Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 34

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 - Hệ thống văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng, nghệ thuật từng văn bản.

 - Một số khái niệm: cáo, chiếu, hịch, tấu.

 -Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

 2. Kỹ năng:

 -Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học nghị luận.

 - Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.

 3. Thái độ:

 - Ý thức học tập cách trình bày, lập luận có lý, có tình.

II. Trọng tâm:

 - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

III. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.

 Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trả lời câu hỏi trong SGK/144, 145.

IV. Tiến trình:

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)

 2. Kiểm tra miệng:

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?

 _ HS trả lời, GV dẫn vào bài.

 3. Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Tiết: 129-130 Bài:33-34 ND: …… TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tt) I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Hệ thống văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng, nghệ thuật từng văn bản. - Một số khái niệm: cáo, chiếu, hịch, tấu. -Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại. 2. Kỹ năng: -Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học nghị luận. - Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học. 3. Thái độ: - Ý thức học tập cách trình bày, lập luận có lý, có tình. II. Trọng tâm: - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trả lời câu hỏi trong SGK/144, 145. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: * Qua các văn bản nl 22, 23, 24, 25, 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? * Em thấy văn nghị luận trung đại có nét gì khác biệt so với văn nghị luận hiện đại? HĐ 2: * Hãy chứng minh các vb nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25, 26) kể trên đều viết có lí, có tình, có chứng cứ và đều có sức thuyết phục cao? * Em hiểu thế nào là có lí, có tình có chứng cứ? HĐ 3: * Nêu những nét giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24? * Vì sao Bình ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN khi đó? * So với bài Nam quốc sơn hà cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, em thấy thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ? Câu 3: - Là kiểu vb nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận. _ Những nét nổi bật là: từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng (rõ nhất là ở các văn bản: Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta ...), dùng nhiều điển tích, điển cố ... Văn phong ấy khó gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại Văn, sử, triết bất phân. - Ngoài ra văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh (mệnh trời) (Chiếu dời đô) đạo thần chủ (Hịch tướng sĩ), lí tưởng nhân nghĩa (Nước Đại Việt ta). - Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần với lối nói thường, gần đời sống hơn. => Dù có nét khác nhau, các văn bản đó đều là văn nghị luận. Câu 4: - Có lí: có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ. - Có tình: có cảm xúc. - Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để kđ luận điểm. VD: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kh giữa lí và tình. - Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ. - Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước nhất thiết phải dời đô. - Đi tới kết luận: kđ thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn là kinh đô. =>Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận trên là rất chặt chẽ. Câu 5: - Cả ba văn bản đều thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (Chiếu dời đô), ở tinh thần bất khuất quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xâm lăng bạo tàn (Hịch tướng sĩ) hoặc ở ý thức sâu sắc đầy tự hào về nước Việt Nam độc lập ( Nước Đại Việt ta). Câu 6: - Vì: Bài cáo đã khẳng định rằng Đại Việt là 1 nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. -Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện qua bài “Nam quốc sơn hà”: được xác định ở hai phương hiện: lãnh thổ, chủ quyền. - Đến “Bình Ngô đại cáo” ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới: nền văn hoá lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng bao đời xây nền độc lập. Hết tiết 1: Câu 7: Lập bảng thống kê các vb vh nước ngoài đã học ở lớp 8. STT Tên vb Tên tg Tên nước Thế kỉ Thể loại Nội dung chủ yếu 1 Cô bé bán diêm An - đéc -xen Đan Mạch XIX Truyện -Truyện kể về cô bé bán diêm nghèo khổ, bất hạnh. -Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. -Nghệ thuật đan xen yếu tố thật và huyền ảo kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 Đánh nhau với cối xay gió Xéc - van - téc Tây Ban Nha Tiểu thuyết -Hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau. Đôn hoang tưởng nhưng cao thượng, Xan tỉnh táo nhưng tầm thường. Nghệ thuật : phép tương phản. 3 Chiếc lá cuối cùng O - hen - ri Mĩ XIX Truyện -Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. NT chân chính là NT của tình yêu thương và sự sống của con người. -NT: đảo ngược tình huống hai lần ... 4 Hai cây phong AI - ma - tốp Liên Xô (cũ) XX Truyện Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là 2 cây phong găn với câu chuyện về thầy Đuyn-xen người đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. 