Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 4 Tiết 13, 14 Lão Hạc

I-MỤC TIÊU: giúp HS:

- Thấy dược tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước CMT8.

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khó.

- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao: khắc hoạ nhân vât tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự triết lí với trữ tình.

II- CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

- Tác phẩm: Truyện ngắn Nam Cao; Nam Cao tác phẩm, tập 1

- Băng hình phim: Làng Vũ Đại ngày ấy.

- Hướng dẫn học sinh đọc truyện, xem phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

* Học sinh: Đọc toàn bộ truyện Lão Hạc, tóm tắt ngắn gọn nội dung toàn truyện. Xem phim Làng Vũ Đại ngày ấy

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A- Ổn định tổ chức.

B- Kiểm tra:

 ? Từ nhân vật chị Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước CMT8?

 ? Từ các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến VN trước đây?

C- Bài mới:

 GTB:

 Nghẹn ngào giảng tới Nam Cao

Nỗi đau nào đã đọng vào nỗi đau

 Áo cơm se sắt mái đầu

Khát khao nhiều để nỗi sầu sầu rơi

 Chí Phèo với Lão Hạc ơi!

Đời mà như thế kêu trời nhưng xa

 Bao giờ hết lũ quỷ ma

Hết đói rách hết xót xa chạch lòng.

