-> viết đề các bạn nhận ra mục đích học tập và có ý thức học tập.
-> h/sinh trình bày hệ thống luận điểm đã chuẩn bị ở nhà.
-> thảo luận chung trên lớp để có ý kiến hợp lý.
-> nhận xét về nội dung thừa ở luận điểm a.
-> trình bày sự thiếu tính chặt chẽ trong các luận điểm.
-> cần sắp xếp lại cho hợp lý.
-> trình bày các luận điểm theo thứ tự.
-> bổ sung, chỉnh sửa.
4. Củng cố: 4’
Hướng dẫn h/sinh xây dựng các luận cứ cần thiết để làm sáng tỏ luận điểm được nêu trong bài tập 4.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị: “Viết bài Tập làm văn số 6”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 26
Tiết: 103, 104 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Vận dụng kỷ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội/vấn đề văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài văn đạt kết quả tốt hơn.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, đề bài.
Học sinh: SGK, STK (ở nhà); chuẩn bị giấy, viết.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
(Từ nội dung luyện tập -> giới thiệu tiết làm bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Đề bài:
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Gv ghi đề bài lên bảng.
Yêu cầu h/sinh đọc kỷ đề bài.
Nêu dàn ý của một bài văn nghị luận.
Nêu một số lưu ý khi làm bài để nhắc nhở h/sinh.
Theo dõi h/s làm bài.
Còn 15 phút nhắc h/sinh về thời gian, nội dung.
Cuối giờ thu bài theo từng bàn h/sinh để khi chấm dễ phát hiện sai lệch kịp thời uốn nắn.
-> quan sát
-> chép đề bài vào giấy làm.
-> đọc, phân tích yêu cầu.
-> trình bày dàn ý chung.
-> chú ý để tránh nhầm lẫn với các phương pháp biểu đạt đã học.
-> làm bài cẩn thận.
-> củng cố, hoàn chỉnh xem lại để chuẩn bị nộp bài.
-> nộp bài lên giáo viên.
4. Củng cố: 1’
H: Nêu những luận điểm làm sáng tỏ do đề bài yêu cầu?
5. Dặn dò: 1’
- Xây dựng luận điểm cho đoạn văn vào tập.
- Chuẩn bị: “Thuế máu”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 27
3 Tiết 105, 106: Thuế máu
3 Tiết 75: Hội thoại
3 Tiết 76: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Tuần: 27
Tiết: 105, 106
THUẾ MÁU
- Nguyễn Ái Quốc -
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu và cảm nhận được nghệ thuận lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- Hiểu rõ: tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo khi tố cáo sự giả dối, thư đoạn tàn nhẫn của chính quyền thực dân Pháp.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh.
Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
(Từ việc kiểm tra bài của học sinh để định hướng nội dung cần tìm hiểu trong tiết dạy).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước năm 1945.
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:
“Thuế máu” được trích từ chương I của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp (xuất bản 1925) và tiếng Việt (xuất bản 1946).
b. Phương thức biểu đạt: Văn nghị luận.
c. Bố cục:
- P1(I): thủ đoạn của quan cai trị và số phận người lính thuộc địa.
- P2(II): thủ đoạn mộ lính của bọn thực dân.
- P3(III): sự tráo trở của chính quyền thực dân.
II. Tìm hiểu văn bản:
* Cách đặt tên chương, tên phần của văn bản:
- Tên chương “Thuế máu”: gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, lòng căm thù mỉa mai đối với thực dân Pháp.
- Tên phần + cùng trình tự có tác dụng vạch trần bộ mặt lừa bịp, tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp.
1. Chiến tranh và người bản xứ:
a. Thái độ của quan cai trị đối với người dân thuộc địa:
Trước ch/tranh Khi có ch/tranh
- Xem người - Tâng bốc,
“giống người vỗ về “con
hạ đẳng”, yêu”, “ bạn
bẩn thỉu” hiền”.
- Đối xử, - Phong tặng
đánh đập “Chiến sĩ bảo
như súc vệ công lý và
vật. tự do.
