1. Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
– Khái niệm luận điểm.
– Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1.2.Kĩ năng:
- Tìm hiểu , nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1.3.Thái độ: Củng cố các kiến thức đã học
2. Trọng tâm: Ôn tập về luận điểm
3. Chuẩn bị
3.1.Gv : Bảng phụ
3.2.HS : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
4.3. Bài mới
GTB: Bằng phương pháp phát vấn ? Tựa bài em cguẩn bị cho tiết hôm nay là gì ? Đúng ôn tập tức là điều em đã học và hôm nay kiểm tra lại . Vậy thể loại TLV nào có sử dụng : Luận điểm , luận cứ , luận chứng ? .Vậy thế nào là văn nghị luận ? Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng , quan điểm nào đó . Muốn thế văn nghị lưân phải có luận điểm rõ ràng , có lý lẽ , dẫn chứng thuyết phục . .Bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn lại kiến thức ấy .
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 26 Tiết 99 Ôn tập về luận điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:28 /2/2012
Bài ,Tiết 99
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
Tuần 26
1. Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
Khái niệm luận điểm.
Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1.2.Kĩ năng:
Tìm hiểu , nhận biết, phân tích luận điểm.
Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1.3.Thái độ: Củng cố các kiến thức đã học
2. Trọng tâm: Ôn tập về luận điểm
3. Chuẩn bị
3.1.Gv : Bảng phụ
3.2.HS : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
4.3. Bài mới
GTB: Bằng phương pháp phát vấn ? Tựa bài em cguẩn bị cho tiết hôm nay là gì ? ………Đúng ôn tập tức là điều em đã học và hôm nay kiểm tra lại . Vậy thể loại TLV nào có sử dụng : Luận điểm , luận cứ , luận chứng ? …………..Vậy thế nào là văn nghị luận ? Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng , quan điểm nào đó . Muốn thế văn nghị lưân phải có luận điểm rõ ràng , có lý lẽ , dẫn chứng thuyết phục . ………..Bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn lại kiến thức ấy .
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs ôn lại khái niệm luận điểm .
- Hs đọc lại ở sgk /73 về 3 khái niệm luận điểm
-> Chọn câu trả lời đúng nhất –Giải thích -> c
-> Gv : a/ Không chọn a -> Vì vấn đề không phải là luận điểm . Vấn đề là câu hỏi được đặt ra
I/ Khái niệm luận điểm
BT1 : Luận điểm là gì ?
Chọn ý c sgk/ 73
trong bài nghị luận để tìm cách giải quyết . Nói cách khác luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi , để giải quyết vấn đề .
b/ Không chọn b -> Vì một bộ phận ( khía cạnh ) cuả vấn đề cũng không phải là luận điểm .
c/ Chọn c
=> Luận điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bài nghị luận . Có thể nói luận điểm là bộ xương là linh hồn cuả văn bản nghị luận . Nếu không có hệ thống luận điểm , bài văn nghị luận sẽ không có sức thuyết phục và như thế sẽ không còn là văn nghị luận nữa .
- Gv yêu cầu Hs đọc bài tập 2 ( sgk/73) -> Gv có thể ghi tiêu đề : Thực hành Hs xem lại NV 7 tập II/24,25
- Những luận điểm chủ yêu ( Gv ghi vào bảng phụ , sau khi Hs đã có câu trả lời -> Nếu chưa đúng Gv nêu ra ) . Hoặc yêu cầu Hs đọc ở sgk NV7 -> Dựa vào đó tìm ra luận điểm
Hs nhận xét về hệ thống luận điểm trong bài “ Chiếu đời đô “
?” Chiếu dời đô “ có phải là một bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
¡ Văn nghị luận – Trình tự lập luận rõ ràng , chặt chẽ ( hệ thống luận điểm rõ ràng )
? Nếu “ Chiếu dời đô “ đúng là văn nghị luận thì bài văn ấy có những luận điểm nào ? Có thể xác định luận điểm của bài văn ấy theo cách nêu ở sgk không ? Vì sao ?
BT2 : Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong những bài văn nghị luận đã học .
a/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
- Dân ta có lòng nồng nàng yêu nước .
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước .
- Truyền thống yêu nước trong lịch sử .
+Những biểu hiện cụ thể .