5 Đi bộ ngao du Ru - xô Pháp XVIII Tiểu thuyết Đoạn trích nói về ích lợi của việc đi bộ thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, nhân lên niềm vui cho con người. 6 Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục Mô - li - e Pháp XVII Kịch Những biểu hiện lố bịch đáng cười của một kẻ học đòi làm sang. Tính cách nhân vật bộc lộ qua nhôn ngữ độc thoại, đối thoại. Câu 8: Em đã được học mấy văn bản nhật dụng, chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà mỗi văn bản sử dụng? - Ba văn bản nhật dụng đã học: + Thông tin về ngày trái đất năm 2000. + Bài toán dân số. + Ôn dịch thuốc lá. - Phương thức biểu đạt chủ yếu là thuyết minh. +Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 đều là văn bản thuyết minh Ôn dịch thuốc lá song có thể thêm yếu tố lập luận + Văn bản: Bài toán dân số: Lập luận k/h thuyết minh và biểu cảm. (Hs nhắc lại chủ đề chủ yếu của 3 văn bản) 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: GV nhắc lại kiến thức đã ôn tập. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. _ Ôn lại kiến thức các văn bản đã học. _ Đọc, nắm nội dung các văn bản học thuộc 1 số bài thơ. _ Nắm tác giả, tác phẩm, thể loại. 2. Chuẩn bị: Thi Học Kì II _ Ôn các tác phẩm văn học từ đầu HKII. V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ________________________________________________________________________ Tuần: 34 Tiết: 131 Bài:32 ND: …… TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ HS biết hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 2. Kỹ năng: _ Biết cách làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 3. Thái độ: _ Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải. II. Trọng tâm: _ Phát hiện và sửa lỗi bài làm của mình. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa. Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề Tập làm văn đã làm. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: * Đề yêu cầu điều gì? _ Viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma túy. Là học sinh em cần phải làm gì để phòng, tránh ma tuý. HĐ2: * GV nhận xét ưu - khuyết điểm: 1. Ưu điểm: - Phần lớn các em làm bài đúng kiểu NL. - Một số nắm phương pháp, bố cục mạch lạc; biết cách lập luận. - Đa số chưa biết nêu luận điểm - HS có liên hệ thực tế bản thân. 2. Khuyết điểm: * Nội dung: - Một số rất ít các em làm bài sai kiểu VB, lạc sang văn bản tự sự và biểu cảm * Hình thức: Số ít còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chuyển ý vụng về. - Nhiều em mắc lỗi về cấu trúc câu: câu không đủ thành phần nòng cốt - Nhiều em không sử dụng dấu câu hoặc sử dựng dấu câu không đúng HĐ3: GV phát bài và công bố điểm. Lớp Trên Trung bình Dưới Trung bình 8A1 8A2 8A3 HĐ4: GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 103,104 HĐ5: GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, dấu câu, diễn đạt) và sửa lại. GV kết hợp đọc các đoạn văn sai, cùng sửa lỗi. GV gọi HS đọc bài văn hay cho các bạn cùng học tập kinh nghiệm. HĐ6: _ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân. _ Học cách viết văn nghị luận đúng yêu cầu. _ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp. _ Trao đổi bài, phát hiện và sửa lỗi. _ Ra đề cho HS tập viết đoạn văn trình bày luận điểm, có kiểm tra sát xuất. I. Đề - tìm hiểu đề: Đề: “Hãy nói không với ma tuý”. Em hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma túy. Là học sinh em cần phải làm gì để phòng, tránh ma tuý. II. Nhận xét ưu - khuyết điểm: III. Phát bài và công bố điểm: IV. Lập dàn bài: V. Sửa lỗi và đọc bài văn hay: GV đọc bài văn hay và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 8A1: 8A2: 8A3: VI. Hướng khắc phục: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: GV nhắc lại kiến thức đã ôn tập. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. - Ôn lại kiến thức về văn nghị luận kì II. - Làm các bài tập còn lại. - Đọc, tìm hiểu hệ thống bài tập trong tiết ôn tập và kiểm tra 2. Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn - Ôn lại kiến thức về văn nghị luận kì II. - Trả lời câu hỏi SGK/151 V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________ Tuần: 34 Tiết: 132 Bài:34 ND: …… ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ HS biết hệ thống hóa kiến thức đã học về văn nghị luận. 2. Kỹ năng: _ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận. _Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận. _ Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh. Biết kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận. 3. Thái độ: _ Học sinh luôn có ý thức ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị thi HKII. II. Trọng tâm: _ Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. _ Luyện tập III. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, tham khảo sách Ngữ văn nâng cao. Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK/151 theo sự hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. Câu hỏi : Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: * Vì sao một VB cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào? Giáo viên cho 2 câu chủ đề, hãy viết thành đoạn văn. - Em rất thích đọc sách. - Mùa hè thật hấp dẫn. Học sinh làm bài => giáo viên gọi học sinh đọc bài viết. HĐ 2: Thế nào là văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? Muốn tóm tắt cần chú ý điều gì? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò ntn văn bản tự sự? HĐ 3: VBTM có những tính chất ntn và có lợi ích gì? Hãy nêu các VBTM thường gặp trong cuộc sống thường ngày? Muốn làm VBTM cần chú ý tới điều gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy nêu các phương pháp thuyết minh chủ yếu? Nhắc lại bố cục của bài văn TM? HĐ 4 * Em hiểu thế nào là luận điểm? Nêu một VD về LĐ và nói rõ tính chất của nó? VD: Trong VB “Nước Đại Việt ta”, có hai LĐ: + Tư tưởng nhân nghĩa + Khẳng định độc lập, chủ quyền * Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? Hãy nêu VD? VD: Phân tích: Hịch tướng sĩ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta. I. Tính thống nhất của văn bản - VB có tính thống nhất khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở chỗ mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản. - Tính thống nhất của VB thể hiện: trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại một cách có chủ ý. II. Văn bản tự sự - Cần tóm tắt VBTS để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho người khác một cách dễ dàng. - Muốn tóm tắt VBTS, ta cần: + Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề VB + XĐ nội dung chính cần tóm tắt + Sắp xếp các ND ấy theo thứ tự hợp lí + Viết VB tóm tắt - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đan xen làm cho câu chuyện, sự vật và sự việc thêm cụ thể sinh động. III. Văn bản thuyết minh - VBTM trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho mọi người. - Trong cuộc sống VBTM được sử dụng rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến: Mua máy tính, mua hộp bánh kẹo... - Muốn làm VBTM cần: + Quan sát + Tìm hiểu sự vật, hiện tượng... + Nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng => Để tránh sa vào trình bày các mặt không tiêu biểu - Phương pháp Tm chủ yếu: nêu định nghĩa, miêu tả, giải thích, so sánh số liệu thống kê... - Bố cục: ba phần IV. Về văn bản nghị luận - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết. LĐ là linh hồn của bài văn NL - Làm cho văn nghị luận thêm cụ thể sinh động, đỡ khô khan, tăng tính thuyết phục, làm rõ luận điểm. 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu hỏi 1: Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì? Trả lời: - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục hơn. Câu hỏi 2: Yêu cầu của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận? Trả lời: - Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. – Ôn tập kiến thức đã học. 2. Chuẩn bị: Thi HKII - Xem lại cách làm bài văn nghị luận. Chuẩn bị các đề (SGK/128) V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 35 Tiết: 133,134 Bài:33 ND: …… KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ HS hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức Ngữ Văn 8 đã học từ đầu HKII. 2. Kỹ năng: _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, tạo lập văn bản. 3. Thái độ: _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra. II. Ma trận: Chuaån Möùc ñoä Noäi dung Kiến thức – Kỹ năng Nhaän bieát Thoâng hieåu Vaän duïng câu điểm câu điểm câu điểm Văn Tiếng Việt _ Thuộc văn bản _ Biết nội dung, nghệ thuật văn bản _ Biết đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến _ Đặt câu cầu khiến theo yêu cầu 1 1 2a 2 đ 1 đ 2b 1đ Tập làm văn (Văn nghị luận) _ Viết đúng thể loại, có bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng. _ Trình bày mạch lạc, trình tự hợp lý. Biết kết hợp với miêu tả, tự sự, biểu cảm. _ Liên hệ thực tế, thể hiện thái độ bản thân. 3 2 đ 3 2 ñ 3 2 đ Toång 5 đ 3 đ 2 ñ III. Đề kiểm tra - Đáp án: 1. Đề bài: I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm) Câu 1: Chép lại chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Nguyễn Ái Quốc). Nêu nội dung của bài thơ? (2 điểm) Câu 2: a. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến? (1 điểm) b. Đặt một câu cầu khiến dùng để ra lệnh. (1 điểm) II. Tập làm văn: (6 điểm) Câu 3: Một số bạn ở trường em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn, phù hợp hơn. 2. Đáp án: I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm) Câu 1: Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó (1điểm) Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. Nội dung: (1 điểm) Bài thơ tứ tuyệt bình dị, pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Câu 2: a. _ Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...(0,5 điểm) _ Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. (0,5 điểm) b. Ví dụ: HS tự cho ví dụ đúng một câu cầu khiến dùng để ra lệnh. (1 điểm) II. Tập làm văn: (6 điểm) Mở bài: (1 điểm) Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng. Giới thiệu vấn đề. Thân bài: (4 điểm) 1. Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh: (1 điểm) 2. Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh: (1 điểm) 3. Ăn mặc như thế nào là có văn hoá? (2 điểm) (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm) Kết bài: (1 điểm) Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn. Suy nghĩ, hành động của bản thân. IV. Kết quả: 1. Thống kê chất lượng: Lớp TSHS Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém TL TrTB TL 8A1 34 8A2 33 8A3 28 8A4 26 Cộng 121 2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: * Ưu điểm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… * Khuyết điểm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc
Giáo án liên quan