Một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết trước CMT8 là Lão Hạc. Tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh một người nông dân có tình cảnh đáng thương nhưng có phẩm chất đáng trọng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 4 Tiết 13, 14 Lão Hạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 30/08/2006 Ngày dạy: 11/09/2006 Tiết 13 + 14 Văn bản lão hạc - nam cao - I-Mục tiêu: giúp HS: - Thấy dược tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước CMT8. - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khó. - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao: khắc hoạ nhân vât tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự triết lí với trữ tình. II- Chuẩn bị: * Giáo viên: Tác phẩm: Truyện ngắn Nam Cao; Nam Cao tác phẩm, tập 1 Băng hình phim: Làng Vũ Đại ngày ấy. Hướng dẫn học sinh đọc truyện, xem phim Làng Vũ Đại ngày ấy. * Học sinh: Đọc toàn bộ truyện Lão Hạc, tóm tắt ngắn gọn nội dung toàn truyện. Xem phim Làng Vũ Đại ngày ấy III- Tiến trình lên lớp: A- ổn định tổ chức. B- Kiểm tra: ? Từ nhân vật chị Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước CMT8? ? Từ các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến VN trước đây? C- Bài mới: GTB: Nghẹn ngào giảng tới Nam Cao Nỗi đau nào đã đọng vào nỗi đau áo cơm se sắt mái đầu Khát khao nhiều để nỗi sầu sầu rơi Chí Phèo với Lão Hạc ơi! Đời mà như thế kêu trời nhưng xa Bao giờ hết lũ quỷ ma Hết đói rách hết xót xa chạch lòng. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết trước CMT8 là Lão Hạc. Tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh một người nông dân có tình cảnh đáng thương nhưng có phẩm chất đáng trọng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I) Giới thiệu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS đọc chú thích * trong SGK. - (HS đọc.) ? Trình bày những nét chính về tác giả? * Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam. * Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc * Được Nhà nướcc truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). ? Nêu xuất xứ của đoạn trích? * Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, đăng báo năm 1943. -Gv: + Lão Hạc nhà nghèo, vợ đã chết, chỉ còn đứa con trai. Không có tiền cưới vợ, anh con trai lão bỏ làng vào làm ở đồn điền cao su biền biệt mấy năm không có tin tức gì. + Trong nhà chỉ còn Lão Hạc với cậu Vàng. + Sau trận ốm nặng, lão không đi làm thuê được, buộc phải bán cậu Vàng. + Lão đến báo tin ấy cho ông giáo và nhờ cậy ông giáo một việc. Đoạn trích học bắt đầu từ đó. II) Đọc- hiểu văn bản. 1. Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu thể loại, bố cục. - GV hướng dẫn đọc: đọc thể hiện đúng tâm trạng, tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại: + Lời của Lão Hạc khi chua chát, xót xa; lúc cầu khẩn, nằn nì. + Lời của ông giáo khi thì từ tốn, ấm áp, lúc lại cất lên đầy xót xa thương cảm- với những độc thoại nội tâm. + Lời của vợ ông giáo khi nói về Lão Hạc đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai. + Nhân vật Binh Tư lời lẽ đầy tính nghi ngờ, mỉa mai. - Toàn đoạn trích đọc với giọng thể hiện sự chân tình, xót xa trước cuộc đời. - GV đọc mẫu một đoạn, lần lượt gọi học sinh đọc tiếp. - (Hs đọc, nhận xét). - GV yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ khó. ? Giải thích các từ sau: bòn (vườn), ầng ậc, con nít, nằn nì... - Bòn: tận dụng, nhặt nhặn một cách chi li, tiếp kiệm. - ầng ậc: nước mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoaig mi mắt. - Con nít: trẻ con. - Nằn nì: nài nỉ, cố nói, xin cho đạt nguyện vọng. - GV: Văn bản Lão Hạc- phần được học là nội dung chính trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. Phần này nói về những ngày khốn khó cuối cùng trong cuộc đời Lão Hạc, dẫn đến cái chết thê thảm của lão. ? Hãy tóm tắt các sự việc chính được kể trong phần văn bản này? - Sau khi bán cậu vàng, Lão Hạc sang nhà ông giáo hàng xóm kể việc này và cậy nhờ giữ giúp ba sào vườn cho con trai lão sau này, cùng với ba mươi đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền ma chay. Sau đó khi không còn gì để ăn, Lão Hạc đã xin bả chó để tự đầu độc. Cái chết thật vật vã, thê thảm. Tác giả (nhân vật ông giáo) được chứng kiến và kể lại những sự việc này với niềm thương cảm chân thành. ? Dựa vào dấu hiệu cách đoạn trong SGK, hãy cho biết văn bản chia thành mấy đoạn? Có thể khái quát nội dung chính của mỗi đoạn như thế nào? * Bố cục: Hai phần + P1: Lão Hạc trước khi chết. + P2: Cái chết của Lão Hạc . ? Trong chuỗi các sự việc này luôn có mặt những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao? - Nhân vật Lão Hạc và ông giáo. - Nhân vật Lão Hạc là trung tâm. - Vì quãng đ[if xoay quanh quãng đời khốn khổ và cái chết của Lão Hạc- như tên gọi của tác phẩm. ? Câu chuyện được kể từ nhân vật nào? Thuộc ngôi kể thứ mấy? - Nhân vật ông giáo xưng tôi. - Kể từ ngôi thứ nhất. ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản này? * PTBĐ: TS kết hợp với MT và BC. 2. Đọc- hiểu chi tiết chi tiết văn bản . a. Lão Hạc trước khi chết. ? Tại sao một con chó lại được Lão Hạc gọi là cậu vàng? - Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi thân mật là cậu vàng. ? Tại sao một con chó Lão Hạc quý mến như thế lão lại bán nó đi? - Sauk hi bị ốm, cuộc sống của Lão Hạc quá khó khăn, lại gặp kì thóc cao gạo kém , lão nuôi thân không nổi. ? Tâm trạng của Lão Hạc về việc bán cậu vàng được thể hiện qua những chi tiết nào? - Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng… lão đối xử với tôi như thế này à?”. ? Các chi tiết này thể hiện tâm trạng gì? - Day dứt, buồn bã khi bán cậu vàng. ? Khi kể về việc bán chó của mình bộ dạng của Lão Hạc ra sao? - Lão cố làm như vui vẻ nhưng cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước. - Mặt lão đột nhiên co rúm lại: những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. ? Động từ ép trong câu văn Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra có sức gợi tả như thế nào ? - Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt -> một hình hài thật đáng thương,… ? Những từ ngữ thượng hình, tượng thanh nào được sử dụng để tạo hình ảnh cụ thể, sinh động của Lão Hạc? - ầng ậc nước, miệng móm mém, hu hu khóc… ? Qua những chi tiết trên, em có thể hình dung Lão Hạc là người như thế nào ? * ốm yếu và nghèo khổ. * Vô cùng thương yêu loài vật. ? Khi bán cậu Vàng, Lão Hạc đã bộc lộ những phẩm chất gì? * Rất yêu quý con trai. - Gv yêu cầu học sinh theo dõi đoạn truyện kể về việc Lão Hạc nhờ cậy ông giáo, hãy cho biết: ? Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc? - Mảnh vườn là tài sản duy nhất Lão Hạc có thể dành cho con trai. Mảnh vườn này gắn với danh dự, bổn phận của kẻ làm cha. - Món tiền ba mươi đồng bạc do cả đời dành dụm sẽ được phòng khi lão chết có tiền ma chay. Món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người. ? Em có nhận xét gì về việc nhờ cậy của Lão Hạc? - Là người thật chu đáo, biết tính toán trước sau rất cụ thể. Hai việc nhờ cậu ông giáo của Lão Hạc đều xuất phát từ tình thương yêu con và không muốn phiền hà tới mọi người. ? Em nghĩ về việc Lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cạnh ngộ gần như không kiếm được gì ăn ngoài rau má và sung luộc? - Sự việc này cho thấy Lão Hạc là người có lòng tự trọng, không để người đời thương hại hoặc coi thường. ? Qua đoạn văn này, các em thấy phẩm chất nào đáng quý của Lão Hạc lại tiết tục được bộc lộ? - Coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. ? Cũng từ đây đã hiện lên một số phận con người như thế nào? - Số phận con người nghèo khổ và cô độc trong sự trong sạch. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi vào nhân vật ông giáo trong các sự việc trên và cho biết: ? Khi nghe Lão Hạc sót xa kể lại việc đã bán “cậu vàng” nhân vật “tôi” đã bộc lộ thái độ, tình cảm gì? - “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc” - “Tôi chỉ ái ngại cho lão” - “Tôi an ủi” - “Tôi bùi ngùi nhìn lão” - “Tôi giấu vợ và ngấm ngầm giúp lão” ? Em có nhận xét gì về cử chỉ thái độ, việc làm trên của nhân vật “tôi” - Thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đồng cảm của Nam Cao đối với nỗi bất hạnh của con người. b. Cái chết của Lão Hạc - Giáo viên: Bằng những việc làm cụ thể, Lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình. Tác giả đã dành đoạn văn cuối cùng để đặc tả cái chết của Lão Hạc ? Hãy tìm đoạn văn có những chi tiết miêu tả cái chết của Lão Hạc? - “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên.” ? Để đặc tả cái chết của Lão Hạc, tác giả sử dụng liên tiếp các từ tượng hình và từ tượng thanh: vật vã, rã rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo. Theo em điều này có tác dụng gì? - Tạo hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm của Lão Hạc. - Làm cho người đọc cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của Lão Hạc. ? Em có nhận xét gì về cái chết của Lão Hạc qua các từ ngữ tượng hình, tượng thanh trên? - Cái chết của Lão Hạc thật dữ dội, thê thảm ? Theo em một người đã tự đầu độc để chết, để giữ mảnh vườn cho con; một người quyết dành dụn cho ngày chết của mình những đồng tiền ít ỏi, thì đó là một con người có phẩm chất nào? - Có ý thức cao về lẽ sống (chết trong còn hơn sống đục) - Trọng danh dự làm người hơn cả sự sống. ? Cái chết đau thương của Lão Hạc được mang tính chất bi kịch