- Khơi gợi và kích thích sức mạnh cuả tinh thần yêu nước .
b/ Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn
¡....... Chưa phải là luận điểm vì đó không phải là ý kiến , quan điểm mà chỉ là những vấn đề .
-> Gv nêu lại cho hs hiểu : Luận điểm trong bài “Chiếu dời đô”
- Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa…..tính kế lâu dài ( luận điểm cơ sở xuất phát ) .
- Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh Lê …….-> dời đô .
- Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô .
- Vậy , vua sẽ dời đô ra đó ( luận điểm kết luận)
? Vậy luận điểm trong bài nghị luận là gì ? Hs đọc mục 1 trong ghi nhớ -> Gv ghi vào bảng phụ và treo lên bảng .
-Hs thực hành Bt 1sgk / 75 –Hs đọc đoạn văn và thực hành yêu cầu : Xác định luận điểm chính trong đoạn văn của thủ tướng PVĐ viết về Nguyễn Trãi ,
¡ Cả hai đều không phải :
- Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc : Cả đoạn văn không giải thích , chứng minh hoặc làm rõ ý đó .
- Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc
-> Vì tác giả đã bác bỏ ngay ý kiến đó để đưa ra luận điểm của mình . Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên
=> Luận điểm chủ chốt cuả đoạn văn này là : Nguyễn Trãi là khí phách là tinh hoa của của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ .
Hoạt động 2
Ôn tập về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài nghị luận .
- Gv cho Hs tái hiện nhanh những kiến thức đã học về khái niệm và vấn đề của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “
? Vấn đề được đặt ra trong bài là gì ?
Luận điểm như sgk/73 chưa đúng
II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn
¡ Tinh thần yêu nuớc của nhân dân ta -> truyền thống yêu nước của nhân dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước .
? Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn tác giả chỉ đưa ra luận điểm : Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ?
¡ Không , vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta -> Có thể dễ dàng nêu câu hỏi ( vấn đề ) : Vậy xưa tình cảm của dân tộc ta với đất nước như thế nào ?
? Vậy qua tìm hiểu em rút ra được kết luận gì về sự liên quan giữa luận điểm và vấn đề ?
¡ Luận điểm liên quan chặt chẽ đến vấn đề , luận điểm tham gia giải quyết từng khía cạnh của vấn đề . Luận điểm phải thành hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề ,một cách đầy đủ toàn diện .
- Hs đọc bài tập b sgk/74 và trả lời câu hỏi .
¡ Chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La – Vấn đề chủ chốt cuả bài chiếu . Vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô ……một cách thuyết phục .
? Vậy yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ra sao ?
¡ Hs trả lời ý 2 của ghi nhớ .
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs ôn tập về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
- Gv treo bảng phụ có hai hệ thống luận điểm
Hs đọc bài tập – Gv chia nhóm thảo luận
- Gv diễn giảng
? Từ ø sự tìm hiểu trên chúng ta rút ra những kết luận gì nữa về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận ?
¡ Ghi nhớ ý 3 và 4
-> Hs đọc laị toàn bộ ghi nhớ sgk
III/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
Chọn hệ thống 1
Ghi nhớ sgk/ 75
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh luyện tập .
- Gv cho hs làm bài tập 2
a. Lựa chọn luận điểm đúng đủ
Luận điểm trên không phù hợp với ý nghĩa của vấn đề “ Giáo dục là chìa khoá của tương lai “ (Giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất ) -> vấn đè nghị luận => Luận điểm trung tâm .
b. sắp xếp luận điểm thánh một hệ thống mạch lạc chặt chẽ .
? Thế nào là luận điểm ? Luận điểm phải thế nào ?
IV / Luyện tập
BT2
a. Chọn luận điểm
- Không chọn : Nước ta có …….lâu đời -> Không phù hợp
b. Sắp xếp luận điểm
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số ; thông qua đó quyết định môi trường sống , mức sống trong tương lai .
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhânn cách , trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay , những người đó sẽ làm nên thế giới ngày mai .
- D0 đó , giáo dục là chia 2khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai .
- Cũng do đó , giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hôi sau này .
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố
- GV củng cố lại kiến thức đã ôn
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị :Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
5. Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 99.doc