=> Dùng giọng mỉa mai, so sánh đối lập, hình hình xác thực -> làm rõ bộ mặt lừa bịp, bỉ ổi của thực dân Pháp.
b. Số phận người dân thuộc địa trong chiến tranh phi nghĩa:
- Đột ngột xa lìa gia đình, quê hương.
- Biến thành vật hy sinh cho lợi ích, danh dự của kẻ cầm quyền.
- Chịu bệnh tật, chết, đau đớn từ các thử nghiệm vũ khí.
- Tám vạn người bỏ mạng.
=> Bằng giọng văn vừa giễu cợt vừa xót xa -> gợi lên số phận bi thương của người bản xứ nhằm khơi dậy lòng căm phẫn đối với tội ác của thực dân Pháp.
2. Chế độ lính tình nguyện:
a. Thủ đoạn bắt lính:
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức.
- Lợi dụng bắt lính để đòi tiền.
- Trói, nhốt, xích, đánh đập người như xúc vật.
- Tạo áp lực khiến người dân tự làm đau mắt.
b. Lời lẽ bịp bợm:
- Hứa hẹn ban phẩm hàm, truy tặng người hy sinh.
- Tuyên bố về lòng tự nguyện đi lính của người dân.
-> phản bác mạnh mẽ luận điệu bịp bợm của thực dân Pháp.
3. Kết quả của sự hy sinh:
- Họ trở lại “giống người bẩn thỉu”.
- Bị tước đoạt của cải, đánh đập vô cớ, đối xử thô bỉ.
- Đầu độc dân tộc để làm giàu cho chúng.
=> Vạch trần bộ mặt tráo trở, vô nhân đạo của thực dân Pháp; thể hiện tình cảm thương xót đối với người lính thuộc địa.
4. Nghệ thuật:
a. Trình tự bố cục:
Theo thời gian: trước, trong và sau chiến tranh.
b. Nghệ thuật châm biếm:
Hình ảnh xác thực; giọng mỉa mai, giễu nhại; ngôn ngữ trào phúng; hình ảnh đối lập.
c. Yếu tố biểu cảm:
Hình ảnh gợi cảm kết hợp yếu tố tự sự + biểu cảm hài hoà.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK trang 192).
Hướng dẫn h/s tìm hiểu và giới thiệu về tác tác giả, tác phẩm (chú ý chú thích trang 90).
H: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi được Bác sử dụng trong thời gian nào?
H: Trình bày xuất xứ của bản bản?
H: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Gv hướng dẫn h/s đọc văn bản: giọng mỉa mai, vừa cay đắng xót xa; chú ý những từ ngữ “ấy thế mà”, “Đùng một cái” và 2 đoạn cuối phần II, III.
H: Xác định bố cục của văn bản?
Cho h/s thảo luận.
Nhóm: 1 + 2:
H: Tựa đề văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 3, 4:
Tên các đề mục trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
-> uốn nắn, bổ sung.
Hướng h/sinh chú ý phần I, tập trung vào thái độ của quan cai trị đối với người dân thuộc địa, chia h/sinh ra 2 nhóm, bảng chia ra 2 nội dung, cho h/s cử đại diện lên bảng thi điền ngữ liệu.
Gv nhận xét, uốn nắn, chỉnh sửa.
-> hướng h/s quan sát tranh ở SGK.
Gv treo tranh vẽ phóng to lên bảng.
H: Bức tranh trên có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung vừa tìm hiểu?
H: Vì sao có sự thay đổi cách xử sự như vậy?
H: Để thể hiện nội dung trên tác giả đã dùng yêu tố nghẹ thuật gì? Có tác dụng ra sao?
H: Để có được vinh dự mà bọn thực dân Pháp phong tặng, người dân thuộc địa đã trả giá như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về giọng văn được thể hiện ở đây?
(Hết tiết 1)
H: Phần 2 trong văn bản có tên đề mục là gì?
H: Tựa đề này có phản ánh đúng thực chất sự việt không? (người dân có tự nguyện đi lính không) Thực chất đó là gì?
H: Chúng đã dùng thủ đoạn gì để bắt lính?
(dùng dây chăng 2 đầu làng, dồn dân để bắt; cưỡng hiếp, đánh đập người thân để người trốn ra lính...).