Nếu gọi tên bi kịch của Lão Hạc thì em sẽ chọn cách gọi nào dưới đây? - Đó là bi kịch của sự đói nghèo. - Đó là bi kịch của tình phụ tử. - Đó là bi kịch của phẩm giá làm người Tại sao em chọn cách đó? (Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận) - (Học sinh thảo luận để trả lời) + Có thể chọn cả ba cách. + Có thể chọn từng cách. ? Theo em bi kịch của Lão Hạc có tácdụng như thế nào đến người đọc? - Tình cảm xót thương. - Lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất của người nông dân lao động. - Giáo viên: Khi nghe Sinh Tư nói về Lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời “thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông giáo lại nghĩ “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác ? Em hiểu những ý nghĩ đó của nhân vật ông giáo như thể nào? - Cuộc đời thật đáng buồn, vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như Lão Hạc thành kẻ ăn trộm cắp như Sinh Tư. Đàng buồn vì đáng để ta thất vọng. - Cái nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện như Lão Hạc đành phải chết vì không tìm ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày. - Cuộc đời không hẳn đáng buồn vì không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện như Lão Hạc, để ta có quyền hy vọng, tin tưởng ở con người. ? Những ý nghĩ đó nói thêm với ta điều cao quý nào trong tâm hồn nhân vật ông giáo? - Trọng nhân cách. - Không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người. Tổng kết ? Học xong chuyện ngắn này, em thấy cái hay về nội dụng của truyện ở điểm nào? + Nội dung của truyện đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo: * Cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của người nông dân. * Khẳng định phẩm chất đáng quý ở người nông dân. * Ngầm lên án xã hội thực dân nửa phong kiến. ? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” + Nghệ thuật: * Kể chuyện kết hợp với miêu tả và bc * Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật * Các kể chuyện tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất. Ngày soạn: 01/09/2006 Ngày dạy: 13/09/2006 Tiết 15 từ tượng thanh, từ tượng hình I-Mục tiêu: giúp HS: - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng dơn giản. - Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học, như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ hoán dụ, nhân hoá… giúp ích cho việc học văn và làm ngữ văn. II- Chuẩn bị: Đèn chiếu, giấy trong, bút dạ.... III- Tiến trình lên lớp: A- ổn định tổ chức. B- Kiểm tra: ? Thế nào là từ có nghĩa rộng, thế nào là từ có nghĩa rộng? - GV kiểm tra kết hợp việc làm bài của học sinh. C- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I) Thế nào là trường từ vựng? 1. Ví dụ: - GV chiếu đoạn trích trong SGK lên bảng, yêu cầu học sinh đọc, chú ý các từ in đậm, sau đó trả lời các câu hỏi: - (HS đọc.) ? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay thực vật? - Là các từ chỉ người. - Biết được điều đó vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định. ? Vậy nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì? - Chỉ các bộ phận của cơ thể con người. BT6/23/SGK: - GV gợi ý: + Đọc kĩ đoạn thơ để nắm được nội dung. + Các từ trên vốn thường dùng ở lĩnh vực quân sự nhưng ở đây được dùng để nói về lĩnh vực nào? - Các từ chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn dĩ thuộc lĩnh vực quân sự- trường từ vựng quân sự. Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyễn nghĩa, dùng để nói về lình vực nông nghiệp, thuộc trường từ vựng nông nghiệp. D- Củng cố. * BT1: Lập các trường từ vựng nhỏ về người: E- Hướng dẫn về nhà. - Làm các bài tập còn lại. - Học thuộc nội dung bài học. - Soạn bài tiếp theo. Ngày soạn: 02/09/2006 Ngày dạy: 15/09/2006 Tiết 7 Bố cục của văn bản I-Mục tiêu: giúp HS: - Nắm được bố cục văn bản , đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài. - Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. II- Chuẩn bị: - Đèn chiếu, giấy trong… III- Tiến trình lên lớp: A- ổn định tổ chức. B- Kiểm tra: ? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào? C- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I)Bố cục của văn bản . 1- Ví dụ: văn bản Người thầy đức cao vọng trọng. - GV yêu cầu HS đọc văn bản - (HS đọc.) III- Luyện tập D- Củng cố. - GV yêu cầu Hs đọc lai nội dung Ghi nhớ trong SGK. - (Học sinh đọc). - GV khái quát lại toàn bài. E- Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc lòng mục Ghi nhớ/SGK. - BT: Phân tích bố cục của văn bản Rừng cọ quê tôi. Gợi ý: + Xác định ba phần của văn bản: MB, TB, KB. + Nhận xét về cách trình bày, sắp xếp ý trong phần thân bài của văn bản .

File đính kèm:

  • docVan 8 bai 4.doc
Giáo án liên quan