Giáo án Ngữ văn lớp 8 – Tuần 30

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu; hiểu rõ Mô li e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 150, 151.

 - Bảng phụ.

 Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Tổ chức: (1')

2/ Kiểm tra: Không

3/ Bài mới:

Vào bài: (1')

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 – Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo tỉnh tuyên quang Trường THCS lê quý đôn Giáo án ngữ văn Lớp 8 – tuần 30 giáo viên: Nguyễn Thị Mai Khanh tổ: Khoa học xã hội Trường: t.h.c.s lê quý đôn - Thị xã Tuyên Quang năm học 2006 – 2007 Ngày giảng : Tuần XXX Tiết 117 Văn bản ông giuốc-đanh mặc lễ phục - Mô li e - I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu; hiểu rõ Mô li e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 150, 151. - Bảng phụ. Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản. III/ Các hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức: (1') 2/ Kiểm tra: Không 3/ Bài mới: Vào bài: (1') Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động I: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm HS: Đọc chú thích ô SGK/ 120. GV: Em hiểu gì về tác giả? HS: Là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. GV: Giới thiệu cho HS chân dung tác giả, nêu qua vài nét về tác giả. HS: Đọc phần giới thiệu tác phẩm / SGK. Hoạt động II: HDHS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. GV: Hướng dẫn đọc. (Diễn cảm, gây được không khí kịch) - Đọc một lượt. HS: Đọc phân vai. - Đọc chú thích. Lưu ý chú thích: 2, 8, 9, 11. Hoạt động III: HDHS tìm hiểu văn bản. GV: Hành động kịch diễn ra ở đâu? HS: Tại phòng khách nhà ông Giuốc đanh, một người trên bốn mươi tuổi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông. GV: Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? HS: Trả lời. GV: Nêu rõ từng cảnh đó diễn ra như thế nào? HS: Trả lời. GV: So sánh các cảnh, cảnh nào sôi động hơn? Vì sao? HS: Cảnh sau đông hơn, sôi động hơn vì có thêm 4 thợ phị nữa. GV: Giảng: Cảnh sau khán giả không chỉ được nghe lời đối thoại mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ , mặc lễ phục mới cho ông Giuốc đanh. - ở cảnh này có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng. 5' 5' 29' I / Giới thiệu tác giả, tác phẩm. * Tác giả: Là nhà soạn kịch nổi tiếng, là diễn viên. * Tác phẩm: (SGK) II/ Đọc văn bản - chú thích 1/ Đọc văn bản. 2/ Chú thích. III/ Tìm hiểu văn bản 1. Diễn biến của hành động kịch: * Lớp kịch chia hai cảnh: - Cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc đanh và bác phó may. - Cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc đanh và tay thợ phụ. ê Cảnh sau sôi động hơn. 4/ Củng cố: (4') - Đọc phân vai 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài. - Soạn tiếp bài. Ngày giảng : Tiết 118 Văn bản ông giuốc-đanh mặc lễ phục - Mô li e - I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu; hiểu rõ Mô li e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 150, 151. - Bảng phụ. Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản. III/ Các hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : (1') 2/ Kiểm tra: (3') Nêu diễn biến của hành động kịch? 3/ Bài mới: Vào bài: (1') Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động III: HDHS tìm hiểu văn bản (tiếp) HS: Đọc từ đầu ê "quý phái". GV: ở cảnh này, cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh việc gì? HS: Xoay quanh bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ ... GV: Em có nhận xét gì về chiếc áo phó may đã may? HS: May hoa ngược. GV: Ông Giuốc đanh có phát hiện ra không? HS: Ông rất tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. GV: Nhưng ông Giuốc đanh có chấp nhận bộ lễ phục đó không? Vì sao? HS: Bác phó may không biết do sơ suất hay cố tình biến ông Giuốc đanh thành trò cười nên ông đã may hoa ngược, nhưng do vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ: mọi người quý phái đều mặc áo hoa ngược nên ông ưng thuận ngay. GV: Tại sao nói đoạn này có kịch tính cao? HS: Vì bác phó may đang ở thế bị động chuyển sang thế chủ động, tấn