Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 4 Tiết 13,14 Viết bài tập làm văn số 1

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

 - Ôn lại kiểu bài tự sự đã học lớp 6 , có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7 .

 2. Kỹ năng :

 - Luyện tập viết bài văn và đoạn văn .

 3. Thái độ :

 - Nghiêm túc trong làm bài.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Bài cũ: không kiểm tra.

 2. Bài mới :

 - GV ghi đề lên bảng.

 -Quán triệt HS làm bài nghiêm túc.

 -HS làm bài.

 -Hết giờ GV thu bài.

 * ĐỀ BÀI Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .

 * Yêu cầu về kỹ năng :

 -Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

 -Bố cục bài làm chặt chẽ.

 -Văn có cảm xúc, hình ảnh.

 * Yêu cầu về kiến thức

 - Xác định ngôi kể : thứ nhất

 -Cần làm rõ, sống động kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học của mình ( hồi ức về ngày đầu tiên đi học của em : không gian, thời gian, hình ảnh ngôi trường, bạn bè, thày cô, cảm xúc của cha mẹ và em trong ngày đầu tiên đi học )

 * Gợi ý:

 1. Mở bài:

 - Giới thiệu tình huống gợi nhớ đến kỉ niệm ( do chứng kiến các em lớp 1 đi học, hay do tiếng trống ngày khai trường, .)

 - Nêu tên kỉ niệm, ngày đầu tiên đi học và cảm xúc khi nhớ về kỉ niệm ấy như thế nào ?

 2. Thân bài:

 - Kể và tả lại không khí ngày khai trường trong cảm xúc lần đầu tiên được chứng kiến cảnh đó của cậu học trò lớp 1.

 - Ai là người đưa em đến trường ngày đầu tiên ? Không khí sân trường và cảnh sắc như thế nào ?

 - Cảm xúc của em lần đầu tiên tách rời mẹ vào chổ ngồi mới lạ của học sinh lớp 1 để dự lễ khai giảng ra sao ?

