I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giảhọc đòi làm sang và gây được tiếng cướiảng khoái cho khán giả.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Giáo án, Sgk.
2/ Trò: Soạn bài, Sgk, vở ghi, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu ba luận điểm và nhận xét về trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản “đi bộ ngao du” (Ru-xô)?
3/ Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 30 Tiết 117 Ông giốc-Đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30:
Tiết 117:
ÔNG GIỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giảhọc đòi làm sang và gây được tiếng cướiảng khoái cho khán giả.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Giáo án, Sgk.
2/ Trò: Soạn bài, Sgk, vở ghi, viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu ba luận điểm và nhận xét về trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản “đi bộ ngao du” (Ru-xô)?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
-GV: Giới thiệu bài mới: HS đã được học truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn Pháp Đô-đê ở lớp 6. GV gợi lại và chuyển sang bài mới về VH Pháp.
Nhấn mạnh đây là lần đầu tiên HS được thưởng thức một trích đoạn thuộc thể loại kịch, một lớp kịch trọn vẹn, lớp 5 hồi II vở kịch nổi tiếng Trưởng giả học làm sang của Mô-li-me, nhà văn Pháp TKXVII.
(HS: Lắng nghe, giới thiệu về Mô-li-me và vở kịch Trưởng giả học làm sang, ghi tựa bài vào vở).
* Hoạt động 2:
-GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản: cần đọc diễn cảm để gây được không khí kịch.
(HS: Đọc VB, dựa vào phần chú thích nêu xuất xứ của lớp kịch và tóm tắt nội dung của lớp kịch: Ông Giuốc-đanh dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang nên đã bị nhiều kẻ lợi dụng moi tiền. Sự việc mặc lễ phục là một biểu hiện của thói học đòi ăn mặc sang trọng của ông ta đã bị bọn thợ may lợi dụng).
-GV: Cho HS tìm hiểu những từ khó trong Sgk, T121.
-GV: Lớp kịch này có có mấy cảnh? Những cảnh đó nằm trong những đoạn nào của văn bản?
(HS: Trao đổi theo bàn trong 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung).
-GV: Trong lớp kịch này xuất hiện những kiểu ngôn ngữ nào?
(HS: - Kiểu ngôn ngữ trực tiếp xuất hiện khi:
+ Các nhân vật đối đáp với nhau.
Ví dụ: Ông Giuốc-đanh đối đáp với Phó may về đôi bít tất lụa.
+ Khi nhân vật tự nói với mình.
Ví dụ: Những lời nói riêng của ông ta cuối lớp kịch này.
- Kiểu ngôn ngữ gián tiếp xuất hiện khi muốn thông báo sự việc diễn ra trên sân khấu.
Ví dụ: Đoạn kể về việc bọn thợ phụ mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh).
-GV: Theo em, lớp kịch này tạo cảm hứng gì cho người xem? Vì sao?
*Hoạt động 3:
-GV: Cho HS đọc to câu hỏi 1 trong phần đọc – hiểu văn bản (SGK).
(HS: Đọc, Trao đổi theo nhóm, đại diện trả lời câu hỏi 1 trong SGK).
-GV: Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật về việc gì?
(HS: Xoay quanh một số việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả, và lông đính mũ, chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục).
-GV: Giuốc-đanh sắp phát khùng lên vì lí do gì?Cho thấy ông là người thế nào?
(HS: Bộ lễ phục chậm mang đến. Đôi bít tất lụa chật qúa. Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm).
-GV: Tại sao Giuốc-đanh chấp nhận bộ lễ phục may không đúng quy cách sang trọng?
(HS: Trả lời).
-GV:Ông Giuốc-đanh đã bị lợi dụng ntn? Vì sao bị lợi dụng như thế?
(HS: Bộ lễ phục bị may ẩu do hai chục thợ phụ xúm lại, bị ăn bớt vải nên quần cộc, áo chẽn, không đúng màu, hoa may ngược, ...).
Tiết 117 – 118:
ÔNG GIỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
I. Đọc – Tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Xuất xứ của lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:
Nằm trong vở kịch Trưởng giả học làm sang của nhà văn người Pháp Mô-li-e.
b. Từ khó:
3. Cấu trúc của lớp kịch:
- Cảnh 1: Từ đầu đến “tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc” (Trước khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục).
- Cảnh 2: Phần còn lại (Sau khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục).
4. Ngôn ngữ: 2 kiểu.
- Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật thể hiện qua đối thoại và độc thoại (Giữ vai trò chính).
- Ngôn ngữ trần thuật của tác giả (Giữ vai trò phụ).
à Tạo sự hài hước, buồn cười. Vì đó là một hiện tượng lố bịch, bất bình thường.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Diễn biến của hành động kịch:
- Lời chỉ dẫn chia lớp kịch này thành hai cảnh.
- Cảnh sau đông hơn, sôi động hơn, có thêm 4 tay thợ phụ. Cảnh sau khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Kịch sôi nổi hẳn. Có cả cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
2. Ông Giuốc-đanh và bác phó may:
- Đối thoại về những trang phục của Giuốc-đanh, trong đó có bộ lễ phục.
- Giuốc-đanh thích ăn diện nhưng không có kinh nghiệm. Nông nổi, dễ bị lừa.
- Không có kiến thức vểtang phục, quê kệch, ngu dốt.
- Ông Giuốc-đanh bị lợi dụng vì lắm tiền, thích ăn diện nhưng ngu dốt.
4. Củng cố: - GV: Khái quát kiến thức cần nắm.
5. Hướng dẫn về nhà: - Dặn HS về học bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 130 (Đảo tiết).
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Đánh giá quá trình học tập phân môn.
- Vận dụng được kiến thức đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Đề kiểm tra.
2/ Trò: Giấy KT, viết.
III. NỘI DUNG ĐỀ, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
(Có phô tô kèm theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 123-124 (Đảo tiết):
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Đề bài.
2/ Trò: Viết, giấy KT.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ :
Nêu những yêu cầu chính của bài làm.
Bài mới:
Đề bài:
“Văn học và tình thương”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 30
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 8 tuan 30(1).doc