H: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “người dân tự làm đau mắt toét”?
H: Bắt đủ số lĩnh bọn thực dân đã tuyên bố gì?
H: Qua đó cho thấy chúng là kẻ như thế nào? Tác giả trình bày nội dung trên nhằm mục đích gì?
-> chuyển sang mục 3.
H: Sau khi tham chiến những người may mắn sống sót được đối xử như thế nào?
H: Em có ý kiến gì về người lính/người thân được bán thuốc phiện?
H: Tác giả nêu ra những chi tiết trên nhằm mục đích gì?
(liên hệ giáo dục: người không học -> không tiến bộ -> bị lợi dụng...).
* Chuyển ý:
H: Bố cục được sắp xếp theo trình tự nào? ± hợp lý? Vì sao?
H: Yếu tố nghệ thuật được sử dụng xuyên suốt trong văn bản là gì? có tác dụng như thế nào?
H: Tác giả đã sử dụng yêu tố biểu cảm nào trong văn bản?
Qua văn bản em hiểu gì về xã hội Việt Nam trước CMT8? Tác giả có dụng ý gì khi trình bày nội dung này?
=> Tổng kết.
-> quan sát
-> tìm hiểu để giới thiệu.
-> trước CMT8 năm 1945.
-> là đoạn trích từ chương đầu của tác phẩm; nguyên văn tiếng Pháp; thời gian xuất bản ở Pháp và ở Việt Nam.
-> văn nghị luận
-> chú ý hướng dẫn của giáo viên, đọc văn bản diển cảm tạo sự đồng cảm cho người nghe.
-> nêu giới hạn và nội dung chính từng phần trong văn bản.
-> thảo luận nhóm với nội dung trên, cử đại diện trình bày kết quả, h/sinh nhận xét bổ sung cho bài làm của nhóm bạn, lắng nghe chỉnh sửa, uốn nắn của Gv.
-> quan sát.
-> tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của quan cai trị.
-> cử đại diện thi theo yêu cầu và hướng dẫn của Gv; bổ sung cho bạn.
-> quan sát
-> nhận xét về nội dung.
-> nêu ý kiến của bản thân (rõ ràng hơn, xác thực hơn điều đã nói).
-> là dấu hiệu cho thấy người dân bắt đầu làm vật hy sinh cho thực dân Pháp.
-> so sánh đối lập, giọng văn mỉa mai, hình ảnh xác thực.
-> tố cáo bộ mặt lừa bịp, bỉ ổi của thực dân Pháp.
-> liệt kê những chi tiết về nội dung được trình bày trong văn bản.
-> vừa giễu cợt, vừa xót xa.
-> nêu tác dụng của nó.
-> nêu theo yêu cầu.
-> không
-> họ đi lính vì bị bắt, ép.
-> vây bắt, ép buộc, cưỡng bức.
-> người có tiền đưa bạc ra thế mạng.
-> đánh đập, trói, nhốt, xích như xúc vật.
=> nêu cảm nhận của bản thân.
-> nêu đoạn “Các bạn... lính thợ”.
-> nêu nhận xét của mình.
-> bị tước đoạt vật chất.
-> bị đối xử như con vật.
-> cho bán thuốc phiện.
-> nêu ý kiến.
-> tố cáo sự lật lọng, tráo trở, vô nhân đạo của thực dân Pháp.
-> thể hiện tình cảm xót thương người lính thuộc địa.
-> trình tự thời gian.
-> lý giải.
-> giọng điệu,
-> từ ngữ
-> hình ảnh
-> số liệu.
-> chi tiết những người dân bị đánh, trói, bệnh tật do bắt lính...
-> nêu ý kiến.
4. Củng cố: 4’
H: Vấn đề nghị luận của văn bản thuế máu là gì?
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Hội thoại”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 27
Tiết: 107 HỘI THOẠI
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại; lượt lời và cách sử dụng lượt lời trong giao tiếp.
- Xác định vai xã hội, chọn cách nói phù hợp với vai xã hội khi hội thoại.
- Biết tôn trọng lượt lời người khác, dùng lượt lời hợp lý khi hội thoại.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp qua những nội dung nào? Giới thiệu cụ thể?