 - Buổi khai giảng em cảm nhận các sự việc như thế nào? Ô giáo đón em bằng những cử chỉ than mật ra sao ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 4 Tiết 13,14 Viết bài tập làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 8A3 (10/ 9/2013)………………………………………….. 8A6 (9 / 9/2013)…………………………………………. 8A9 (10/9/2013 )…………………………………………. TUẦN 4 TIẾT 13,14 Tập làm văn : I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Ôn lại kiểu bài tự sự đã học lớp 6 , có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7 . 2. Kỹ năng : - Luyện tập viết bài văn và đoạn văn . 3. Thái độ : - Nghiêm túc trong làm bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Bài cũ: không kiểm tra. 2. Bài mới : - GV ghi đề lên bảng. -Quán triệt HS làm bài nghiêm túc. -HS làm bài. -Hết giờ GV thu bài. * ĐỀ BÀI Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học . * Yêu cầu về kỹ năng : -Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. -Bố cục bài làm chặt chẽ. -Văn có cảm xúc, hình ảnh. * Yêu cầu về kiến thức - Xác định ngôi kể : thứ nhất -Cần làm rõ, sống động kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học của mình ( hồi ức về ngày đầu tiên đi học của em : không gian, thời gian, hình ảnh ngôi trường, bạn bè, thày cô, cảm xúc của cha mẹ và em trong ngày đầu tiên đi học ) * Gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu tình huống gợi nhớ đến kỉ niệm ( do chứng kiến các em lớp 1 đi học, hay do tiếng trống ngày khai trường,….) - Nêu tên kỉ niệm, ngày đầu tiên đi học và cảm xúc khi nhớ về kỉ niệm ấy như thế nào ? 2. Thân bài: - Kể và tả lại không khí ngày khai trường trong cảm xúc lần đầu tiên được chứng kiến cảnh đó của cậu học trò lớp 1. - Ai là người đưa em đến trường ngày đầu tiên ? Không khí sân trường và cảnh sắc như thế nào ? - Cảm xúc của em lần đầu tiên tách rời mẹ vào chổ ngồi mới lạ của học sinh lớp 1 để dự lễ khai giảng ra sao ? - Buổi khai giảng em cảm nhận các sự việc như thế nào? Ô giáo đón em bằng những cử chỉ than mật ra sao ? - Kể về buổi học đầu tiên: Cô trò làm quen ra sao ? Ấn tượng của em về cô giáo và lớp học như thế nào ?Kỉ niệm sâu đậm nhất về giờ học đầu tiên là gì ? 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học. * Yêu cầu. - Bài viết phải có bố cục 3 phần cụ thể, rõ ràng, cân đối. - Đúng thể loại văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Kỉ niệm phải xuất phát từ cảm xúc chân thành, không khuôn mẫu sáo rỗng. - Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề đặt ra ( dàn bài). - Giữa các phần có sự lien kết chặt chẽ ( nội dung và hình thức). * Thang điểm. - 8 – 10đ: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra, có sự sáng tạo hợp lí. - 6.5 – 7.5 đ: Đáp ứng từ 2/3 yêu cầu đặt ra, có sang tạo hợp lí. - 5-6 đ: Đáp ứng ½ yêu cầu đặt ra, còn mắc nhiều lỗi trong diễn đạt. - 3.5 -4.5 đ: Đúng thể loại, diễn đạt yếu và chưa có định hướng cụ thể cho bài viết. - Từ 0.5-3 đ: Bài viết xa đề hoặc lan man khó hiểu. Nếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, giáo viên sẽ cân nhắc để chấm. Lưu ý : trên đây là những định hướng chung, GV tùy vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm một cách chính xác, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; không hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt 4 . Hướng dẫn tự học : -Viết lại bài tập làm văn này để nắm chắc hơn về kiến thức văn tự sư, biểu cảm đã học. . IV. RÚT KINH NGHIỆM …… …… ************************************************************************* LỚP 8A3 (9/ 9/2013)………………………………………….. 8A6 (10 / 9/2013)…………………………………………. 8A9 (12/9/2013 )…………………………………………. TUẦN 4 TIẾT 15Tập làm văn: I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Sự liên kết giữ các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn. - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản 2. Kỹ năng : - Nhận biết từ, sử dụng được các câu, các từ có chức năng , tác dụng liên kết các đoạn trong 1 văn bản. * Kỹ năng sống : -Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng về liên kết doạn văn trong văn bản -Ra quyết định: lựa chọn cách liên kết đoạn văn trong văn bản 3. Thái độ : - Có ý thức liên kết các đoạn văn trong văn bản.. II.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách liên kết đoạn văn trong văn bản -Thực hành viết tích cực : tạo lập các đoạn văn có sự liên kết. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động (5’): 1.Bài cũ: ? Thế nào là đoạn văn trong văn bản ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Trong quá trình tạo lập văn bản, khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, ta cần phải thể hiện các phương tiện liên kết. Ngoài thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng có dụng gì ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 2(15’). Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb. HS : Đọc thầm 2 văn bản ở mục I . 1,2 trong sgk ? Hai đoạn văn ở mục I . 1 có mối liên hệ gì không ? Tại sao ? (đoạn 1 tả cảnh …tựu trường. Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đấy . - Hai đoạn văn này tuy cùng viết về về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau . Theo lô- gíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường . Bởi vậy , người đọc sẽ hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau . ? Nhận xét hai đoạn văn ở mục I . 2 ? * HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. ? Cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì ?(Taọ sự gắn bó giữa 2 đoạn văn ). ? Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm , hai đoạn văn đã liên kết với nhau ntn? - Từ “ đó” tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước . Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau , làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch . HS: Thảo luận nhóm 2 phút. ? Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của nó trong vb ? ( HSTL) Gọi hs đọc mục I .1 sgk ? Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 vd a, b, d ? ? Các từ liên kết đoạn đó thường đứng ở vị trí nào ? ? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng vd ? ( d a : quan hệ liệt kê ; vd b : quan hệ tương phản ,đối lập ; vd d : quan hệ tổng kết , khái quát ) * GV yêu cầu hs đọc lại 2 đoạn văn ở mục I . 2 ? Từ đó thuộc từ loại nào ? Kể thêm một số từ cùng từ loại với từ đó ? ? Trước đó là thời điểm nào ? Tác dụng của từ đó ? (HSTLN) - Từ đó là chỉ từ . Một số từ cùng loại : này , kia , ấy , nọ . Trước đó là thời quá khứ , còn trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người là thời hiện tại . - Liên kết 2 đoạn văn GV: Yêu cầu hs đọc thầm mục II . 2 ? Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ? - Ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy . ? Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ? (HSTLN) - Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách cho mà đi học trong đoạn văn trên ? Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác chúng ta phải làm như thế nào ? HS : Đọc ghi nhớ * HOẠT ĐÔNG 4(20’). Hướng dẫn học sinh luyện tập. ? Nêu yêu cầu bài tập 1 ? ? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? HS : Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb a.Ví dụ: vd1,2/sgk/50,51 - Cụm từ trước đó mấy hôm: là phương tiện liên kết về thời gian để nối đ1 và đ2. => Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn . Chẳng hạn như xác định nhiệm vụ ( lí giải nguyên nhân , tổng kết lại sự việc …) hoặc biểu thị thời gian ( quá khứ , hiện tại => Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận , giúp cho người viết vb trình bày vấn đề một cách lô – gíc , chặt chẽ ; đồng thời giúp cho người tiếp nhận vb có thể lĩnh hội đầy đủ nội dung của vb.) b.Kết luận: Ghi nhớ 1/gk/53 2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản a.Vídụ: a,b/sgk/51 - Bắt đầu, sau khâu tìm hiểu. - Trước đó, nhưng lần này. => Là những từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn với nhau. - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác , cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng - Có thể dùng các phương tiện liên kết sau : + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết : quan hệ từ , đại từ , chỉ từ , các cụm từ thể hiện ý liệt kê , so sánh , đối lập , tổng kết , khái quát … + Dùng câu nối. b.Kết luận : Ghi nhớ 2 sgk/52 II. LUYỆN TẬP. * Bài tập 1 : Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn . a : Nói như vậy b : Thế mà c : Cũng ( đối đoạn 2 với đoạn 1 ) , tuy nhiên ( nối đoạn 3 với đoạn 2) * Bài tập 2 Chọn các từ ngữ hiặc câu thích hợp điền vào chổ trống a, Từ đó ; b, nói tóm lại c, Tuy nhiên ; d, thật khó trả lời. 4.Củng cố : GV nhắc lại nội dung phần ghi nhớ 5. Hướng dẫn tự học. * Bài học : - Học phần ghi nhớ. * Bài soạn:- Làm hết bài tập còn lại - Chuẩn bị tìm đoạn văn có chứa những từ ngữ m,à em cho rắng đó là ngôn ngữ của người nam bô hay nghe bài hát : anh ba khía. VII. RÚT KINH NGHIỆM: LỚP 8A3 (12/ 9/2013)………………………………………….. 8A6 (14 / 9/2013)…………………………………………. 8A9 (14/9/2013 )…………………………………………. TUẦN 4 TIẾT 16 Tiếng Việt. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. 2. Kỹ năng : - Nhận biết hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp. ** Kỹ năng sống : -Suy nghĩ sáng tạo : phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; đặc điẻm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết. -Giao tiếp : sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp. -Ra quyết định : sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp. -Tự nhận thức : tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền. 3. Thái độ : - Có ý thức sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. . IICÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm , cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . -Đọng não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội . -Thực hành có hướng dẫn : viết câu , đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội IIITIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1(5’) khởi động : 1. Bài cũ: ? Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản. 2 Bài mới : GV giới thiệu bài mới. - Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao . Người Bắc Bộ , người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên bên cạch sự thống nhất cơ bản đó , tiếng mỗi địa phương , mỗi tầng lớp xã hội cũng có những khác biệt về ngữ âm , từ vựng ngữ pháp . Vậy sự khác biệt đó như thế nào thì tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1(15’) hiểu chung về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. GV : Yêu cầu hs quan sát vd trong sgk. ? Hai từ bắp , bẹ đều có nghĩa là ngô , nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn ? Tại sao ? - Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân , có tính chuẩn mực văn hoá cao . ? Trong 3 từ trên từ nào là từ địa phương ? Tại sao ? - Hai từ bắp , bẹ là những từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp , chưa có tính chuẩn mực văn hoá cao. ? Vậy từ toàn dân khác từ địa phương ở điểm nào? Gv DÙNG BẢNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ TOÀN DÂN VỚI TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG. Từ ngữ địa phương có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân Từ ngữ địa phương không có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân Đồng nghĩa hoàn toàn: + Có sự khác biệt chút ít về ngữ âm : mầu sắc( Bắc Bộ )- màu sắc ( Nam bộ ); nác (TB )- nước; dĩa (NB )- đĩa. + Có sự khác hẳn về ngữ âm : mần, nỏ, mô, tê ( TB )- làm, không, kia, đâu ; heo, trái mận, té ( NB )- lợn, quả roi, ngã. -Đồng nghĩa không hoàn toàn : nón (NB) với mũ ( toàn dân ). Từ ngữ chỉ đặc sản hay cá hoạt động riêng của các địa phương : nhút, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, vú sữa, sạ (lúa ) ( NB).Đó là những từ ngữ địa phương tích cực, làm giàu thêm vốn từ ngữ toàn dân. * Bài tập nhanh + Các từ mè đen , trái thơm có nghĩa là gì ? chúng thuộc từ địa phương ở vùng nào ? - Nghĩa là vừng đen , quả dứa : Nam bộ. ? Tại sao tác giả dùng 2 từ mẹ và mợ chỉ cùng một đối tượng ? - Mẹ và mợ là hai đồng nghĩa . - Ở xã hội ta trước cách mạng thánh Tám con gọi mẹ là mợ . ? Các từ ngỗng , trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ? - Tầng lớp sinh viên thường dùng => Những từ như thế gọi là biệt ngữ xã hội. ? Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho vd minh hoạ ? * HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội. ? Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội chúng ta cần chú ý điều gì ? Tại sao ? - Cần chú ý đến đối tượng giao tiếp , tình huống` giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiểu quả cao trong giao tiếp. ? Trong các tác phẩm thơ , văn , các tác giả có thể sử dụng lớp từ này ,vậy chúng có tác dụng gì ? - Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân , tính cách của nhân vật . ? Có nên sử sụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không ? Tại sao ? - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu ? Dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội có tác dụng gì ? ? Muốn tránh lạm dụng từ địa phương chúng ta phải làm ntn? ( Ghi nhớ sgk ) * HOẠT ĐỘNG 3(20’) phần luyện tập. ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( Hs thi giữa các nhóm với nhau ) ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? HS : Suy nghĩ, lên bảng làm. GV : Nhận xét, chốt ? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Từ địa phương a. Ví dụ: vd1,2/sgk/56 - Bắp,bẹ, ngôè bắp: từ sử dụng của người miền nam, bẹ: từ sử dụng của người miền núi phía bắc. - Khác với từ ngữ toàn dân , từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định b. Kết luận: Ghi nhớ sgk/56 2. Biệt ngữ xã hội a.Vídụ: vd a, b/57 - Mợ là từ dùng cho người phụ nữ tầng lớp bình dân trong xã hội phong kiến. - Ngỗng, trúng tủ là những từ tiếng lóng , là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định . b.Kết luận : Ghi nhớ 2/57 3. Sử dụng từ địa phương , biệt ngữ xã hội a. Ví dụ: sgk/58 - Mô, bầy tui,... Tác giả sử dụng khi cần thiết và đúng ngữ cảnh. - Cần chú ý đến đối tượng giao tiếp , tính huống giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp - Trong các tác phẩm thơ , văn các tác giả có thể sử dụng lớp từ này để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân , tính cách nhân vật . - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu b. Ghi nhớ : sgk/58 II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng : ngái – xa ; chộ – thấy ; nón – mũ ; trái – quả ; chén – cái bát ; vô – vào . Bài tập 2 :Tìm một số từ của tầng lớp xã hội. - Học vẹt : học thuộc lòng một cách máy móc. - Học tủ : đoán mò một số bài nào đó để học thuộc lòng . - Xơi gậy : điểm 1 . - cáy : nhát, sợ. -.viêm màng túi : hết tiền. Bài tập 3 : Nếu dùng từ ngữ địa phương với một người ở địa phương khác hoặc với người nước ngoài biết tiếng Việt thì sẽ gây khó khăn trong giao tiếp. 4. CỦNG CỐ : GV hệ thống lại kiến thức bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC(10’) * Bài học : - Học phần ghi nhớ. - Sưu tầm một số câu ca dao, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và phương ngữ xã hội. - Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn. * Bài soạn: - Làm hết bài tập còn lại - Soạn bài tiếp theo. “ Tóm tắt văn bản tự sự”- - Câu hỏi quan trọng trong sách giáo khoa RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 4 An Giang.doc