Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 33 Tiết 126 Ôn tập tiếng việt học kì II

1. MỤC TIÊU:

 Giúp HS.

1.1. Kiến thức:

HĐ1:

- HS biết tổng hợp kiến thức về các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định và làm được BT liên quan.

- HS hiểu và xác định đúng chức năng của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

 HĐ2:

- HS biết tổng hợp kiến thức và làm được bài tập liên quan đến nội dung các hành động nói;cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

- HS hiểu và làm được bài tập liên quan đến nội dung các hành động nói;cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

HĐ3:

 - HS biết hệ thống hóa kiến thức và làm BT về việc lựa chọn trật tự từ trong câu.

 - HS hiểu và lựa chọn được trật tự từ trong câu phù hợp, có hiệu quả.

1.2. Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: Đặt câu với chức năng chính và chức năng khác; lựa chọn trật tự từ trong câu; thực hiện hành động nói.

 - HS thực hiện thành thạo:kĩ năng tổng hợp kiến thức liên quan đến kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.

 1.3. Thái độ:

 - Thói quen:giáo dục HS thói quen vận dụng tốt lý thuyết vào thực hành luyện tập.

 - Tính cách:Giáo dục HS tính siêng năng, nghiêm túc, cẩn thận khi ôn tập.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Các kiểu câu:nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

 - Các hành động nói.Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

 - Lựa chọn trật tự từ trong câu.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.GV:Sơ đồ tư duy, bảng phụ.