H: Tác giả đã dùng yếu tố nghệ thuật gì trong văn bản? Tác dụng ra sao?
3. Bài mới:
(Dựa trên mục tiêu để dẫn vào bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Vai xã hội trong hội thoại:
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
+ Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
- Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Những chi tiết thể hiện thái độ vừa khoan dung và nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ:
- Phê phán sự ăn chơi vô trách nhiệm.
- Chân tình chỉ bảo cái sai, nêu ra hướng để sửa chữa.
Bài tập 2:
a. Xác định vai xã hội của nhân vật:
- Xét tuổi tác: Lão Hạc vai cao hơn.
- Xét vị trí xã hội: ông giáo vai trên.
b. Chi tiết trong lời thoại của ông giáo đối với lão Hạc:
- Lời lẽ ôn tồn, xưng - hô: cụ - tôi; ông - con mình.
- Cử chỉ: nắm tay (thân mật).
c. Thái độ của lão Hạc quý trọng ông giáo:
- Gọi “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay “nói”.
- Xưng hô “chúng mình”; “nói đùa thế”.
- Tâm trạng không vui nhưng giữ ý: cười đưa đà, thoái thác chuyện ăn khoai, uống nước.
Gọi h/s đọc đoạn trích SGK trang 92.
-> Giải thích: “hội thoại”
Yêu cầu h/s xác định nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích.
H: Hai nhân vật này có mối quan hệ gì?
H: Xác định vị trí vai trên & dưới của từng nhân vật?
H: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
H: Trước thái độ đó của cô, Hồng vẫn kìm nén để giữ sự lễ phép qua chi tiết nào?
H: Vì sao Hồng làm như vậy?
-> rút ra: vai xã hội trong hội thoại và yêu cầu...
Gv cho bài tập nhanh.
* Sắp xếp các mqhệ sau vào vị trí thích hợp: ông-bà; cha-mẹ; cậu-dì; chú-bác; anh-em; ông-cháu; mẹ-con.
* Từ mqhệ bản thân cho ví dụ về mqhệ thân sơ:
-> Giáo dục học sinh khi dùng lời nói trong giao tiếp, nhất là hiện tượng nói trổng và nói ngang.
Chia h/s ra 4 nhóm:
N1: bài tập 1
N2: bài tập 2
N3,4: bài tập 3
Trong thời gian 7 phút thảo luận, trình bày kết quả, h/sinh bổ sung và nhận xét.
Giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa.
Chú ý: bài tập 1 (vai của Trần Quốc Tuấn đối với quân sĩ); bài tập 2 (mqhệ giữa ông giáo và lão Hạc); bài tập 3 (lựa chọn cuộc thoại có 2/3 nhân vật tham gia).
-> đọc yêu cầu và đoạn trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
-> người cô
-> bé Hồng
-> quan hệ họ hàng thân thích.
-> người cô: vai trên
-> bé Hồng: vai dưới
-> dùng lời lẽ cay độc để làm đau lòng bé Hồng.
-> trả lời lễ phép, cúi đầu im lặng, cười dài trong tiếng khóc, im lặng...
-> vì em là vai nhỏ, dưới trong cuộc thoại, phải có sự tôn trọng đối với người lớn.
Quan hệ
Ngang hàng Trên dưới
ông-bà anh-em
cha-mẹ mẹ-con
ông-cháu
chú-bác
cậu-dì
Thân sơ
em-bạn em-bạn
thân cùng trường khác
lớp. mới quen.
giáo viên- giáo viên
đồng nghiệp phụ huynh
-> hoạt động thảo luận nhóm theo nội dung được phân công, cử đại diện trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung cho bài nhóm bạn; sửa bài tập vào vở.
4. Củng cố: 4’
Hướng dẫn h/s hoàn thành bài tập 3.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 27
Tiết: 108 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Nhận biết và hiểu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Vai xã hội trong hội thoại là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Kiểm tra bài tập 3.
3. Bài mới:
Từ mục tiêu cần đạt để hướng học sinh vào trọng tâm.
TG
Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố này giúp cho văn bản
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 8 4 COT TUAN 2630.doc