công bằng hai đề nghị: + "Nếu ngài muốn tôi sẽ may hoa xuôi" + "Xin ngài cứ việc bảo". Sau đó lảng sang chuyện khác. GV: Theo em, may áo như vậy lí do vì sao? HS: Bác phó may đã ăn bớt vải. GV: Vậy ông Giuốc đanh có biết không? HS: Có, và ông chuyển sang thế chủ động, trách bác phó may. GV: Lúc này bác phó may như thế nào? HS: Gỡ thế bí bằng cách hỏi ông Giuốc đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không? GV: Em có nhận xét gì về cách hỏi này? HS: Là nước cờ khá cao tay vì đánh trúng tâm lí ông giuốc đanh muốn học đòi làm sang. Chuyển ý HS: Đọc tiếp phần còn lại. GV: Đoạn này cho ta biết điều gì? HS: Trả lời. GV: Khi được tôn làm "ông lớn", ông Giuốc đanh có suy nghĩ gì? HS: Ông ta tưởng cứ mặc lễ phục vào là trở thành quý phái. GV: Em có nhận xét gì về các tay thợ phụ? HS: Trả lời. GV: Ông Giuốc đanh đã bị lợi dụng như thế nào? HS: Thấy ông mắc mưu, chúng cứ tôn lên mãi: "ông lớn"; "cụ lớn"; "đức ông". GV: Giảng: Khác với tính cách của bác phó may "Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ", đám thợ phụ nịnh hót để moi tiền, chúng điểm đúng huyệt thói học đòi làm sang của ông Giuốc đanh. - Qua câu nói cuối "Nó như thế là phải ... " ta hiểu gì về tính cách của ông Giuốc đanh? HS: Tính cách trưởng giả học làm sang thể hiện mãnh liệt đến mức sẵn sàng mất hết cả tiền để được "làm sang". GV: Qua hai cảnh trong lớp kịch, điều gây cười cho khán giả là gì? HS: Ông Giuốc đanh ngu dốt, không biết gì, người ta cười khi thấy ông cứ moi tiền để mua lấy cái danh hão. GV: Qua tác phẩm, nhà văn muốn cho ta biết điều gì? HS: Đả kích một lớp người trong xã hội bấy giờ: Dốt nát, học đòi, kệch cỡm. HS: Đọc ghi nhớ. GV: Nhấn mạnh ghi nhớ. 31' 2. Ông Giuốc đanh và bác phó may: - Bộ lễ phục của ông Giuốc đanh được một ông thợ vụng tay nghề may. Kịch tính: - Lúc đầu bác phó may đang ở thế bị động chuyển sang thế chủ động. - Sau đó: bác phó may đi nước cờ khá cao tay đánh trúng tâm lí muốn học đòi làm sang của ông Giuốc đanh. 3. Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ: - Các tay thợ phụ là những kẻ ranh mãnh, dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền. - Tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc đanh dường như đã ngấm vào máu, đại diện cho một lớp người dốt nát, kệch cỡm. * Ghi nhớ: SGK/ 122. 4/ Củng cố: (3') - GV: Hệ thống toàn bài. - HS: Đọc ghi nhớ. 5/ Hướng dẫn học tập: ( 1' ) - Học bài. - Chuẩn bị tiết 119 "Lựa chọn trật tự từ ...." (L. tập). Ngày giảng : Tiết 119 Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học. - Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bảng phụ viết ví dụ. Trò: - Bảng con. III/ Các hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức: (1') 2/ Kiểm tra: (3') Sự sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng gì? 3/ Bài mới: Vào bài: (1') Hoạt động của Thầy và trò Tg Nội dung bài học Hoạt động I: HDHS làm các bài tập. HS: Đọc bài tập 1/ SGK/ 122. - Hoạt động nhóm. GV: Giao việc: - N 1, 2: Trả lời câu hỏi a. - N 3, 4: Trả lời câu hỏi b. HS: - Trao đổi, thảo luận (ghi bảng con) - N 1, 3: Cử đại diện trình bày. - N 2, 4: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. (Bảng phụ) (Giải thích để quần chúng hiểu ê tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng ê Tổ chức cho quần chúng làm ê Lãnh đạo quần chúng làm cho đúng ê Kết quả). HS: Đọc bài tập 2/ SGK/ 122. - Hoạt động nhóm. GV: Giao việc: - N 1: ý a. - N 3: ý c. - N 2: ý b. - N 4: ý d. HS: - Trao đổi, thảo luận (ghi bảng con) - Các nhóm: Cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét, kết luận. HS: Đọc bài tập 3/ SGK/ 122. - Hoạt động nhóm. GV: Giao việc: - N 1, 2: Trả lời câu hỏi a. - N 3, 4: Trả lời câu hỏi b. HS: - Trao đổi, thảo luận (ghi bảng) - N 1, 3: Cử đại diện trình bày. - N 2, 4: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. (Bảng phụ). HS: Đọc bài tập 4/ SGK/ 122. - Trao đổi, thảo luận. - Phát biểu. GV: Nhận xét, kết luận. HS: Đọc bài tập 5/ SGK/ 122. - Trao đổi, thảo luận (theo nhóm nhỏ - bàn) - Phát biểu. GV: Nhận xét, kết luận. 38' 15' Bài 1: a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng. ê Liệt kê theo thứ tự trước sau b. Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: Việc chính, việc diễn ra hằng ngày, còn bán vàng hương là việc làm thêm. Bài 2: - Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn. Bài 3: a. Cách đảo trật tự thông thường của các từ trong các câu in đậm nhằm nhấn mạnh điều muốn diễn tả (hình ảnh tiêu điều, vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà). b. Câu thơ đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của anh bộ đội với bóng dài ... , tư thế hiên ngang ... Bài 4: Trong câu (b) từ "trịnh trọng" được đảo lên nhằm nhấn mạnh vẻ làm bộ làm tịch của nhân vật Bọ Ngựa. - Đối chiếu với văn cảnh, câu (b) là câu thích hợp để đưa vào chỗ trống. Bài 5: Các từ "xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng ..." là những từ chỉ phẩm chất cây tre Việt Nam, có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ, nhưng cách sắp xếp của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn. 4/ Củng cố: (2') - Lựa chọn trật tự từ trong câu có tác dụng gì? 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài. - Làm bài số 6/ SGK/ 124. Ngày giảng : Tiết 120 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả Vào bài văn nghị luận I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II SGK/ 156, 157. Trò: - Chuẩn bị bài ở nhà. (Đề bài SGK/ 154). III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức: (1' ) 2/ Kiểm tra: (3') - yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng như thế nào đối với văn nghị luận? 3/ Bài mới: Vào bài: (1') Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS với đề bài: "Trang phục và văn hoá". HS: - Một bạn đại diện lớp trình bày. - Các bạn trong lớp nhận xét. Hoạt động I: HDHS tìm hiểu đề bài. HS: Đọc lại đề bài. GV: Chép lại đề bài lên bảng. - Em hãy xác định kiểu lập luận và yêu cầu trọng tâm về nội dung? HS: - Kiểu bài nghị luận giải thích. - Yêu cầu nội dung: Vờn đề trang phục HS và văn hoá. Chạy đua theo mốt không phải là người HS có văn hoá. Chuyển ý Hoạt động II: HDHS xác lập luận điểm. GV: SGK nêu một số luận điểm. Theo em nên đưa vào bài những luận điểm nào? HS: Nên chọn a, b, c, e. (Nội dung d không phù hợp). GV: Em có thể nêu thêm luận điểm nào? HS: - Đua đòi theo mốt không phải là người HS có văn hoá. - Thay đổi trang phục phải phù hợp hoàn cảnh kinh tế gia đình, phải lành mạnh, đúng đắn. GV: Em có thể sắp xếp các luận điểm trên như thế nào cho hợp lí? HS: Sắp xếp: 1. a; 2. c; 3. e; 4. b; 5. kết luận (Trang phục cho lành mạnh, đúng đắn). Hoạt động III: HDHS vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả. HS: Đọc đoạn văn a, b SGK/ 125. GV: Tìm các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Các yếu tố đó phục vụ cho luận điểm nào? HS: Luận điểm: "Sự ăn mặc ... thế". GV: Có thêm yếu tố tự sự, miêu tả bài văn nghị luận sẽ như thế nào? HS: Rõ ràng, cụ thể, thêm sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc. GV: HDHS lập dàn ý. 1. Mở bài: Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung, tuổi trẻ học đường nói riêng. 2. Thân bài: (Nêu các luận điểm đã cho theo trình tự hợp lí). 3. Kết bài: - Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu. - Lời khuyên cho các bạn đang chạy theo mốt HS: Viết đoạn văn. - Các nhóm cử đại diện trình bày. - Các bạn khác nhận xét. 3' 5' 5' 25' I/ Luyện tập : 1. Định hướng làm bài: 2. Xác lập luận điểm: 3. Sắp xếp luận điểm: 4. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả. a. Ví dụ a, b: SGK/125, 126. b. Nhận xét: * Đoạn a: Đưa dẫn chứng về việc ăn mặc theo mốt của các bạn HS, tác giả bày tỏ sự ngạc nhiên về sự thay đổi cách ăn mặc đến chóng mặt. * Đoạn b: Chứng minh cho ý kiến ăn mặc đua đòi, a dua sẽ trở thành trò cười cho mọi người. 5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả. 4/ Củng cố: (2') - Nhắc các em chú ý vận dụng hiểu biết để đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận. 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Về nhà học kĩ lí thuyết. Xác nhận của tổ trưởng chuyên môn Hồ Thị Ngọ

File đính kèm:

  • docNgu van 8 Tuan 30.doc