3.2.HS: học thuộc bài, soạn bài vào vở BT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 33 Tiết 126 Ôn tập tiếng việt học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 - Tiết 126: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II Ngày dạy:16/04/2013 1. MỤC TIÊU: Giúp HS. 1.1. Kiến thức: HĐ1: HS biết tổng hợp kiến thức về các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định và làm được BT liên quan. HS hiểu và xác định đúng chức năng của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. HĐ2: HS biết tổng hợp kiến thức và làm được bài tập liên quan đến nội dung các hành động nói;cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. HS hiểu và làm được bài tập liên quan đến nội dung các hành động nói;cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. HĐ3: - HS biết hệ thống hóa kiến thức và làm BT về việc lựa chọn trật tự từ trong câu. - HS hiểu và lựa chọn được trật tự từ trong câu phù hợp, có hiệu quả. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Đặt câu với chức năng chính và chức năng khác; lựa chọn trật tự từ trong câu; thực hiện hành động nói. - HS thực hiện thành thạo:kĩ năng tổng hợp kiến thức liên quan đến kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu. 1.3. Thái độ: - Thói quen:giáo dục HS thói quen vận dụng tốt lý thuyết vào thực hành luyện tập. - Tính cách:Giáo dục HS tính siêng năng, nghiêm túc, cẩn thận khi ôn tập. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Các kiểu câu:nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. - Các hành động nói.Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. - Lựa chọn trật tự từ trong câu. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Sơ đồ tư duy, bảng phụ. 3.2.HS: học thuộc bài, soạn bài vào vở BT. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến logíc? (3đ) A. Anh cúi đầu thong thả chào. (B). Nó không những ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. Câu 2: GV kiểm tra VBT của HS? (5đ) HS trả lời, nộp VBT. GV nhận xét, ghi điểm. Câu 3: GV kiểm tra tâm thế chuẩn bị bài mới của HS( 2đ): Em chuẩn bị những kiến thức liên quan nào đến tiết học hôm nay? 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS ND bài học Hoạt động 1: (10 phút) Kiểu câu: nghi vấn, trần thuật, phủ định… * HS tái hiện lại kiến thức lí thuyết về kiểu câu. GV chốt trên bảng phụ bằng BT nối A với B. HS về nhà tự chốt kiến thức. A. Kiểu câu B. Chức năng câu trần thuật Câu nghi vấn 3. Câu phủ định 4. Câu cầu khiến 5. Câu cảm thán a. Dùng để hỏi b. Dùng để kể, tả, thông báo… c. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đóa ( PĐ miêu tả); Phản bác một ý kiến, một nhận định ( PĐ bác bỏ) d. Dùng để BLCX đ. Dùng để yêu cầu, ra lệnh… (2 HS lên bảng làm. Lấy biểu quyết dưới lớp.GV chốt.HS về nhà tự chốt kiến thức) - GV hướng dẫn HS làm BT. * Mỗi câu trên thuộc kiểu câu nào trong số các câu đã biết? HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. * Dựa vào ND câu 2, hãy đặt 1 câu nghi vấn? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. * Hãy đặt 1 câu cảm thán chứa 1 trong những từ: vui, buồn, hay, đẹp? HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. GV gọi HS đọc đoạn trích SGK. * Câu nào là câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấ? * Câu nào dùng để hỏi, câu nào không dùng để hỏi? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: (15 phút) * HS tái hiện lại kiến thức lí thuyết về hành động nói. GV chốt trên bảng phụ. GV hướng dẫn HS xác định các hành động nói. GV chốt trên bảng phụ. GV giáo dục tư tưởng: Sử dụng câu, trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Hoạt động 3: ( 10 phút) * HS tái hiện lại kiến thức lí thuyết về lựa chọn trật tự từ trong câu. GV chốt trên bảng phụ. GV gọi HS đọc đoạn văn SGK. * Giải thích li do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau? - Trật tự từ trong việc biểu thị thứ tự trước sau của hoạt dộng trạng thái. * Việc sắp xếp các tự ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, sửa chữa. * Câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn 2 câu trên? HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa. GV tích hợp: sử dụng trật tự từ phù hợp trong đặt câu, viết đoạn. A. Kiểu câu: nghi vấn, trần thuật, phủ định, cảm thán, cầu khiế I. Lí thuyết. 1. Câu nghi vấn. 2. Câu trần thuật. 3. câu phủ định. II. Bài tập. 1. BT1:Xác định kiểu câu: Câu trần thuật: 2. BT2: Đặt câu: Cái bản tính tốt của người ta có thể bị nỗi lo lắng buồn đau, ích kỉ, che lấp mất không? 3. BT3. Bạn mặc chiếc áo này đẹp lắm! 4. BT4: + Câu 1, 3, 6: trần thuật. + Câu 4: Cầu khiến. + Câu 2, 5, 7: nghi vấn. + Câu 7: dùng để hỏi. + Câu 2, 5: không dùng để hỏi. B. Hành động nói: I. Lí thuyết. II. Bài tập. 1. Hành động kể: 2. Hành động bộc lộ cảm xúc. 3. Hành động nhận định. 4. Hành động đề nghị. 5. Giải thích. 6. Hành động phủ định bác bỏ. 7. Hành động hỏi. C. Lựa chọn trật tự từ trong câu: I. Lí thuyết:SGK II. Bài tập. 1. Trạng thái và hoạt động của xứ giả xếp theo trình tựxuất hiện và thực hiện: kinh ngạcà mừng rỡà về tâu vua (hành động) 2. a. nối kết câu; b. nhấn mạnh đề tài của câu nói. 3. a. 4.4. Tổng kết: Câu 1: Cho ví dụ về một số kiểu câu và hành động nói đã học. Đáp án: - Kiểu câu: Hôm qua, tôi được đi chơi ở Long Điền Sơn. ( trần thuật) - Hành động nói: …: Tôi hứa với bạn ngày mai nhất định sẽ đến nhà bạn chơi. (HĐ hứa hẹn) Câu 2: GV treo bảng phụ:Nối cột bên trái với cột bên phải để có được nhận định đúng về chức năng chính của từng kiểu câu? A: Kiểu câu. 1. câu trần thuật. 2. câu cảm thán. 3. câu nghi vấn. 4. câu cầu khiến. B: Chức năng chính. a. dùng để bộc lộ cảm xúc của ngươì nói. b. dùng để hỏi. c. dùng để ra lệnh, yêu cầu đề nghị, huyên bảo. d. dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả. Sắp xếp: 1d, 2a, 3b, 4c. Câu 3:Gọi 2 HS lên bảng tổng hợp nội dung tiết học bằng sơ đồ tư duy. GV sửa, giới thiệu sơ đồ tư duy do GV vẽ để HS dễ tổng hợp, dễ nhớ. 4.5. Hướng dẫn HS tự học : * Với bài học ở tiết này: - Học bài thuộc lí thuyết, tự cho được ví dụ. - Làm bài tập. * Với bài học ở tiết sau: - Chuẩn bị “Kiểm tra TV”: - Ôn tập lại kiến thức Tiếng việt đã học ở HKII, chuẩn bị giấy KT. 5.PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docTiết 126.doc